Nhà nước cần ban hành các văn bản mang tính đồng bộ đối với tất cả các doanh nghiệp nhằm quản lý chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ của các mặt hàng nhằm ngăn chặn hàng giả, hàng nhái thương hiệu, làm ảnh hưởng tới uy tín của các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.
Cơ quan quản lý thị trường cần quản lý chặt chẽ việc mua bán, trao đổi các loại phụ tùng ô tô trên thị trường. Đồng thời có các biện pháp xử lý kịp thời với những cửa hàng kinh doanh các loại phụ tùng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng… nhằm duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật.
KẾT LUẬN
Thị trường ô tô Việt Nam hiện nay đang trong quá trình hình thành, tốc độ phát triển chưa cao nhưng cạnh tranh cũng rất khốc liệt. Tuy vậy, các doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam vẫn đạt được thành công vang dội với các thương hiệu nổi tiếng như Toyota, Ford, Honda, Daewoo…Để đạt được thành công các doanh nghiệp đã không ngừng hoạt động phục vụ nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất nhờ một phần không nhỏ vào dịch vụ sau bán hàng. Chất lượng dịch vụ sau bán hàng ngày càng phát triển và nâng cao, các doanh nghiệp luôn tìm ra những chính sách dịch vụ mới nhằm thu hút khách hàng, ngày càng tạo được niềm tin cho khách hàng.
Để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng các doanh nghiệp ngày phải hoàn thiện và phát triển các loại hình dịch vụ. bên cạnh đó về phía nhà nước cần quản lý chặt chẽ nguồn gốc của các sản phẩm phụ tùng, tránh hàng giả hàng nhái gây ảnh
hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp. nhằm làm cho thi trường ô tô Việt Nam ngày càng phát triển đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.