CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN
3.2.1/ Hạn chế trong cách nhìn và thiếu trải nghiệm thực tế
Các bạn sinh viên ở trường đại học Ngoại Thương không chỉ giỏi về học tập và nghiên cứu khoa học khi được đánh giá qua điểm thi đầu vào trong kì thi đại học và chất lượng đầu ra của sinh viên mà còn là những tài năng trẻ trong các lĩnh vực
khác như: văn nghệ, thể thao, nghiên cứu khoa học...Không thiếu những sinh viên đã tốt nghiệp từ khóa trước giờ đây đang là những nhà nghệ thuật nổi tiếng như Lan Trinh, Đức Tuấn, Diễm My…Từ những hoạt động trên, sinh viên Ngoại Thương đã chứng tỏ được sự năng động, sáng tạo và đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ. Nhưng cũng chính vì tuổi đời còn khá trẻ mà đa số các sinh viên vẫn còn khá hạn chế trong cách nhìn nhận vấn đề xã hội cũng như thiếu sự trải nghiệm thực tế trong cuộc sống, từ đó sẽ tạo nên sự lầm tưởng về một cuộc sống dễ dàng và thành công cho bất kì sinh viên nào của Đại Học Ngoại Thương. Vì thế tình trạng hiểu sai về giá trị công việc dẫn đến sự ngộ nhận về trình độ và năng lực bản thân là điều không thể tránh khỏi
Gần đây nhất, câu chuyện $1000 vẫn còn xôn xao dư luận và là chủ đề lớn trên nhiều diễn đàn mạng. Để có thể biết được thái độ của các sinh viên trường bạn và các nhà tuyển dụng có sự đánh giá chính xác thế nào, nhóm đã thực hiện cuộc khảo sát với câu hỏi “Anh/chị nghĩ gì về câu chuyện 1000$ của sinh viên Ngoại Thương” và đã nhận được kết quả như sau:
Chiếm khoảng 34% số phiếu là những nhận xét của các trường bạn khi cho rằng sự đòi hỏi về một mức lương khá cao trong khả năng của một sinh viên thuộc nhóm ngành kinh tế của sinh viên Ngoại Thương là “chảnh”. Tuy vẫn có những ý kiến đồng tình, nhưng đa số mọi người đều cho rằng sinh viện Ngoại Thương vẫn còn hạn chế trong nhận thức và chưa hiểu biết sâu sắc về giá trị công việc. Đồng thời, những lý luận của sinh viên Ngoại Thương còn thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp và chủ quan về “khả năng của bản thân cũng như công việc trong tương lai”(trích diễn dàn Ngoại Thương)