Đáp ứng đặc hiệu của T-CD4+ và T-CD8+ với các kháng nguyên c, S, và polymerase trên tế bào gan gây những đợt viêm hoạt tính, tiêu hủy tế bào
gây tăng ALT. Tsai (1997) đã chứng minh có liên quan giữa phản ứng tăng
sinh của T-CD4+khi kích thích bằng HBcAg với mức độ tổn thuơng gan và hiệu quả thải trừ HBV trên bênh nhân viêm gan B cấp và mạn. Trong điều
trị bằng IFN, phản ứng tăng ALT ngay sau khởi sự điều trị cũng được lý
giải do tác dụng phục hồi của miễn dịch. Hiện tượng này không gặp khi điều trị bằng thuốc chống virút nhưLamivudine.
Đáp ứng miễn dịch của lymphô B với vắc xin cũng dẫn đến sinh kháng thể
antiHBe và antiHBs, cải thiện trình diện kháng nguyên cho T-CTL nên cũng có thể góp phần gây nên tổn thương tế bào. Như vậy, đáp ứng tế bào và thể dịch với vắc xin có thể tạo nên những đợt viêm gan bùng phát làm
tăng mạnh các transaminase.
Trong nghiên cứu này, nhóm VAC có đáp ứng sinh hóa sau 3 tháng thấp
hơn đáng kể so với nhóm VAC+LAM hay nhóm đơn trị liệu LAM (21,7% so với 38,3% và 55%, bảng 3.24). Tuy nhiên ở nhóm VAC+LAM tỷ lệ gây được đáp ứng sinh hóa đều cao hơn so với nhóm VAC (38,3 so với 21,7%
sau 3 tháng, p<0,05). Như vậy có thể lý giải rằng Lamivudine trong nhóm phối hợp đã làm giảm biểu lộ kháng nguyên của HBV nên tổn thương tế
bào cũng nhẹ hơn.
Mối liên hệ giữa đáp ứng sinh hóa và đáp ứng virút có liên quan ý nghĩa ở
hai nhóm có vắc xin (nhóm vắc xin đơn trị và nhóm vắc xin phối hợp
Lamivudine) (bảng 3.32). Vì vậy có thể dùng đáp ứng sinh hóa như một
trong nhiều tiêu chuẩn để dự báo đáo ứng điều tri cho phác đồ có sử dụng
vắc xin. Đáp ứng sinh hóa đạt được sớm và nhiều hơn nhưng không thể