Các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 33 - 42)

mại ở Việt Nam

3.2.1 Giải pháp từ phía Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước

Điều 41 theo luật tổ chức tín dụng qui định: ''tổ chức tín dụng phải lập hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ thuộc bộ máy điều hành, giúp Tổng Giám đốc ( Giám đốc) điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng...''

Điều 42 luật tổ chức tín dụng qui định về kiểm tra nội bộ:''Các tổ chức tín dụng phải thường xuyên kiểm tra về chấp hành pháp luật và các qui định nội bộ, kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực...''

Điều 43 luật tổ chức tín dụng qui định về kiểm toán nội bộ:'' Các tổ chức tín dụng phải kiểm toán hoạt động nghiệp vụ trong từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của mình...''

Nghị định số 49/2000/NĐCP ngày 12/09/2000 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của ngân hàng thương mại, Quyết định số 12/2001/QĐNHNN ngày 20/02/2001 quy định “Ngân hàng thương mại, phải lập hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ chuyên trách...”

Qua một số điều của luật tổ chức tín dụng và văn bản dưới luật ta thấy đều quan tâm tới kiểm toán nội bộ nhưng còn một số bất cập :

Theo qui định của luật các tổ chức tín dụng thì hoạt động của kiểm toán nội bộ là kiểm toán hoạt động nghiệp vụ nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính. Như vậy theo qui định thì kiểm toán nội bộ mới chỉ dừng lại ở kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ mà chưa nhắc tới kiểm toán hoạt động.

Điều này chưa đủ về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn vì theo viện nghiên cứu kiểm toán nội bộ quốc tế thì kiểm toán nội bộ nói riêng và kiểm toán nói chung không chỉ thực hiện kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính mà còn thực hiện kiểm toán hoạt động tức là kiểm toán đánh giá tính hiệu quả, tác dụng của một phương án sản xuất kinh doanh.

Chính sự quy định chưa đủ trong luật như vậy sẽ làm cho kiểm toán nội bộ chưa có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện mặc dù có thể cán bộ kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại đã nhận thức được vấn đề này.

Cũng theo qui định của luật và các văn bản dưới luật đã ảnh hưởng tới mô hình tổ chức của các Ngân hàng thương mại. Như việc thiết lập hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ của các Ngân hàng thương mại có xu hướng chia làm hai bộ phận nhỏ: Bộ phận kiểm tra và bộ phận kiểm toán nội bộ. Bộ phận kiểm tra thông thường kiểm tra về các hoạt động liên quan đến tài sản có như nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, cho vay... Bộ phận kiểm toán thông thường kiểm tra hoạt động tài chính. Nhìn chung việc phân chia chức năng nhiệm vụ của hai bộ phận thường không phân định rõ ràng gây nên chồng chéo, trong khi đó một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bị bỏ trống không được kiểm tra đánh gía, điều này đã được những người nghiên cứu quan tâm và tâm huyết đối với hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán nội bộ nói riêng kiến nghị bằng một số bài viết của mình trên các tạp chí chuyên ngành và những nhà nghiên cứu đã đề xuất ý kiến không nên có sự phân chia như vậy mà nên thống nhất cách gọi bộ phận kiểm tra- kiểm toán nội bộ là kiểm toán nội bộ.

Việc qui định các ngân hàng thương mại phải xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ tuy nhiên lại chưa có các chuẩn mực về kiểm toán nội bộ, điều này cũng làm cho kiểm toán nội bộ nói chung và kiểm toán nội bộ Ngân hàng nói riêng chưa có được cơ sở chuẩn mực cần thiết để có thể áp dụng.

3.2.2 Các giải pháp từ phía ngân hàng thương mại

Về văn bản hướng dẫn, các ngân hàng cần ban hành những văn bản hướng dẫn sao cho đảm bảo cả về số lượng cũng như chất lượng. Điều này sẽ tạo cơ sở pháp lý cho các phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ tại các chi nhánh hoạt động, có

như vậy hoạt động kiểm tra kiểm toán ở các chi nhánh có điều kiện để nâng cao chất lượng hiệu quả trong hoạt động của mình.

Trong các văn bản hướng dẫn đó nên quy định những điều kiện khung cho kiểm toán nội bộ như:

+ Ban lãnh đạo phải soạn thảo một nội quy quy định về cơ cấu tổ chức và các quy trình vận hành cũng như phân cấp theo thẩm quyền. Nội quy này phải giúp cho kiểm toán có thể theo đó để tiến hành công việc kiểm toán.

+ Cần ban hành văn bản nêu lên những điều kiện khung cho kiểm toán nội bộ trong đó quy định mục tiêu, nhiệm vụ, trách nhiệm, địa vị về mặt tổ chức, quyền hạn, nghĩa vụ báo cáo của những người làm công tác kiểm toán nội bộ theo một nguyên tắc cơ bản, ngoài ra còn phải quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của Kiểm toán trưởng, và để đảm bảo điều kiện khung này được thực hiện nghiêm túc và cần phải có cơ chế kiểm tra theo định kỳ.

+ Nên quy định theo chức năng tư vấn cho kiểm toán nội bộ trong các văn bản hướng dẫn để hoạt động kiểm toán nội bộ thực hiện đầy đủ chức năng của mình.

Về việc quy định các hạn mức và thiết lập hệ thống quản lý rủi ro. Hiện nay nhiều NHTM ở Việt Nam, chưa có quy định riêng về hệ thống các hạn mức cho riêng mìn, mà vẫn chỉ thực hiện việc đảm bảo an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và QĐ297 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành chung cho tất cả các Tổ chức Tín dụng. Theo em các NHTM cần ban hành cho mình một hệ thống các hạn mức vừa chi tiết và cụ thể như :

+Hạn mức cho vay tối đa với một khách hàng

Các hạn mức nàyphải được xây dựng dựa trên tình hình vốn tự có của các chi nhánh, nhằm đảm bảo cho hoạt động của hệ thống tránh được những rủi ro và các hạn mức này cần được xây dựng sao cho không vi phạm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước nói chung và QĐ 297 của Ngân hàng Nhà nước nói riêng.

Phải thiết lập hệ thống quản lý rủi ro để có thể nhận biết điều tiết rủi ro, đây cũng là công việc quan trọng giúp giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng.

Khi trong hệ thống ngân hàng, đã có được một hệ thống hạn mức và thiết lập được hệ thống cơ chế rủi ro cũng có nghĩa là đã xây dựng được một cơ chế kiểm soát nhằm ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh điều này tạo ra môi trường mạnh cho kiểm toán nội bộ để đạt hiệu quả cao.

Về nhân lực của bộ phận KTNB, Ban Giám đốc cần quan tâm đến công tác đào tạo để các KTV có những kiến thức chuyên môn cập nhập để đảm bảo KTV nội bộ luôn có trình độ nghiệp vụ phù hợp với bước phát triển mới nhất trong trong quá trình hoạt động kinh doanh được kiểm toán. Như vậy Kiểm toán viên sẽ thực hiện công việc một cách hiệu quả và đạt chất lượng cao.

Việc đào tạo Kiểm toán viên nội bộ phải được tiến hành trên các lĩnh vực: + Kiến thức chung về nghiệp vụ Ngân hàng

+ Kiến thức về luật

+ Kiến thức chuyên môn về lĩnh vực kiểm toán + Kiến thức tin học ngoại ngữ

+ Kỹ năng kiểm toán

Khi KTV đã đạt được những kiến thức trên cần có hình thức ghi nhận như cấp giấy chứng nhận hay chứng chỉ cho các Kiểm toán viên đạt được yêu cầu. Như

vậy Kiểm toán viên sẽ thấy mình được coi trọng và được mọi người thừa nhận về trình độ nghề nghiệp của mình và đây chính là yếu tố giúp KTV nội bộ yêu nghề hơn và thực hiện tốt hơn công việc của mình.

Ngoài công tác đào tạo ra ban lãnh đạo, còn cần phải có chính sách khuyến khích các KTV nội bộ như có hình thức khen thưởng những KTV hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình từ đó sẽ tạo ra phong trào làm việc hiệu quả và chất lượng trong hoạt động kiểm toán nội bộ, khi kiểm toán nội bộ mà hoạt động hiệu quả và chất lượng sẽ giúp cho ngân hàng có thể phát triển ổn định và lâu dài.

Về tính độc lập của KTV nội bộ. Bộ phận KTNB phải được đảm bảo độc lập, như KTNB chỉ chịu sự chỉ đạo của Ban giám đốc , không chịu bất cứ một sự chỉ đạo nào khác trong việc tổ chức thực hiện các cuộc kiểm toán. KTV nội bộ phải được thực hiện nghiệp vụ của mình một cách tự chủ và độc lập. KTV nội bộ không chịu bất cứ một sự chỉ đạo nào chi phối đến việc lập báo cáo kiểm toán và đánh giá kết quả kiểm toán. Phải đảm bảo phân tách chức năng không được giao cho nhân viên kiểm toán nội bộ thực hiện những nhiệm vụ không thuộc chức năng nhiệm vụ của KTV nội bộ.

KẾT LUẬN

Có thể khẳng định rằng KTNB là nhu cầu hoạt động tất yếu của mỗi doanh nghiệp nói chung và của mỗi NHTM nói riêng. Điều này ngày càng được khẳng định rõ nét đối với các nước vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường như ở nước ta hiện nay. Yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng các thông tin, đặc biệt là thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị trong nền kinh tế là động lực cho sự phát triển của kiểm toán nội bộ.

Mặc dù KTNB mới được áp dụng ở Việt Nam khoảng 10 năm nhưng nó đã đóng góp một vai trò quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng, giúp các ngân hàng bảo đảm được sự an toàn trong hoạt động của mình - một nghề của rủi ro...

Bên cạnh những vai trò đó, quy trình thực hiện công tác KTNB cũng nảy sinh không ít những vấn đề bức xúc.

Trong bài viết này, với giới hạn về trình độ cùng với sự hạn chế về tài liệu tham khảo, em chỉ có thể đề cập được một khía cạnh nhỏ của công tác kiểm toán nội bộ trong ngân hàng, nhưng theo em thì bài viết cũng có một tác dụng quan trọng khi nêu lên được bản chất của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại, thực trạng hoạt động, các thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức KTNB trong các NHTM ở Việt Nam, trên cơ sở đó em cũng đưa ra một số giải pháp khắc phục các khó khăn trên. Đề tài trong bài viết là một lĩnh vực khá mới mẻ, em hy vọng bài viết này có thể đóng góp phần nào nâng cao hiệu quả hoạt động của KTNB trong các doanh nghiệp nói chung và trong NHTM ở Việt Nam nói riêng. Em rất mong nhận

được các ý kiến đóng góp, thảo luận từ phía thầy cô, các bạn để bài viết thêm hoàn chỉnh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Quyết định 37/2006 QĐ-NHNN, ban hành ngày 01/08/2006 của Thống đốc

NHNN quy định về việc thành lập KTNB trong các tổ chức tín dụng

- Kiểm toán nội bộ hiện đại - Đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát - tập thể giáo viên đại học kinh tế quốc dân dịch – nxb tài chính.

- Giáo trình Kiểm toán tài chínhGs.Ts. Nguyễn Quang Quynh, Ts. Ngô Trí Tuệ - Nxb Đại học Kinh tế quốc dân.

- Giáo trình kiểm toán hoạt động – Gs.Ts. Nguyễn Quang Quynh – Nxb Đại

học kinh tế quốc dân. - Tạp chí kiểm toán.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w