Ghi nhớ, luyện tập, đọc thêm

Một phần của tài liệu giáo án phải thể hiện được việc tổ chức hoạt động của học sinh trong giờ học (Trang 26 - 27)

* Qua việc khảo sát các thiết kế giáo án trên chúng tôi nhận thấy mỗi một cách thiết kế đều có những ưu điểm đáng ghi nhận.

Ở các thiết kế giáo án như: “ Thánh Gióng” của Thạc sĩ Lê Xuân Soan; “Ông lão đánh cá và con cá vàng” của Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn có một ưu điểm dễ nhận thấy đó là các hoạt động rất rõ ràng, khái quát có thể áp dụng cho các văn bản khác cùng thể loại. Các thiết kế đã phát huy được tính tích cực học tập của học sinh, thể hiện được sự tích hợp trong văn bản. Tuy vậy ở phần đọc-hiểu văn bản lại có một số khó khăn cho người giáo viên khi ghi bảng và hướng dẫn cho học sinh ghi vì không có sự phân chia rõ ràng giữa các đề mục.

Ở thiết kế giáo án của Thạc sĩ Lê Như Bình, văn bản “ Sọ Dừa” một ưu điểm nổi bật mà chúng tôi rất tâm đắc là có sự phân chia mạch lạc, rõ ràng giữa hoạt động của học sinh (dưới sự hướng dẫn của giáo viên) và phần nội dung bài học. Việc chia đôi vở để ghi công việc của học sinh và giáo viên sẽ giúp cho người giáo viên trong giờ lên lớp dễ dàng hơn trong việc ghi bảng, không bị lúng túng khi tìm ra các đề mục vì đã có sự chuẩn bị cẩn thận, các hoạt động cũng rất rõ ràng cụ thể trong từng văn bản.

Đối với những sinh viên như chúng tôi, do kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều, cũng như kiến thức lý thuyết còn hạn chế, nên việc nhận xét trên đây chỉ là thiển ý chủ quan.

Thực tế, tuỳ vào hoàn cảnh từng vùng, đặc điểm soạn giáo án của từng trường, tuỳ vào sự nhìn nhận của mỗi người mà có một mẫu giáo án cho riêng mình, cũng như phù hợp với từng văn bản thiết kế.

Nhìn nhận những ưu và khuyết điểm chúng tôi xin được nêu ra đây một số giáo án thể nghiệm, mong muốn góp một phần nhỏ bé trong việc tìm ra

phương pháp soạn giáo án phù hợp với sự thay đổi của chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn của trung học cơ sở.

Một phần của tài liệu giáo án phải thể hiện được việc tổ chức hoạt động của học sinh trong giờ học (Trang 26 - 27)