Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS Vũ Kiệt huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu trường chuẩn chất lượng cao (Trang 96 - 109)

2.1. Với Bộ giáo dục và đào tạo

- Nên xây dựng lại hệ thống các trường chuyên cấp THCS mà trước đây đã xoá bỏ ở các tỉnh thành trường chất lượng cao nhằm tạo sân chơi học tập phù hợp với khả năng trình độ tư duy của các em, nếu để những học sinh có tư duy tốt cùng lớp với những học sinh tư duy kém thì rất khó trong hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh đó khó có cơ hội phát triển, cần đảm bảo sự đồng đều tương đối tư duy trong một lớp học thì mới phát huy hết hiệu quả dạy học.

- Quyết định số 959/QĐ -TTG của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt ngày 24 tháng 6 năm 2010 về “Đề án Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010-2020” đã đi vào cuộc sống, làm cơ sở pháp lí cho các tỉnh đầu tư xây dựng cho các trường chuyên và hệ thống trường chất lượng cao, song tiến độ còn chậm khó sánh ngang các trường trong khu vực như mục tiêu đề ra. BGD&ĐT cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quan tâm tăng cường tiến độ cũng như chú ý hơn đến những trường chất lượng cao với vai trò làm vệ tinh cho trường chuyên, tạo đà vững chắc cho các trường chuyên phát triển.

- Tham mưu chính phủ thực hiện phân cấp cho Hiệu trưởng về tuyển chọn, điều động, tiếp nhận giáo viên để đảm báo chất lượng cho nhà trường.

- Định hướng chỉ đạo đổi mới phương pháp sâu sắc hiệu quả hơn.

- Cải tiến qui trình đánh giá, thi cử cho phù hợp với nội dung chương trình, cấp học và thể loại cuộc thi, đặc biệt là cuộc thi học sinh giỏi quốc gia.

2.2. Với SGD Và đào tạo Bắc Ninh

- SGD&ĐT Bắc Ninh đã tham mưu với UBND tỉnh phê duyệt dự án xây dựng trường THCS Vũ Kiệt với số tiền là 140 tỉ, điều đó rất đáng phấn khởi cho thầy và trò nhà trường, song tiến độ thực hiện còn chậm so với yêu cầu (2014-2016). Vậy đề nghị SGD tham mưu các cấp chính quyền thực hiện đúng tiến độ để trường đủ cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lường dạy và học đáp ứng mục tiêu về trường chất lượng cao đặt ra.

- Sở Giáo dục đã làm tốt công tác tuyển sinh vào lớp 6 của trường THCS chất lượng cao, song công tác tuyển sinh vào trường THPT chuyên Bắc Ninh còn hạn chế do các em thích ra các trường chuyên BGD&ĐT nên làm giảm hiệu quả của dự án. Một trong những nguyên nhân là do công tác tuyên truyền về truyền thống nhà trường cho học sinh các trường chất lượng cao còn phó mặc cho cơ sở. đề nghị SGD&ĐT Bắc Ninh cần chỉ đạo sát sao hơn sự liên thông chặt chẽ hơn giữ trường THPT chuyên Bắc Ninh và 8 trường chất lượng cao trong tỉnh. Đặc biệt là công tác tuyển sinh và công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để tăng cường hiệu quả cho hoạt động dạy học.

- SGD&ĐT Bắc Ninh tăng cường vai trò cầu nối để các trường THCS chất lượng cao đi giao lưu với tỉnh bạn.

- SGD&ĐT Bắc Ninh có sư ưu tiên hơn nữa trong việc trang bị đồ dùng thiết bị dạy học cho các trường chất lượng cao trong tỉnh để nâng cao chất lượng dạy học.

- Tăng cường quản lí chỉ đạo hoạt động dạy học dưới nhiều hình thức, tổ chức nhiều các cuộc thi, tạo sân chơi bổ ích cho GV và HS các trường chất lượng cao trong tỉnh như Giao lưu toán học, hùng biện tiếng Anh, sáng tạo kĩ thuật…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3. Với Phòng giáo dục và đào tạo huyện Thuận Thành - Bắc Ninh

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên và cán bộ quản lý để nắm được thực trạng chất lượng đội ngũ trong ngành từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo cho cán bộ quản lý các trường học trong huyện nói chung và trường THCS Vũ Kiệt nói riêng. Đặc biệt là nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề cho đội ngũ giáo viên đáp ứng với công cuộc đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục hiện nay.

- Làm tốt công tác tham mưu cho sở GD-ĐT Bắc Ninh, để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên vào nguồn qui hoạch.

- Tăng cường hợp tác quốc tế và giao lưu trong nước: Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên được đi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy và quản lý ở các trường điển hình tiên tiến ở nước ngoài có nền GD phát triển, ở trong và ngoài tỉnh (đặc biệt là các trường có mô hình đào tạo giống như trường THCS Vũ Kiệt). Tạo mối liên hệ chặt chẽ với trường THPT chuyên Bắc Ninh về chuyên môn, về tuyển sinh, thực hiện tốt việc tổ chức chuyên đề trường chất lượng cao.

- Có những ưu đãi riêng cho CBGV trường THCS Vũ Kiệt hơn về kinh phí hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tỉnh như phân khai tài chính đầu năm, cơ chế thu chi riêng, giảm tiết dạy cho GV để học có thời gian nghiên cứu (vì trách nhiệm của nhà trường vừa phải đảm nhiệm chất lượng đại trà, vừa phải phụ trách chất lượng mũi nhọn cho huyện Thuận Thành).

- Làm tốt công tác tuyển dụng giáo viên theo đúng qui chế tuyển chọn giáo viên mà UBND huyện Thuận Thành đã ban hành và yêu cầu các trường tiểu học tuyên truyền cổ vũ nhằm thu hút học sinh giỏi thi lên trường THCS Vũ Kiệt. Nghiêm cấm một số trường THCS có động thái gây hoang mang cho phụ huynh để giữ học sinh giỏi cho trường mình.

2.4. Với Hiệu trưởng trường THCS Vũ Kiệt

- Như chúng ta đã biết, trong một trường học, người hiệu trưởng có một vai trò vô cùng quan trọng. Hiệu trưởng là người thay mặt nhà nước quản lý toàn diện một trường học. Điều đó cũng có nghĩa là mỗi biện pháp quản lý của hiệu trưởng thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

công hay không thành công đều có ảnh hưởng trực tiếp đến giáo viên, học sinh và toàn bộ các hoạt động của nhà trường. Chính vì vậy muốn cho các biện pháp quản lý của hiệu trưởng được giáo viên, học sinh... thực hiện và đem lại hiệu quả cao thì người Hiệu trưởng phải không ngừng phấn đấu, học tập nâng cao năng lực về mọi mặt để giáo viên trong trường thấy mình vừa là thủ trưởng nhiệt tình, kiên quyết, am hiểu công việc quản lý nhà trường, vừa là người bạn, người đồng chí chân thành, giàu kinh nghiệm sống và công tác, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

- Hiệu trưởng phải thực sự chăm lo đến công tác dạy học, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lí giáo dục, vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lý dạy học cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.

Tổ chức chỉ đạo công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng không những về kiến thức mà cả phương pháp cho giáo viên một cách thường xuyên nghiêm túc có kiểm tra đánh giá, khen chê kịp thời để tạo động lực tốt cho giáo viên vươn lên khẳng định bản thân.

- Hiệu trưởng phải thường xuyên tiến hành đều đặn việc phân tích, tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường hàng tháng, hàng kỳ, qua đó tổng kết kinh nghiệm về các mặt và giáo dục học sinh, đúc rút ra những kình nghiệm trong công tác quản lý để điều chỉnh kịp thời những sai sót và yếu kém trong công tác quản lý.

- Công tác quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng có tác dụng vô cùng to lớn, nó quyết định chất lượng đào tạo trong trường THCS Vũ Kiệt nói riêng và các trường THCS nói chung. Người Hiệu trưởng với vị trí là người đứng đầu bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm cao nhất về quản lý mọi mặt hoạt động của nhà trường, có vai trò quyết định nhất trong việc chỉ đạo, xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp, phối hợp các nguồn lực, quyết định sự thành bại của công tác quản lý nói chung trong đó có quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng nói riêng. Chính vì vậy mà người Hiệu trưởng cần thường xuyên học tập, nghiên cứu nâng cao phẩm chất, năng lực về mọi mặt, gương mẫu thực hiện trong mọi lĩnh vực có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ quản lý giáo dục nhằm ngày càng đáp ứng yêu cầu trường chuẩn chất lượng cao theo đề án 125 về phát triển trường THPT chuyên Bắc Ninh và hệ thống 8 trường chất lượng cao mà UBND tỉnh Bắc Ninh đề ra trong tình hình hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội

2. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quang Kính, Phạm Đỗ Nhật Tiến (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức (1999), Hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở, NXB giáo dục.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo thông tư số: 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), tài liệu bồi dưỡng CBQL triển khai chương trình SGK trường THPT năm 2005-2006.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chỉ thị nhiệm vụ năm học (từ năm học 2006- 2007 đến năm học 2012-2013).

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, ngày 21/10/2009 của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông. 8. Bộ giáo dục và Đào tạo (2009), Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam

2009-2020.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý,công chức nhà nước ngành giáo dục và đào tạo, Hoặc viện quản lý giáo dục, Hà Nội.

10. Các Mác và Ăng gen toàn tập (2000), Tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc(2004), Cơ sở khoa học quản lý, Tập bài

giảng lớp Cao học QLGD, Hà Nội.

12. Chỉ thị 40/CT-TW(2004), ngày 15/6/2004 của Ban Bí Thư Trung ương về “nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.

13. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010(Ban hành kèm theo quyết định số 201/2001/QĐ-TTg, ngày 28/12/2001 của Tủ tướng Chính phủ), Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

14. Thành Duy, Đặng Quốc bảo, Trần Đình Huỳnh, Hoàng Chí Bảo, Phan Hữu Tích, Nguyễn Hòa(2000). Danh nhân Hồ Chí Minh, NXB Lao động, Hà Nội.

15. Vũ Dũng(2006), Giáo trình tâm lý học quản lý, Nxb Đại học sư phạm.

16. Nguyễn Văn Đản(1997), Mối quan hệ giữa hoạt động dạy với hoạt động học trong quá trình dạy học, tạp chí Thông tin khoa học giáo dục số 63/1997.

17. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn Kiện Đại hội Đảng X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng Sản Việt Nam(2011), Văn kiện Đại hội Đảng XI, Nxb Chính trị Quốc gia - sự thật, Hà Nội.

19. Nguyễn Minh Đạo(1977), Cơ sở khoa học về quản lý, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

21. Phạm Minh Hạc(1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, NXB giáo dục, Hà Nội.

22. Nguyễn văn Hộ, Hà Thị Đức(2002), Giáo dục học đại cương, NXb Giáo dục, Hà Nội.

23. Nguyễn văn Hộ(2007), Lý luận dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

24. Nguyễn Văn Hộ (2007), Xu hướng phát triển giáo dục, Tập bài giảng lớp cao học QLGD Đại sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

25. Trần Kiểm (1997), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, Nxb giáo dục, Hà Nội.

26. Trần Kiểm (1997),Giáo trình quản lý và giáo dục, Viên khoa học và Giáo dục, Hà Nội.

27. Trần Kiểm(1997), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

28. Phạm Thanh Nghị(2004)- Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực Giáo Dục và Đào Tạo.

29. Phạm Thành Nghị - Đặng Bá Lãm (1999), Chính sách và kế hoạch trong quản lý giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

30. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1978), Giáo dục học (tập 1), NXB Giáo dục, Hà Nội.

31. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học (tập 1), NXB Giáo dục.

32. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Tập bài giảng SĐH, Trường CBQL Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

33. Phạm Hồng Quang (2007), Nghiên cứu khoa học giáo dục- một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập bài giảng lớp Cao học QLGD Đại sư phạm - Đại học Thái Nguyên. 34. Quốc hội nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

35. Nguyễn Chí Quốc, Nguyễn Thị mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương về quản lý, NXB giáo dục Hà Nội.

36. Nguyễn gia Quý (2000), Quản lý trường học và quản lý tác nghiệp giáo dục, Đề cương bài giảng, Trường CBQLGD Trung ương I, Hà Nội.

37. Phạm Văn Sơn (2013), Đổi mới quản lý giáo dục - đòn bẩy để phát triển nguồn nhân lực. Kỷ yếu hội thảo khoa học của Học viện Quản lý giáo dục, tháng8/2013, Hà Nội.

38. Trần Quốc Thành(2009), Đề cương bài giảng - Khoa học quản lý, Hà Nội.

39. Trần Quốc Thành(2003), Đề cương bài giảng - Khoa học quản lý đại cương, Hà Nội

PHỤ LỤC

Thực trạng đối mới PPDH trƣờng THCS Vũ Kiệt STT Đổi mới PPDH Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Chƣa tốt Yếu Điểm TB Thứ bậc

1 Nâng cao nhận thức về nhiệm vụ đổi mới PPGD

2 Bồi dưỡng nâng cao năng lực phương pháp cho giáo viên

3 Tổ chức hội thảo vận dụng và đổi mới phương pháp dạy học

4

Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện, kỹ thuật mới trong dạy học

5 Tổ chức thao giảng về đổi mới PPDH

Cơ sở và hình thức phân công dạy học cho đội ngũ giáo viên của hiệu trƣởng trƣờng THCS Vũ Kiệt

Khách thể khảo sát Nội dung biện pháp

CBQL Giáo viên Tổng số Số ý

kiến % Số ý kiến % Số ý kiến %

1. Căn cứ phân công dạy học: - Điều kiện hoàn cảnh

- Năng lực dạy học - Nguyện vọng cá nhân

2. Thực tế đã sử dụng hình thức phân công giảng dạy

- Chỉ dạy một nhóm lớp trong nhiều năm - Dạy mỗi năm 1 lớp

Đánh giá của khách thể về công tác bồi dƣỡng dạy học cho giáo viên trƣờng THCS Vũ Kiệt, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Khách thể khảo sát Nội dung công tác bồi dƣỡng CBQL Giáo viên Tổng số Số ý kiến % Số ý kiến % Số ý kiến %

1. Nội dung bồi dưỡng - Kiến thức dạy học - Phương pháp giảng dạy - Năng lực sư phạm 2. Lý do bồi dưỡng - Yếu về tri thức dạy học - Hạn chế về phương pháp - Kiến thức bị lạc hậu 3. Hình thức bồi dưỡng - Bồi dưỡng tại chỗ - Bồi dưỡng trong hè - Bồi dưỡng dài hạn

- Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng - Qua nghiên cứu, thi

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS Vũ Kiệt huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu trường chuẩn chất lượng cao (Trang 96 - 109)