Các giải pháp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu giải pháp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tại công ty cổ phần gốm sứ và xây dựng cosevco (luận văn xuất sắc) (Trang 47 - 63)

2012)

3.3.2.Các giải pháp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

Giải pháp tiền lương

Đối với giám sát, đốc công, quản lý phân xưởng, công nhân sản xuất: tính lương theo ngày công làm việc. Công ty cần xây dựng bảng tính công một cách rõ ràng, chi tiết, làm căn cứ để giải thích cho người lao động khi có thắc mắc, và việc tính toán tiền lương cũng dễ dàng hơn.

Mức lương tối thiểu và mức tiền đối với những ngày làm tăng ca phải cao, tạo được sức hấp dẫn. Bên cạnh đó, phải có phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp đi lại, cơm trưa, cơm tối đối với người làm tăng ca, có hỗ trợ chi phí đi lại và tiền trợ cấp cho những người làm việc ở công trình xa nhà. Cụ thể như sau:

Đối với giám sát, đốc công, quản lý phân xưởng sản xuất, mức lương tối thiểu: 5.000.000 đồng.

Đối với công nhân sản xuất ( thợ, phụ thợ,…): mức lương tối thiểu là 2.500.000 – 3.000.000 đồng.

Quy định: Làm việc 8 giờ/ ngày, 6 ngày/ tuần.

Quy định hệ số giờ đối với người làm việc tăng ca vào các ngày bình thường trong tuần, chủ nhật và ngày lễ có sự khác nhau, cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Hệ số giờ tăng ca

Ngày thường Chủ nhật Ngày lễ

Trong giờ Tăng ca sau 5h Tăng ca sau 9h Trong giờ Tăng ca sau 5h Tăng ca sau 9h Trong giờ Tăng ca sau 5h Tăng ca sau 9h Nhân hệ số 1 1,5 2 1,5 2 3 3 4,5 5

tuần (không phải là ngày chủ nhật hoặc ngày lễ) thì, nếu tăng ca sau 5 giờ chiều, số giờ tăng ca sẽ được nhân hệ số 1,5, còn tăng ca sau 9 giờ đêm thì số giờ tăng ca sẽ được nhân với hệ số 2, làm tương tự nếu ngày tăng ca thuộc vào ngày chủ nhật hoặc ngày lễ.

Sau khi nhân số giờ tăng ca với hệ số, tiếp tục tiến hành quy đổi giờ đó ra thành ngày công bằng công thức sau:

Ngày công = (Số giờ tăng ca)/ 8

Công nhân nghỉ phép, nghỉ bù, nghỉ lễ vẫn được tính lương bình thường, số ngày lễ tùy thuộc vào các tháng trong năm.

Công ty có hỗ trợ tiền cơm trưa và cơm tối cho người lao động, để họ không phải mất công di chuyển sau giờ làm việc, tiết kiệm thời gian nghỉ ngơi. Chế độ cơm tối được áp dụng đối với người lao động làm tăng ca từ 3 giờ trở lên.

Các chế độ hỗ trợ được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2: Các trợ cấp cho nhân viên

Chế độ Số tiền

Ăn trưa 20.000/ bữa

Ăn tối 20.000/ bữa

Trợ cấp đi lại 25.000/ ngày

Trợ cấp công trình xa nhà 20% (tổng lương tháng)

Tiền trách nhiệm 500.000/ người/tháng

Trong đó:

Tổng lương tháng =

Tổng thu nhập trong tháng của người lao động sẽ được tính như sau:

Tổng thu nhập = Tổng lương tháng + trợ cấp công trình xa nhà + trợ cấp đi lại + tiền ăn trưa + tiền ăn tối

Người lao động sẽ phải nộp bảo hiểm xã hội bằng 85% mức lương tối thiểu. Hằng tháng, người lao động có thể ứng trước tiền lương của mình 1 lần.

Bảng chấm công, bảng tổng ngày công và bảng lương chi tiết sẽ được đính kèm ở phần phụ lục.

Sau đây là ví dụ cụ thể minh họa cho cách tính lương đã trình bày phía trên:

Bảng 3.3: Bảng chấm công tháng 04/20XX (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày công quy định: 25 ngày Số ngày lễ: 1 ngày

Họ

Tên Công Việc PhậnBộ

Ngày thường Chủ nhật Lễ Trong giờ Sau 5 giờ Sau 9 giờ Trong giờ Sau 5 giờ Sau 9 giờ Trong giờ Sau 5 giờ Sau 9 giờ Nhân hệ số 1 1.5 2 1.5 2 3 3 4.5 5 Lê Vi Quản Lý mẫuTạo 24 19.5 4 2,25 8 6 3 9 0 Đỗ Bảo Thợ Ép 25 22.5 6 1,5 8 6 3 18 5

Trong bảng trên, số giờ tăng ca trong các ngày đã được nhân với hệ số tương ứng.

Ví dụ 1:

Lê Vi: Vào các ngày thường trong tháng, anh có tổng cộng 13 giờ làm tăng ca sau 5 giờ chiều, như vậy, 13 giờ làm tăng ca đó sẽ được nhân với hệ số 1,5 và tuy anh chỉ làm tăng ca 13 giờ nhưng được hưởng tiền công 19,5 giờ. Tương tự đối với các ngày tăng ca khác. Quản lý và nhân viên đều có hệ số giờ tăng ca như nhau.

Bảng 3.4: Bảng tổng ngày công tháng 04/20XX Họ Tên Ngày thường Chủ nhật Lễ Cộng Số ngày có cơm trưa Số ngày có cơm tối Tron g giờ Sa u 5 giờ Sau 9 giờ Tron g giờ Sau 5 giờ Sau 9 giờ Tron g giờ Sau 5 giờ Sau 9 giờ Lê Vi 24 2,4 4 0,5 2,25 1 0,75 3 1,13 0 36,1 26 3 Đỗ Bảo 25 2,8 1 0,75 1,5 1 0,75 3 2,25 0,63 37,7 27 4

Tất cả các giờ tăng ca đều được quy đổi thành ngày công để dễ dàng trong việc tính toán. Bảng trên thể hiện các giờ làm việc đã được quy đổi. Công thức quy đổi như sau:

Ngày công = (Số giờ tăng ca)/ 8 Ví dụ 2:

ngày công mà anh ta được hưởng là:

19,5/8 = 2,44 (ngày)

Sau khi quy đổi giờ lao động ra thành ngày công lao động. Ta tiến hành tính tổng ngày công lao động của mỗi nhân viên trong tháng. Ở đây, ta thấy Lê Vi có 36,1 ngày công trong tháng và Đỗ Bảo có 37,7 ngày công trong tháng.

Số ngày được hưởng trợ cấp đi lại và cơm trưa là tổng số ngày công bình thường và số ngày công tăng ca vào chủ nhật và ngày lễ. Nếu nhân viên nghỉ ngày chủ nhật và nghỉ lễ thì không được hưởng các khoản trợ cấp này đối với những ngày nghỉ đó.

Những ngày được hưởng cơm tối là các ngày nhân viên làm tăng ca trên 3 giờ/ngày.

Mức lương tối thiểu mà Lê Vi (quản lý) được nhận: 5.000.000 đồng/tháng. Ngoài ra, trong tháng Lê Vi còn được hưởng trợ cấp trách nhiệm 500.000 đồng.

Mức lương tối thiểu mà Đỗ Bảo (nhân viên) được nhận : 3.000.000 đồng/tháng. Ta có công thức tính tổng lương tháng của mỗi nhân viên như sau:

Tổng lương tháng =

Theo cách tính trên, ta có tổng lương tháng của mỗi nhân viên như sau: Lê Vi:

Tổng lương tháng = = 7.636.538 đồng Đỗ Bảo:

Tổng lương tháng = = 4.350.000 đồng

Bảng 3.5: Các trợ cấp của nhân viên trong tháng 04/20XX

Họ Tên Trợ cấp công trình xa nhà Trợ cấp đi lại Trợ cấp ăn trưa Trợ cấp ăn tối

Lê Vi 1.527.308 650.000 520.000 60.000

Đỗ Bảo 870.000 675.000 540.000 80.000

Trợ cấp công trình xa nhà = Tổng lương 20%

Ta có số tiền trợ cấp của 2 nhân viên như sau: Lê Vi: 7.636.538 20% = 1.527.308 (đồng) Đỗ Bảo: 4.350.000 20% = 870.000 (đồng)

Như vậy, số tiền trợ cấp của 2 nhân viên như sau: Lê Vi: 25.000 26 = 650.000 (đồng)

Đỗ Bảo: 25.000 27 = 675.000 (đồng)

Trợ cấp ăn trưa = 20.000 Số ngày được hưởng cơm trưa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vậy, số tiền 2 nhân viên được nhận là: Lê Vi: 20.000 26 = 520.000 (đồng) Đỗ Bảo: 20.000 27 = 540.000 (đồng)

Trợ cấp ăn tối = 20.000 Số ngày công được hưởng cơm tối

Vậy, số tiền mà 2 nhân viên được hưởng là: Lê Vi : 20.000 3 = 60.000 ( đồng) Đỗ Bảo : 20.000 4 = 80.000 (đồng)

Tổng thu nhập trong tháng của người lao động sẽ được tính như sau:

Tổng thu nhập = Tổng lương tháng + trợ cấp công trình xa nhà + trợ cấp đi lại + tiền ăn trưa + tiền ăn tối

Như vậy, tổng thu nhập của 2 nhân viên sẽ là: Lê Vi:

Tổng thu nhập = 7.636.538 + 1.527.308 + 650.000 + 520.000 + 60.000 = 10.393.846 đồng

Đỗ Bảo:

Tổng thu nhập = 4.350.000 + 870.000 + 675.000+ 540.000 +80.000 = 6.515.000 đồng

Người lao động sẽ phải nộp bảo hiểm xã hội bằng 85% mức lương tối thiểu.

Như vậy, số tiền bảo hiểm mà 2 nhân viên trên phải nộp là: Lê Vi: 5.000.000 85% = 425.000 đồng

Đỗ Bảo: 3.000.000 85% = 255.000 đồng

Nói chung, theo cách tính tiền lương theo ngày công này, ngoài mức lương tối thiểu khá cao, người quản lý được nhận tối thiểu là 5000.000 mỗi tháng, công nhân sản xuất được nhận lương tối thiều 2.500.000 mỗi tháng, nếu tính thêm tất cả các khoản trợ cấp về ăn uống, đi lại,…thì mức lương trung bình của người lao động không dưới 4.000.000 đồng/ tháng. Mức giá cả ở khu vực Đồng Hới chỉ ở mức độ trung bình, với thu nhập như trên, người lao động hoàn toàn có thể đảm bảo trang trải cuộc sống hằng ngày của mình, yên tâm công tác. Các chính sách hỗ trợ về đi lại, ăn uống,…thể hiện cho người lao động thấy sự quan tâm của công ty đến chất lượng cuộc sống nhân viên của mình, đó là một yếu tố khích lệ tinh thần làm việc và cống hiến cho công ty.

Giải pháp tiền thưởng

trong công ty dưới hình thức khen thưởng thường xuyên.

Xây dựng khung tiền thưởng phải đủ sức hấp dẫn để kích thích người lao động phấn đấu để giành được phần thưởng, bên cạnh đó, các chỉ tiêu, yêu cầu để được thưởng cũng phải rõ ràng, minh bạch để người lao động tiện theo dõi và phấn đấu.

Nguyên tắc khen thưởng: Công tác khen thưởng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

• Công khai, chính xác, công bằng, kịp thời

• Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng. • Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng • Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất

Hình thức thưởng: Thưởng bằng tiền mặt

Thưởng bằng hiện vật

Thưởng bằng khen, cờ thi đua,…

Loại hình khen thưởng:

Khen thưởng thường xuyên: Khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công việc, góp phần mang lại lợi ích về kinh tế hoặc góp phần nâng cao hiệu quả công việc của bộ phận, nâng cao uy tín, hình ảnh của Công ty.

Thời gian thực hiện:

Mỗi năm một lần, thực hiện đánh giá khen thưởng, thời gian đánh giá xếp loại thực hiện từ đầu tháng 11, kết thúc vào 25/11 hàng năm.

Quy trình thực hiện khen thưởng

B1: Thành lập Hội đồng thi đua, khen thưởng

• Thành lập Hội đồng thi đua, khen thưởng với các chức danh: Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Thành viên.

• Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thi đua, khen thưởng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tổ chức và chỉ đạo phong trào thi đua khen thưởng trong Công ty, đảm bảo phong trào đi đúng hướng và có hiệu quả.

+ Đề ra chỉ tiêu xét thưởng, triển khai thực hiện đánh giá trong toàn Công ty, tiến hành xét thưởng, thưởng cho các cá nhân, tập thể trong Công ty.

B2: Quy định đối tượng và chỉ tiêu xét thưởng

• Đối tượng lao động gián tiếp (nhân viên văn phòng, cán bộ quản lý,…); có thời gian công tác tại Công ty từ 06 tháng trở lên. Các tiêu chuẩn và thang điểm được xây dựng trong bảng sau:

(Bảng chỉ tiêu và thang điểm đánh giá khen thưởng chi tiết nhân viên gián tiếp sản xuất được trình bày ở phụ lục 04)

Bảng 3.6: Tiêu chí và thang điểm đánh giá khen thưởng nhân viên gián tiếp sản xuất

TT TIÊU CHÍ Điểm tối đa

I GƯƠNG MẪU 40

1 Chấp hành pháp luật, thực hiện tốt nội quy, quy chế của cơ quan 5 2 Tham gia đầy đủ các buổi họp, báo cáo của công ty 5

3 Hoàn thành nhiệm vụ được giao 10

4 Có lối sống lành mạnh, quan hệ tốt với đồng nghiệp, có ý thức xây dựng tinh thần đoàn kết trong

cơ quan 5

5 Tiết kiệm, có ý thức bảo vệ của công 5

6

Tích cực tham gia các phong trào thi đua sản xuất; các hoạt động xã hội, văn, thể, mĩ do cơ quan phát

động 5

7 Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, đào tạo do công ty tổ chức 5

II SÁNG TẠO 40

1 Hoàn thành công việc đúng và vượt thời gian 10 2 Làm việc có sáng kiến, sáng tạo, luôn có phương pháp làm việc phù hợp để đem lại hiệu quả cao

trong công việc. 10

3 Tham gia nghiên cứu, đổi mới công nghệ, máy móc, sản phẩm,…để nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt

động kinh doanh. 10

4 Có đóng góp ý kiến, đề xuất, tham mưu tốt. 10

III TẬN TỤY 20

1 Không quản ngại gian khổ, khó khăn 5

2 Nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện công việc được giao 10 3 Không lợi dụng vị trí, chức vụ để vụ lợi cho bản thân 5

TỔNG ĐIỂM 100

Quy định điểm thưởng:

+ Có bằng khen của Ngành (+ 20 điểm), Tỉnh (+20 điểm), Bộ : (+30 điểm)

• Đối với lao động sản xuất trực tiếp (công nhân,…); có thời gian làm việc tại Công ty từ 06 tháng trở lên. Các chỉ tiêu và thang điểm đánh giá được xây dựng trong bảng sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Bảng chỉ tiêu và thang điểm đánh giá khen thưởng chi tiết nhân viên trực tiếp sản xuất được trình bày ở phụ lục 05)

Bảng 3.7: Chỉ tiêu và thang điểm đánh giá khen thưởng nhân viên trực tiếp sản xuất

TT CHỈ TIÊU Điểm tối đa

I GƯƠNG MẪU 45

1 Chấp hành pháp luật, thực hiện tốt nội quy, quy chế của cơ quan 5 2 Hoàn thành kế hoạch sản xuất (đạt định mức sản phẩm theo kế hoạch). 20

3 Có lối sống lành mạnh, quan hệ tốt với đồng nghiệp, có ý thức xây dựng tinh thần đoàn kết trong

cơ quan 5

4 Tiết kiệm, có ý thức bảo vệ của công 5

5 Tích cực tham gia các phong trào thi đua sản xuất; các hoạt động xã hội, văn, thể, mĩ do cơ quan phát

động 5

6 Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, đào tạo do công ty tổ chức 5

II NĂNG SUẤT 40

1 Đảm bảo ngày công lao động 10

2 Đảm bảo chất lượng sản phẩm 10

3 Hoàn thành kế hoạch vượt định mức 10

4 Có phương pháp sản xuất sáng tạo, đạt năng suất cao. 10

1 Không quản ngại gian khổ, khó khăn 5 2 Nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện công việc được giao 10

TỔNG ĐIỂM 100

B3: Xếp loại và công nhận

Thang điểm chấm là 100 điểm. Xếp loại:

Đạt từ 90 điểm trở lên: Xuất sắc Đạt từ 70 đến 89 điểm: Tiên tiến Đạt từ 50 đến 69 điểm: Trung bình Đạt dưới 50 điểm: Yếu kém

Việc chấm điểm và xếp loại phải được tiến hành theo trình tự các bước sau:

Trưởng bộ phận là người tiến hành chỉ đạo, điều hành cho tập thể đánh giá lẫn nhau dựa vào hệ thống tiêu chuẩn đã xây dựng.

B4: Thực hiện phát thưởng

Tổ chức lễ tuyên dương, phát thưởng vào ngày 31/12 hàng năm, có sự tham gia của Ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên

Mức tiền thưởng trên mỗi cá nhân:

Xuất sắc Tiên tiến

Lao động gián tiếp 7.000.000 đồng 5.000.000 đồng Lao động trực tiếp 6.000.000 đồng 4.000.000 đồng Với chương trình khen thưởng thường niên, có bài bản, dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn và thang điểm cụ thể, mỗi cá nhân có thể tự đánh giá bản thân mình để hoàn thiện hơn, tập thể đánh giá lẫn nhau theo một quy chuẩn rõ ràng tạo nên sự công bằng, minh bạch. Tổ chức tuyên dương, phát thưởng không những tạo được tinh thần phấn đấu, thi đua cho nhân viên, nhằm cải thiện năng suất làm việc mà còn là một nét đẹp văn hóa của Công ty.

Giải pháp đào tạo và phát triển

Theo định hướng chung của Công ty giai đoạn 2013 – 2015, lấy việc sản xuất gạch men làm trọng tâm để tạo ra lợi nhuận, đa dạng hóa sản phẩm gạch, thiết kế mẫu mã đẹp hơn, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, vì vậy mục đích của giải pháp này đó là phát hiện và đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân sản xuất gạch tại Công ty, họ là lực lượng chốt yếu, trực tiếp tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo

Định kỳ hằng năm sẽ tiến hành đánh giá nhu cầu đào tạo, giám sát, đốc công,

Một phần của tài liệu giải pháp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tại công ty cổ phần gốm sứ và xây dựng cosevco (luận văn xuất sắc) (Trang 47 - 63)