Câu 39: Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu
được 7,76 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 5,85 gam bột Zn vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,53 gam chất rắn Z. Giá trị của m là
A. 3,84. B. 6,40. C. 5,12. D. 5,76.
Câu 40: Nhúng một thanh sắt vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,02 mol AgNO3 và 0,05 mol Cu(NO3)2.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh sắt tăng m gam (coi toàn bộ lượng kim loại sinh ra bám vào thanh sắt). Giá trịcủa m là
A. 1,44. B. 5,36. C. 2,00. D. 3,60.
Câu 41: Nhúng một thanh Mg vao dd có chứa 0,8 mol Fe(NO3)3 và 0,5mol Cu(NO3)2 sau một thời gian lấy thanh kim loại tra cân lại thấy khối lượng tăng 8,4g. Khối lượng Mg đã phản ứng là:
A.24g B.22,8g C.25,2g D20,4g
Câu 42: Cho m gam bột kim loại R hóa trị 2 vào dung dịch CuSO4 dư. Sau phản ứng hoàn toàn, khối
lượng chất rắn thu được giảm 0,24 gam so với khối lượng chất rắn ban đầu. Cũng cho m gam bột kim loại trên vào dung dịch AgNO3 dư, đến khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được tăng 0,52 gam so với khối lượng chất rắn ban đầu. Kim loại R là
A. Sn. B. Zn. C. Cd. D. Pb.
Câu 43: Ngâm một thanh sắt có khối lượng 20 gam vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 1M và AgNO3 0,5M, sau một thời gian thấy khối lượng thanh sắt tăng 10%. Hỏi khối lượng dung dịch đã thay đổi như thế nào?