GIÁI PHÁP NÂNG CẤP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LÊN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Một phần của tài liệu CHỨC NĂNG, CỦA NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THỪA THIÊN HUẾ (Trang 25 - 28)

PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Tỉnh Thừa Thiên Huế ở vị trí trung độ của cả nước, là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của cả hai miền Nam - Bắc. Có thành phố Huế là đô thị trung tâm tổng hợp cấp quốc gia với chức năng là trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, y tế lớn của cả nước và là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng KTTĐ miền Trung, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng – an ninh của khu vực miền Trung và cả nước.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có vị trí chiến lược quan trọng, là đầu mối giao thông cấp quốc gia, vùng và cấp quốc tế trong tương lai gần: Nằm trên trục giao thông xuyên Bắc-Nam trục quốc lộ 1A; trục đường sắt xuyên Việt; đường Hồ Chí Minh và trục hành lang Đông Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9 qua cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị); trục quốc lộ 49 qua cửa khẩu S10 (A Đớt - Tà Vàng), S3 (Hồng Vân - Cu Tai); trục 14 B qua cửa khẩu Bờ Y, đường 18 (nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào), là các trục hành lang Đông - Tây quan trọng nối cảng Chân Mây với Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan và tiểu vùng sông Mê Kông, là một trong những cửa ngõ chính ra biển Đông; có cảng hàng không quốc tế Phú Bài, cảng biển Thuận An, cảng nước sâu Chân Mây,…

Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU về Định hướng phát triển Đô thị Tỉnh Thừa Thiên Huế, qua gần 10 năm tổ chức thực hiện, hệ thống đô thị Thừa Thiên Huế có bước phát triển vững chắc cả về không gian, kiến trúc, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và quản lý, bảo vệ môi trường cảnh quan. Kết quả đạt được như sau:

- Công tác quy hoạch phát triển đô thị được quan tâm; một số quy hoạch quan trọng thúc đẩy phát triển không gian đô thị Thừa Thiên Huế đã được xây dựng như: Quy hoạch vùng tỉnh, quy hoạch chung đô thị Huế, quy hoạch chung Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, quy hoạch tổng thể khu đô thị mới Chân Mây, quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết các thị trấn trung tâm huyện lỵ, quy hoạch thị trấn Thuận An, thị trấn Lăng Cô, thị trấn Phú Đa, thị trấn Bình Điền, thị trấn A Co - Bốt Đỏ... Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật thời kỳ đến năm 2020 đã được lập và tổ chức thực hiện theo quy hoạch.

- Hệ thống đô thị: Phấn đấu cho mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, không gian đô thị đã được mở rộng đáng kể, tòan tỉnh hiện có:

Thành phố Huế - được công nhận là đô thị loại I, có 24 phường, 3 xã.

Có 9 đô thị loại 5; trong đó, 7 đô thị là thị trấn trung tâm huỵên lỵ, 2 đô thị (Thuận An, Lăng Cô) có chức năng là thị trấn trung tâm du lịch – dịch vụ; đô thị thứ

10, đô thị Phú Đa hiện là trung tâm huyện lỵ của huyện Phú Vang, đã được tập trung đầu tư đủ điều kiện để đề nghị Chính phủ công nhận là đô thị loại V.

Sau 10 năm xây dựng, kết quả đã đạt được một số điểm khả quan. Tuy nhiên, khi xét đến các yếu tố cấu thành đô thị, tỉnh Thừa Thiên Huế còn tồn tại nhiều điểm yếu thể hiện ở bảng tổng hợp sau: TT Các yếu tố đánh giá So chuẩn đô thị loại I (Năm 2007) So chuẩn đô thị loại I (Năm 2008)

1 Chức năng Đạt chuẩn Đạt chuẩn

2 Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp Dưới chuẩn Dưới chuẩn 3 Cơ cở hạ tầng Dưới chuẩn Dưới chuẩn

3.1. Nhà ở Dưới chuẩn Dưới chuẩn

3.2. Công trình công cộng Dưới chuẩn Dưới chuẩn 3.3. Giao thông Dưới chuẩn Dưới chuẩn 3.4. Cấp nước Dưới chuẩn Dưới chuẩn 3.5. Cấp điện, chiếu sáng Dưới chuẩn Dưới chuẩn 3.6. Thoát nước Dưới chuẩn Dưới chuẩn 3.7. Thông tin liên lạc Đạt chuẩn Đạt chuẩn 3.8. VSMT đô thị Dưới chuẩn Dưới chuẩn

4 Dân số Dưới chuẩn Dưới chuẩn

5 Mật độ dân số Đạt chuẩn Đạt chuẩn

Việc thực hiện định hướng của chính phủ đến nay đã được 10 năm, và đã nhận được sự quan tâm của các bộ, các ban ngành cơ quan trung ương cũng như địa phương. Mặc dù vậy, với bảng tổng hợp trên, có thể nhận thấy tỉnh Thừa Thiên Huế

cần phải khắc phục nhiều yếu điểm. Vì vậy, sau thời gian thực tập tổng hợp và được nghiên cứu về vấn đề này, em chọn đề tài “Giải pháp nâng cấp tỉnh Thừa Thiên Huế lên Thành phố trực thuộc trung ương” để trau dồi kiến thức chuyên ngành, đóng góp một phần nhỏ vào đề án Nâng cấp tỉnh Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc trung ương của tỉnh.

Một phần của tài liệu CHỨC NĂNG, CỦA NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THỪA THIÊN HUẾ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w