Quy trình đo đạc GPS độ chính xác cao cần tính đến các yếu tố sau:

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng công nghệ gps để xác định chuyển dịch vỏ trái đất trên khu vực đứt gãy lai châu - điện biên (Trang 72 - 74)

C. Kết luận ch−ơng 2.

2. Quy trình đo đạc GPS độ chính xác cao cần tính đến các yếu tố sau:

- Sử dụng máy thu hai tần số thu đ−ợc các tín hiệu mã P1 và P2;

- Góc ng−ỡng E của tín hiệu vệ tinh so với đ−ờng chân trời đ−ợc chọn không nhỏ hơn 50. Để đáp ứng điều kiện này cần chọn vị trí điểm GPS ở nơi thoáng đãng, cách xa các vật cản để hạn chế ảnh h−ởng của hiện t−ợng đa đ−ờng truyền. Ngoài ra, khi đo đạc GPS độ chính xác cao trên các khoảng cách lớn với góc E nhỏ cần sử dụng anten máy thu thích hợp ( anten cảm kháng cao tần - choke ring) để hạn chế ảnh h−ởng của hiện t−ợng đa đ−ờng truyền ;

- Độ cao anten máy thu phải đ−ợc đo đạc với độ chính xác rất cao. Độ cao anten đ−ợc đ−a vào máy tính để xử lý dữ liệu đo GPS là độ cao từ tâm mốc đến đáy anten và đ−ợc tính theo công thức đ−ợc trình bày trong mục $2.8;

- Lựa chọn khoảng thời gian thu tín hiệu vệ tinh phù hợp để đảm bảo giải đa trị với lời giải cuối cùng (fixed);

- Với mục đích đạt hiệu quả kinh tế trong đo đạc GPS và đảm bảo xác định các vectơ baseline độc lập cần xác định số l−ợng ca đo phù hợp.

Các tính chất nêu trên đ−ợc l−u ý khi xây dựng “Quy trình đo GPS và h−ớng dẫn sử dụng các phần mềm xử lý dữ liệu đo GPS độ chính xác cao để nghiên cứu chuyển dịch của vỏ trái đất” theo nội dung nghiên cứu của đề tài này.

Ch−ơng 3. Các yêu cầu xây dựng mạng l−ới GPS phục vụ việc nghiên cứu chuyển dịch của vỏ trái đất

trên khu vực đứt g∙y.

$3.1. Một số khái niệm cơ bản về đứt gãy kiến tạo.

Kiến tạo là một lĩnh vực quan trọng của khoa học địa chất chuyên nghiên cứu cấu tạo, chuyển động, biến dạng và những quy luật phát triển của vỏ Trái Đất. Đứt gãy kiến tạo là một nội dung của nó.

Đứt gãy là sản phẩm biến dạng của đá, là một mặt hoặc một đới, mà dọc theo mặt hoặc đới ấy xẩy ra hiện t−ợng dịch chuyển song song với chúng. Hình chiếu trên mặt phẳng nằm ngang của đ−ờng cắt giữa (mặt) đứt gãy và mặt địa hình đ−ợc gọi là (đ−ờng) đứt gãy. Đ−ờng cắt này cho biết ph−ơng kéo dài trong không gian của đứt gãy. Cấu trúc một đứt gãy đ−ợc mô tả bởi góc ph−'ơng vị, h−ớng dốc và góc dốc (góc cắm). Các thông số này có thể đ−ợc đo đạc trực tiếp ngoài thực địa bằng địa bàn hoặc có thể đ−ợc xác định gián tiếp t'ừ các kết quả nghiên cứu kién tạo vật lý.

Đứt gãy chia cắt đất đá ra làm hai khối đứt gãy. Mỗi khối là một cánh của đứt gãy. Dựa vào vị trí của các khối, có thể phân loại cánh đứt gãy thành cánh treo và cánh nằm. Nếu các đứt gãy có mặt đứt gãy nằm nghiêng thì khối đá nằm trên mặt đứt gãy là cánh treo, còn khối đá nằm d−ới mặt đứt gãy là cánh nằm. Đối với các đứt gãy thẳng đứng không phân biệt cánh treo và cánh nằm.

Nếu cấu trúc đứt gãy không phải chỉ có một mặt tr−ợt mà là một đới mặt tr−ợt kèm theo các sản phẩm biến dạng khác, thì gọi là đới đứt gãy. Trong một đới đứt gãy, ngoài đứt gãy chính còn có các đứt gãy phụ.

Việc xác định chính xác trên địa hình ranh giới của đới đứt gãy cũng nh− vị trí của các đứt gãy, đặc biệt đối với đứt gãy chính, có vai trò quan trọng trong quá trình chọn vị trí chôn mốc l−ới địa động học trên thực địa.

Một số đứt gãy đ−ợc phân loại bao gồm lineamen, đứt gãy sâu, đới rift, đứt gãy biến dạng, đứt gãy tr−ợt bằng, đới tr−ợt, đứt gãy vòng...[26].

Lineamen là đới đứt gãy rất lớn, cỡ hành tinh, có bề rộng hàng chục thậm chí hàng trăm km, có lịch sử phát triển lâu dài, có biểu hiện hoạt động lặp đi lặp lại, là đới xung yếu của vỏ Trái đất, nơi sụt lún vào các thời kỳ địa chất khác nhau để tạo thành các bồn địa trầm tích, nơi vỏ Trái đất khi căng dãn thì thuận lợi cho magma thâm nhập và phún trào núi lửa, khi nén ép thì gây uốn nếp, biến dạng các đá dọc theo nó. Nhiều ý

kiến cho rằng, lineamen là sản phẩm động học do Trái đất quay xung quanh trục của nó gây nên.

Đứt gãy sâu là đứt gãy có chiều dài lớn, phát sinh rất sâu trong lòng đất, có lịch sử lâu dài, nhiều pha với h−ớng vận động khác nhau, có vai trò quan trọng trong việc hình thành các đới xâm nhập và phún trào, các dải địa máng, các dải uốn nếp, các đới sinh khoáng.

Đới rift là đới tách dãn. Cơ chế vận động của nó phụ thuộc vào sự tách dãn của vỏ Trái đất. Các cấu trúc rift điển hình th−ờng liên quan tới cấu trúc ba chạc.

Đứt gãy biến dạng là đứt gãy tr−ợt ngang lớn làm dịch chuyển các dẫy núi giữa đại d−ơng, là ranh giới tr−ợt ngang giữa các mảng mà ở đó không xẩy ra hiện t−ợng tách dãn hoặc lấn chờm. Đây là đứt gãy biến dạng phổ biến ở đại d−ơng.

Đứt gãy tr−ợt bằng là đứt gãy lớn, có hiện t−ợng dịch chuyển theo ph−ơng nằm ngang với cự ly rất khác nhau. Đứt gãy tr−ợt bằng nói chung liên quan tới các mặt có ứng suất tiếp cực đại. Nó cũng có thể có nguồn gốc từ một loại đứt gãy nào đó (không nhất thiết phải là mặt có ứng suất tiếp cực đại) tái hoạt động thể hiện tính tr−ợt bằng rõ ràng.

Đới tr−ợt, đới cắt, cắt tr−ợt hay dịch tr−ợt là đới biến dạng dẻo hoặc biến dạng dòn th−ờng xuất hiện thành đới trong khối đá không bị biến dạng. Đứt gãy do biến dạng dòn tạo nên chỉ xẩy ra đến độ sâu 10-15 km trong vỏ Trái đất. D−ới độ sâu đó, tính chất vật lý của đất đá bị biến đổi và trong điều kiện nhiệt độ và áp suất tăng lên, tính dòn của đá dần chuyển sang tính dẻo và quá trình biến dạng đàn hồi của đá có thể chuyển thành biến dạng dẻo.

Đứt gãy vòng là một dạng của cấu tạo vòng, có đặc điểm là đ−ờng ph−ơng của đứt gãy thấy đ−ợc trên bình đồ có dạng vòng tròn khép kín hoặc không khép kín, th−ờng xuất hiện thành một đới dạng sóng l−ợn theo nhau. Đứt gãy vòng có liên quan tới cấu tạo nâng dạng vòm, cấu tạo sụt lún dạng trũng núi lửa.

Dựa vào sự dịch chuyển của các cánh ng−ời ta phân chia các đứt gãy thành các loại sau:

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng công nghệ gps để xác định chuyển dịch vỏ trái đất trên khu vực đứt gãy lai châu - điện biên (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)