* Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng sau 2 tháng thử nghiệm biện pháp phòng bệnh
Kết quả bảng 3.32 cho thấy:
- Ở đợt I: Sau 2 tháng thử nghiệm, thỏ ở lô thử nghiệm và lô đối chứng đều bị nhiễm cầu trùng. Thỏ lô thử nghiệm chỉ nhiễm với tỷ lệ 29,03%, trong khi lô đối chứng nhiễm tới 84,62%. Thỏ ở lô thử nghiệm nhiễm nhiều ở cường độ nhẹ (85,19%), số còn lại nhiễm ở cường độ trung bình (14,81%); trong khi đó lô đối chứng có 20,78% số thỏ nhiễm ở cường độ nặng và 5,19% nhiễm ở cường độ rất nặng.
- Ở đợt II: Sau 2 tháng thử nghiệm thỏ ở lô thử nghiệm có tỷ lệ nhiễm tăng đến 25,93%, trong khi đó lô đối chứng nhiễm tới 78,10%. Thỏ ở lô thử nghiệm chủ yếu nhiễm cầu trùng ở thể nhẹ (77,14%) và trung bình (22,86%), trong khi đó ở lô đối chứng có tới 22,43% thỏ nhiễm ở cường độ nặng và 9,35% nhiễm ở cường độ nặng.
Bảng 3.32. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm cầu trùng của thỏ sau 2 tháng thử nghiệm biện pháp phòng bệnh Lô Diễn giải Đợt I Đợt II Thử nghiệm chứng Đối Mức ý nghĩa (P) Thử
nghiệm chứng Đối nghĩa (P) Mức ý Số thỏ kiểm tra (con) 93 91 135 137
Số thỏ nhiễm 27 77 35 107 Tỷ lệ nhiễm (%) 29,03 84,62 0,001 25,93 78,10 0,001 Cƣờng độ (%) ≤ 7000 Oocyst/ g phân 85,19 44,16 0,001 77,14 41,12 0,001 >7000 -10000 Oocyst/g phân 14,81 29,87 0,001 22,86 27,10 0,001 >10000-15000 Oocyst/g phân 0 20,78 0,001 0,00 22,43 0,001 >15000 Oocyst/g phân 0 5,19 0,001 0,00 9,35 0,001 Ghi chú: Đợt I: Bắt đầu từ thỏ sơ sinh
Đợt II: Bắt đầu với thỏ 4 tuần tuổi
Sự khác nhau về tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng giữa lô thử nghiệm và lô đối chứng của 2 đợt thí nghiệm là rất rõ rệt (P< 0,001).
Như vậy, sau 2 tháng thử nghiệm biện pháp phòng bệnh cầu trùng cho thỏ sơ sinh và thỏ trên 4 tuần tuổi, tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu
trùng ở lô thỏ được áp dụng biện pháp phòng bệnh thấp hơn rõ rệt so với lô thỏ không được áp dụng biện pháp phòng bệnh.