Sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt: đặc biệt đối với Du lịch Việt Nam là ngành còn non trẻ và còn nhiều điểm yếu. Cạnh tranh giữa các điểm đến trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philiphines, Cămphuchia đang trở lên quyết liệt hơn với quy mô và tính chất mới do có yếu tố công nghệ mới và toàn cầu hóa. Sự cạnh tranh này cả về dòng vốn đầu tư và thu hút khách, cả về chất lượng và hiệu quả kinh doanh và xây dựng hình ảnh, thương hiệu quốc gia.
Ý thức văn hóa cộng đồng chưa cao: còn nhiều tình trạng ăn xin, nói tục, chửi thề,cướp giật… gây ảnh hưởng rất tới môi trường du lịch. Những yếu tố này đã góp phần dẫn đến tình trạng 90% du khách quốc tế không trở lại Việt Nam
Tính chuyên nghiệp còn thấp: Xét chung về toàn ngành thì tình trạng làm ăn chụp giựt, bỏ hủy tour vô trách nhiệm, hướng dẫn viên thiếu đạo đức nghể nghiệp… liên tục diễn ra trong thời gian, tuy ở Saigontourist hiếm có những hiện tượng này, nhưng chắc chắc bộ mặt chung sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều.
Cơ sở hạ tầng, giao thông, quy hoạch đô thị chưa khoa học, chưa chất lượng: Mặc dù Nhà nước đã có những đầu tư đáng kể, nhưng hạ tầng cơ sở của Việt Nam vẫn còn rất yếu kém. Đường xá chưa được nâng cấp nhiều, phương tiện giao thông lạc hậu và thiếu
NHÓM: 15 – DTH Trang 29
an toàn. Thường xuyên xảy ra kẹt xe ở các thành phố. Hệ thống xe lửa cũ, chậm và thiếu tiện nghi. Hàng không Việt Nam còn nhiều bất cập về thời gian cũng như chuyến bay, thường xuyên xảy ra tình trạng thay đổi giờ bay và hủy chuyến, đặc biệt đối với các chuyến bay tới các tỉnh lẻ. Những bất lợi đó đã làm giảm thời gian lưu trú cũng như chi tiêu của du khách ở Việt Nam.
Biến đổi khí hậu và tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng: Du lịch Việt Nam với thế mạnh tập trung vào biển đảo và thắng cảnh thiên nhiên sẽ đứng trước thách thức vô cùng lớn và khó lường trước ảnh hưởng của triều cường, mực nước biển dâng ở các vùng duyên hải, vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Những dị thường của khí hậu tác động trực tiếp gây khó khăn, trở ngại tới hoạt động du lịch. Trên bình diện thế giới, Việt Nam được xác định là 1 trong các quốc gia chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu bởi mực nước biển dâng. Ngoài ra ô nhiễm môi trường cục bộ, đặc biệt là ở các địa điểm du lịch nổi tiếng hàng đầu như: Vịnh Hạ long, động Phong Nha… đang trở thành mối đe dọa đối với điểm đến du lịch.
Hành lang pháp lý, thủ tục đầu tư rắc rối: tuy đã được nhà nước tạo hành lang thông thoáng hơn nhưng các thủ tục giấy tờ du lịch vào Việt Nam, các thủ tục đầu tư vào du lịch còn quá nhiều phức tap và rắc rối.
Nhu cầu du lịch thế giới và du lịch nội địa có nhiều thay đổi: hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng gắn với xoá đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch. Đồng thời đồi với thị trường nội địa mức sống ngày càng tăng, nhu cầu du lịch tăng, kèm theo đó là yêu cầu về chất lượng sản phẩm du lịch cũng phải đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao hơn của du khách nội địa.
Kinh tế bất ổn: tình trạng suy thoái hiện đang kéo dài, chậm hồi phục không chỉ riêng Việt Nam mà là cả thế giới, chính vì vậy tác động rất đến nhu cầu và điều kiện du lịch.
Sự xuống cấp của các di tích văn hóa, sự mai một dần của các truyền thống văn hóa, các lễ hội,các bản sắc: do việc khai thác quá mức mà không tu bổ hay cải tạo kịp thời, các di tích lịch sử văn hóa đang có nguy cơ xuống cấp. Các làng nghề thủ công truyền
NHÓM: 15 – DTH Trang 30
thống đang thu hẹp dần do không có sự trợ giúp hay định hướng phát triển. Tốc độ đô thị hoá thiếu qui hoạch đã nhanh chóng làm biến đổi các khu phố cổ.
PHẦN V: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 1. Chiến lược định vị thương hiệu:
Chú trọng tạo sự khác biệt, sức hút mạnh mẽ không chỉ là thiên nhiên mà phải đến từ nền tảng văn hoá, truyền thống lâu đời đậm đà bản sắc dân tộc, đây chính là xu hướng mới của du lịch quốc tế. Nhấn mạnh yếu tố ổn định chính trị.
Lựa chọn đối tác phù hợp, ít cạnh tranh ở trên cùng phân khúc nhằm liên kết xúc tiến đầu tư, tham gia hội chợ quốc tế nhằm tăng tính quy mô, không đơn độc và tạo niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế.
Cần chú trọng khảo sát kỹ các thị trường mục tiêu trước khi mở rộng các nội dung quảng bá.
Lựa chọn các đối tác và hình thức quảng bá tiết kiệm, hiệu quả.
Mở rộng mạng lưới văn phòng đại diện tại các thị trường mục tiêu hoặc liên kết với các đối tác có uy tín tại bản sứ.
2. Chiến lược hợp tác tăng vị thế cạnh tranh của toàn ngành:
Tăng cường hợp tác với các đối thủ trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
Tăng tính chủ động tham gia định hướng hoạch định các chính sách của nhà nước, không chỉ quá chú trọng đến lợi ích của chính công ty, mà cần thiết giải quyết chung các vấn nạn xã hội gây ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch.
Cần chủ động tham gia một số dự án đầu tư về tôn tạo, bảo tồn và phát triển các di sản văn hoá, thiên nhiên, phi vật thể...
3. Chiến lược về sản phẩm:
Nâng cao chất lượng các dịch vụ sản phẩm du lịch cần cả sự công nhận và chứng nhận của quốc tế.
Nắm bắt chính xác các xu hướng mới để đưa ra sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu. Rà soát và dứt khoát loại bỏ các sản phẩm thiếu hiệu quả
Khai thác sâu và đa dạng hoá các sản phẩm đặc trưng về văn hóa, bản sắc dân tộc và con người Việt Nam.
4. Chiến lược hiệu quả:
NHÓM: 15 – DTH Trang 31
Tăng cường hợp tác với các đối thủ thiếu cơ sở vật chất, nâng cao hiệu suất sử dụng phòng.
Hiệu quả phải dựa trên cơ sở thời gian lưu trú, mức chi tiêu.
Tăng cường liên kết với các địa phương, cần chủ động đề xuất tiết chế các hình thức thu phí vào địa điểm tham quan, đồng thời cân bằng nguồn thu từ chính hoạt động mua sắm của khách hàng.
Phối hợp với ngành thương mại đa dạng các điểm đến mua sắm
5. Chiến lược phát triển bền vững:
Cần sớm thí điểm mô hình khách sạn thật sự xanh, được quốc tế công nhận sẽ hỗ trợ rất lớn cho việc quảng bá thương hiệu
Chú trọng hơn nữa việc khuyến khích bảo vệ môi trường, tham gia hoạt động xã hội của du khách bằng các hành động thiết thực hơn như: sử dụng túi sinh thái, sử dụng các sản phẩm tái chế, đặt hàng và bán các sản phẩm du lịch từ các cơ sở, tổ chức nhân đạo, mở tour tham gia đi bộ, lữ hành vì môi trường, góp kinh phí cho các tổ chức nhân đạo…
6. Chiến lược về phân khúc khách hàng:
Cần xác định chính xác phân khúc khách hàng, đặc biệt là khách nội địa để có chiến lược phù hợp.
Tăng cường hoạt động hơn nữa ở phân khúc khách quốc tế ở dòng tàu biển định tuyến, với lợi thế từ vị trí địa lý.
Chú trọng hơn các hoạt động quảng bá ở thị trường nội địa, không nên lơ là làm mất vị thế cạnh tranh.
7. Chiến lược đầu tư:
Cần tăng cường việc thẩm định hiệu quả các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án trái ngành như địa ốc, văn phòng.
Giải quyết dứt điểm việc thoái vốn các hạng mục kém hiệu quả
Cần phân bổ lại nguồn vốn, giản bớt tiến độ các dự án khách sạn, khu thương mại cao cấp vì hiện thị trường đang tiến đến bảo hòa.
Tập trung hơn vào các dự án giải trí, ẩm thực
Các dự án mua lại các khách sạn ở nước ngoài, cần xem xét sự phù hợp thời điểm và hiệu quả của các dự án này.
8. Chiến lược hội nhập:
Công nghệ quản lý và tiêu chuẩn khách sạn 3 sao, 4 sao, 5 sao cần đáp ứng các chuẩn mực của tiêu chuẩn quốc tế.
NHÓM: 15 – DTH Trang 32
Yếu tố con người cũng cần chú ý trong việc phát triển công nghệ quản lý.
9. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo chuyên sâu đội ngũ quản lí, điều hành bằng các khoá học cao cấp,các chuyên đào tạo thực tế trong và ngoài nước
Thường xuyên tổ chức các cuộc thi nghề,các cuộc thi nâng bậc nghề cho nhân viên Trung tâm đào tạo nghiệp vụ du lịch của saigontourist cần chú trọng không chỉ đáp ứng tiêu chuẩn ngành nghề trong nước mà phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Xác định nhu cầu nguồn lực của ngành để sinh viên ra trường có ngay việc làm, tạo sức hút từ ngành
Phát triển đội ngũ hướng dẫn viên ngoại ngữ hiếm, nếu khó khăn cần có các chính sách thu hút nguồn nhân lực từ bên ngoài.
NHÓM: 15 – DTH Trang 33
BẢNG PHÂN CÔNG
Nội dung thực hiện Thời hạn Người thực hiện
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CTY
DV LỮ HÀNH SAIGONTOURIST 01/08/2013 Vũ Đức Hạnh
PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
BÊN NGOÀI 03/08/2013 Lê Hoàng Mạnh Đức
PHẦN III: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN CÔNG TY 07/08/2013 Phan Tấn Tuyến
PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC
CỦA CTY 09/08/2013 Mai Thị Thùy Dương
PHẦN V: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 10/08/2013 Vũ Đức Hạnh
Tổng hợp Word, Power Point, trang trí,
gởi file,…. 11/08/2013 Mai Thị Thùy Dương
Lưu ý: Tất cả thành viên thực hiện phần được phân công trên cả Word lẫn
NHÓM: 15 – DTH Trang 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Website Công ty Saigontouristhttp://www.saigon-tourist.com/
- Website Tổng cục Du lịch http://www.vietnamtourism.gov.vn/
- Sách Quản trị chiến lược của Trường Đại Học Mở, Tp. Hồ Chí Minh - Website Kênh thông tin kinh tế Việt Nam CAFEF http://cafef.vn/