Kỹ thuật trồng trọt

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY DƯỢC LIỆU ( DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT, KHOA HỌC CÂY TRỒNG) (Trang 33 - 48)

- Bệnh hại

5.4.4.Kỹ thuật trồng trọt

5.4.4.1. Chọn vùng trồng

Đất trồng atiso cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Đất trồng phải sạch, không ô nhiễm môi trường.

- Khu trồng không gần nơi đổ rác thải khu dân cư, rác thải công nghiệp. - Đất trồng không chứa các tồn dư độc hại của thuốc bảo vệ thực vật.

5.4.4.2. Giống

* Phương pháp hữu tính (trồng bằng hạt)

- Dạng này không thông dụng, thường chỉ áp dụng trong các cơ quan nghiên cứu để lai tạo giống ban đầu. Tuy nhiên, nếu dùng giống F1 tốt thì sẽ có hiệu quả cao.

- Thời vụ gieo hạt từ tháng 2 - 4 hàng năm.

- Chọn hạt tốt, loại bỏ hạt lép. Ngâm hạt vào dung dịch: Zineb hoặc KMnO4 1% để xử lý trước khi gieo. Đất và phân hữu cơ hoai mục trộn theo tỷ lệ 1:3. Khi cây con lên bón thúc phân DAP và NPK 16:16:8:13. Phun xịt các loại thuốc sâu bệnh thông thường theo định kỳ để phòng trừ dịch hại. Tốt nhất nên sử dụng vườn ươm có mái che.

* Phương pháp vô tính (cấy mô)

- Ưu điểm cây sạch bệnh, sinh trưởng mạnh, đồng đều và sản xuất nhanh một số lượng cây giống nhiều, nhưng hiện chưa được áp dụng phổ biến ở nước ta.

- Phương pháp tách cây con từ gốc cây mẹ hiện nay đang được áp dụng nhiều tại Đà Lạt. Cây con được tách từ cây mẹ đã được chọn lựa đạt tiêu chuẩn tốt, cây to, khỏe, năng suất cao, không sâu bệnh, có nhiều rễ, cắt bỏ bớt lá, chiều cao còn lại khoảng 20cm đem nhúng cây con từ 3 - 4 phút trong dung dịch thuốc Zineb hay Kasuran trước khi đem trồng vào luống ươm. Luống

ươm đã được xử lý đất bằng CuSO4 (200gr/m2) và Basudin để phòng trừ sâu bệnh như sâu đất, nhớt cắn đọt.

5.4.4.3. Thời vụ trồng

- Có 2 vụ trồng: Vụ sớm vào tháng 5 - 6, vụ muộn vào tháng 7 - 8.

- Nếu trồng actiso vì mục đích cung cấp sản phẩm lá điều chế dược liệu thì nên trồng vụ sớm và chỉ trồng ở vùng đất cao ráo.

5.4.4.4. Làm đất

- Đất trồng actiso phải được cày bừa kỹ, đất tơi xốp, sạch cỏ dại. - Đất cần được làm ải trước khi trồng cây con từ 20 - 30 ngày.

- Đất trồng phải đảm bảo thoát nước vào mùa mưa và giữ nước vào mùa khô. - Đất trồng được bón bằng phân chuồng đã ủ hoai mục và super lân, vôi bột. - Quy cách luống: 1,2 - 1,3m; trồng: 4 - 5 hàng, cây x cây: 15 - 20cm.

5.4.4.5. Kỹ thuật bón phân

- Bón phân (tính cho 1ha/vụ): Phân chuồng hoại mục: 15 - 30tạ; phân lân vi sinh 500kg; vôi bột 1.000 - 1.500kg; phân vô cơ: N-P-K 2.000 - 2.600kg lượng nguyên chất, có thể dùng phân đơn hoặc phức hợp theo lượng trên.

- Phương pháp bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi, phân lân vi sinh rải đều khi làm đất; 1.000kg P2O5, đảo trộn thật đều trước khi trồng.

+ Bón thúc lần 1, sau trồng từ 25 - 30 ngày, kết hợp cắt, tỉa lá kém chất lượng, bón 400 - 450kg NPK rải đều phân cách gốc 10 - 15cm.

+ Bón thúc lần 2, sau trồng từ 50 - 60 ngày, bón 100kg N, 250kg P2O5, 150kg K2O rải đều phân cách gốc 15 - 20cm, kết hợp chăm sóc làm cỏ, vun đất nhẹ.

+Bón thúc lần 3, sau trồng 3 tháng, bón 150kg N, 100kg P2O5, 100kg K2O rải đều phân quanh gốc, kết hợp chăm sóc.

+ Bón thúc lần 4, sau trồng 4 tháng, bón 150kg N, 100kg P2O5,250kg K2O rải đều phân quanh gốc.

+ Bón thúc lần 5, sau trồng 5 tháng, bón 350kg K2O rải đều phân quanh gốc. Bón thúc lần 6, sau trồng 6 tháng, bón 350kg K2O rải đều phân quanh gốc.

Lưu ý sau các lần bón thúc đều phải tưới nước sau khi bón.

5.4.4.6. Chăm sóc

- Làm cỏ xới sáo, phá váng thường kết hợp với các đợt bón phân thúc.

- Tưới nước giữ ẩm: Thường xuyên theo dõi độ ẩm trên đồng ruộng để tiến hành tưới nước kịp thời. Khi độ ẩm đồng ruộng nhỏ hơn 70% cần tưới nước ngay.

- Tỉa, giặm cây: Nếu gieo thẳng ra ruộng sản xuất thỉ phải tỉa giặm cây sau khi cây đã mọc cao 5 - 10cm để đảm bảo mật độ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện những vấn đề nảy sinh để có các biện pháp xử lý ngay.

5.4.4.7. Thu hoạch và chế biến

* Thu hoạch: Cụm hoa chưa nở làm rau ăn vào tháng 12 đến tháng 2. Còn lá cũng được thu hái lúc cây sắp ra hoa hoặc đang có hoa, rọc bỏ sống lá đem phơi khô hay sấy khô.

* Bảo quản:

- Hoa atisô tươi có thể dùng như một loại rau có vị thuốc, dùng để chế biến các món ăn như atisô nhồi thịt, salad, aisô hầm táođỏ, atisô hầm giò heo.

- Kĩ thuật bảo quản hoa atisô: hoa atisô rửa sạch và chần bằng hơi nước sôi ở nhiệt độ 100oC trong 5 phút sau đó bôi dung dịch Ca(OH)2 bão hòa vào vết cắt cuống sau đó phun đều dung dịch axit citric 1% vào cụm hoa. Đưa sản phẩm vàokho lạnh để bảo quản ở nhiệt độ từ 0 - 2oC, độ ẩm không khí từ 90 - 95%. Sau 30 ngày bảo quản, tỷ lệ hư hỏng là 10%, tỷ lệ giảm khối lượng 5% và độ Brix tăng từ 5,2% đến 9,24%.

5.5. Cây Ba kich

5.5.1. Giá trị kinh tế

Cây ba kích thuộc họ cà phê. Sản phẩm quan trọng của cây ba kích là rễ củ của cây, là một loại dược liệu quý có nhiều công dụng như bổ thần kinh, bổ gân cốt, giảm xơ cứng động mạch, tăng cường khả năng sinh lý nam giới...

Theo y học hiện đại, ba kích có tác dụng: Tăng sức dẻo dai, sức đề kháng. Đối với người già có biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, ngủ ít, gầy yếu mà không có yếu tố bệnh lý và một số trường hợp đau mỏi các khớp, ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt. Các kết quả nghiên cứu khác cho thấy ba kích có tác dụng chống viêm, hạ huyết áp, không có tính độc.

Theo y học cổ truyền, rễ ba kích vị ngọt, cay, hơi ấm không độc; có tác dụng: bổ thận, tráng dương, ích tinh, cường gân cốt, khứ phong thấp, bổ thận âm, bổ huyết hải, định tâm khí, trừ các loại phong, hóa đờm... chủ trị: Thận hư, lãnh cảm, lưng gối mỏi, tê bại, phong thấp, thần kinh suy nhược, trúng phong, ho suyễn, tiêu chảy...

5.5.2. Đặc tính sinh vật học

* Tên khoa học: Morinda officinalis.How Tên khác: Mã kích, Dây ruột gà

Thuộc họ cà phê: Rubiaceae. * Đặc tính sinh vật hoc:

- Cây loại thảo, thân leo, lá mọc đơn, cứng nhọn, dài từ 6 - 14 cm, rộng từ 2,5 - 6 cm, hình mác, lúc non có màu xanh, về già có màu trắng mốc, thân xanh, hoa lúc đầu trắng sau vàng có từ 2 - 10 cánh hoa, 4 nhị, quả hình cầu, khi chín màu đỏ.

- Mùa ra hoa khoảng tháng 5 - 6, quả chín tháng 12, thân nhiều đốt to 3 - 5mm. - Rễ củ soắn như ruột gà dài 15 - 20cm, to 1 - 2 cm chia nhiều đoạn to thắt đều đặn. - Thân non tím nhạt, có cạnh dọc thân, phủ lông mềm màu nâu vàng.

- Quả chín màu đỏ.

5.5.3. Yêu cầu sinh thái

- Ba kích là loài cây chịu bóng, thường mọc tự nhiên dưới tán rừng nơi đất ẩm, thoát nước, đất cát pha đến đất thịt. Gặp nhiều ở các tỉnh vùng núi phía Bắc và Đông Bắc.

- Ba Kích có thể mọc tốt ở các vùng đất khác nhau kể cả nơi đất nghèo kiệt, vùng có độ tán che thấp 0,3 - 0,5 (30 - 50%).

- Thích hợp với nhiệt độ mùa khô 8 - 250C và mùa nóng từ 25 - 380C.

- Lượng mưa hàng năm từ 1.100 - 2.000mm, độ ẩm không khí trung bình cả năm trên 80% .

- Về đất đai, trồng ba kích trên các loại đất ẩm mát và thoát nước tốt, thành phần cơ giới trung bình (cát pha đến thịt), tầng đất dày trên 1m, nhiều mùn, tơi xốp. Tuyệt đối không trồng ở nơi úng bí, trường hợp trồng trong vườn nơi đất thấp cần phải lên luống cao.

5.5.4. Kỹ thuật trồng trọt

*Trồng từ hạt: Lấy hạt những cây từ 5 tuổi trở lên, chọn quả chín đỏ lấy về ủ vài ngày cho chín nhũn rồi đem chà sát và rửa sạch, đãi lấy hạt phơi khô. Có thể gieo hạt theo các hình thức sau:

- Gieo hạt vào khay cát ẩm, hoặc gieo trên luống, hay gieo thẳng vào bầu.

- Gieo hạt trên luống: Làm đất trước từ 1,5 - 2 tháng cho đất ải, đất cần làm kỹ tơi mịn và nhặt hết rễ cây. Lên luống nổi có gờ, bề mặt luống rộng 1m thật bằng phẳng. Bón lót cho đất gieo bằng phân chuồng hoai mục tuyệt đối không được bón phân tươi. Sau đó đánh rạch ngang trên mặt luống, cự ly rạch cách nhau 15cm, sâu 2 - 3cm. Tưới nước nhẹ trên mặt luống rồi rắc hết theo rạch xong lấp đất bột cho kín hạt. Tiến hành ủ rạ hoặc cắm ràng cho hạt gieo, tưới nước đủ ẩm.

- Gieo hạt thẳng vào bầu: dùng vỏ bầu nilon có đường kính 5 - 7cm và chiều cao 12 - 15cm. Thành phần ruột bầu gồm 78% đất tơi nhỏ + 20% phân chuồng hoai + 2% phân lân (tính theo trọng lượng). Đóng bầu xong xếp vào luống có gờ cao hơn mặt bầu. Dùng que chọc lỗ sâu 2cm rồi thả 3 - 4 hạt vào mỗi bầu, lấp kín đất. Cắm giàn che mặt bầu và tưới nước đủ ẩm.

Cấy cây: Sau khi gieo khoảng 1,5 - 2 tháng thì hạt mọc đều, nếu gieo trong khay hoặc gieo trên luống thì nhổ cây con cấy và bầu đã đóng sẵn. Nếu gieo thẳng vào bầu thì nhổ tỉa giữ lại mỗi bầu 1 cây tốt nhất. Sau khi cấy cần cắm ràng hoặc che phên cho mặt luống và tưới nước đủ ẩm. Thời gian nuôi cây trong vườn cho đến khi xuất cây đem trồng là 6 - 7 tháng, đạt chiều cao 20 - 25cm.

* Tạo cây con từ giâm cành (hom thân): Hom lấy từ cây mẹ 3 năm tuổi trở lên, lấy từ gốc đến hết phần bánh tẻ của thân (đến chỗ bẻ gãy được) chọn cắt thành từng đoạn dài 25 - 35cm, to trên 3mm, có từ 1 - 3 lóng gồm 2 - 4 mắt, cắt bỏ hết lá, cắt hom trên luống đã chuẩn bị sẵn theo rạch, cắm hom sâu 10cm, rạch nọ cách rạch kia 30cm. Cắm các loại cành cây che bóng râm hoặc che phên và tưới nước ẩm thường xuyên sau 20 - 25 ngày hom ra rễ nảy chồi thì đem trồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.5.4.2. Thời vụ trồng

Trồng vụ xuân hoặc vụ thu, chọn những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ.

5.5.4.3. Phương thức và mật độ trồng

- Trồng Ba kích dưới tán rừng tự nhiên: Căn cứ vào hiện trạng thực bì của đối tượng rừng trồng mà quyết định trồng theo băng, theo ô hay theo đám.

+ Nếu trồng theo băng thì chừa rộng 2 - 3m, còn băng chặt rộng 1 - 2m được phát dọn sạch thực bì rồi cuốc hố trồng Ba Kích trên đó. Trên các băng, khoảng cách giữa các cây là 2 - 3m.

+ Trồng theo đám là chọn những khoảng rừng có độ tán che thích hợp rồi trồng rải rác cây Ba Kích vào đó. Trồng sao cho khoảng cách tối thiểu giữa các cây từ 1,5 m.

- Trồng Ba Kích dưới tán rừng trồng: Có thể trồng dưới tán Keo, tán Quế,.. Sau khi trồng các cây trồng chính 1- 2 năm thì tiến hành trồng Ba kích xen vào giữa các hàng cây lấy gỗ. Đảm bảo khoảng cách giữa các cây ba kích tối thiểu là 2m.

- Trồng Ba Kích trong vườn hộ gia đình: có thể trồng dưới tán các loại cây ăn quả như: mít, vải, nhãn, na…Đảm bảo khoảng cách giữa các cây ba kích tối thiểu là 2m.

- Trồng Ba Kích nơi đất trống: Có thể trồng Ba Kích nơi đất trống như đất nương rẫy, đất đồi còn tốt. Trước khi trồng ta phải gieo trước các cây che phủ như: Cốt Khí, Dậu Ma,…. gieo vãi toàn diện hoặc gieo theo băng.

Trồng ba kích với khoảng cách là: Hàng - hàng từ 2 - 3m, cây - cây từ 1,5 - 2m.

- Làm đất: Đất phẳng thì cần tiến hành lên luống để tránh ngập úng làm thối rễ. Đất dốc thì tiến hành đào hố sâu 50x50x50 cm.

- Bón lót: Bón lót 5kg phân chuồng hoai + 0,2kg supe lân hoặc 0,3kg phân NPK cho mỗi hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố.

- Trồng cây:

+ Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt.

+ Trồng xong cần tưới nước đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt.

+ Sau trồng cần phải cắm cọc cho Ba kích leo lên.

5.5.4.5. Chăm sóc

- Năm đầu, mỗi năm 2 lần phát cây cỏ xâm lấn và vun xới quanh gốc với đường kính 0,8 m. - Năm thứ 3 trở đi làm 1 - 2 lần, vun xới đất kết hợp với bón phân chuồng hoặc NPK. - Chú ý điều chỉnh độ tán che 40 - 50%.

* Phòng trừ sâu bệnh

Cây Ba Kích ít khi bị bệnh. Tuy nhiên có thể xuất hiện một số bệnh như lở cổ rễ, vàng lá trong điều kiện thâm canh cao. Thường sử dụng thuốc Boocđô nồng độ 0,5% hoặc kết hợp với Benlat 0,1% để phun vào gốc và lá để phòng và trị. Rắc vôi bột xung quanh luống để chống kiến, dế.

5.5.4.6. Thu hoạch và bảo quản

- Đến 5 tuổi từ lúc trồng là có thể thu hoạch, lá có màu tím. Thu tốt nhất vào tháng 12 hay tháng 1, khi thu củ vẫn giữ thân để làm hom gióng, củ rửa sạch phơi thật khô rồi phân loại:

+ Loại A: các củ có đường kính từ 1,2cm trở lên. + Loại B: củ có đường kính từ 0,8 - 1,1cm. + Loại C: củ có đường kính nhỏ hơn 0,8cm.

- Dùng cuốc đào rộng xung quanh gốc, lấy toàn bộ rễ, rửa sạch đất cát. Phơi nắng liền 6-7 ngày, sau đập nhẹ làm bẹt phần thịt rễ, tránh đập mạnh làm nát rễ. Sau đó lại phơi đến khô. Cắt thành từng đoạn dài 10cm, rút bỏ lõi, đựng trong bao cói. Để nơi khô ráo, thoáng gió, cần phải xông lưu huỳnh ngay trong kho để tránh mốc mọt.

5.6. Cây quế

5.6.1. Sơ lược, thành phần hoá học, tác dụng dược lý, giá trị kinh tế và tình hình sản xuất

5.6.1.1. Sơ lược

- Đây là loại cây được loài người biết đến và sử dụng lâu đời, được coi là vị thuốc bổ thông dụng trong Đông y, Tây y và nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta hiện nay.

- Việt Nam có nhiều loại quế và việc xác định tên những loại này chưa được chắc chắn, nhưng hiện nay chúng ta xác định được 3 loại chính sau: Quế Thanh - Nghệ - Tĩnh (Cinamonum loureirri Nees), quế Trung Quốc (Cinnamonum cassia Blume), quế Srilanca còn có tên gọi là quế

Quan (Cinnamonum zeylanicum Nees). Ngoài ra còn một số loại như quế cành, quế bì (sơn nhục quế), quế đỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.6.1.2. Thành phần hóa học

- Thành phần hoá học chính của quế bao gồm: Tinh bột, chất nhầy, nhựa, chất màu và một số ít Oxalat. Ngoài ra còn có 1,5 - 5% tinh dầu.

- Tinh dầu quế mới chiết xuất có màu vàng nhạt, sau đó sẫm lại khi bị oxy hoá cho nên tinh dầu sau khi chiết xuất phải được bảo quản kín.

- Ngoài vỏ quế người ta còn dùng lá quế để chưng cất tinh dầu, dầu chưng cất từ lá có màu nâu, phản ứng axit, có mùi thơm của hoa đinh hương và chứa tới 80% eugenol. Chất này dùng để chiết suất và tổng hợp nên vinalin. Vinalin là chất có thể tan trong cồn 700 có cùng thể tích.

- Vỏ của rễ quế có tinh dầu, nhưng tinh dầu này chứa long não và một ít các chất khác

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY DƯỢC LIỆU ( DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT, KHOA HỌC CÂY TRỒNG) (Trang 33 - 48)