Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng navibank (Trang 74 - 75)

CBTD tiến hành đối chiếu phân tích tình hình sử dụng vốn vay, tính toán xác định nguồn thu, đánh giá khả năng trả nợ trên cơ sở đó làm cam kết và tiến độ trả nợ cụ thể với khách hàng, thông qua thứ tự ưu tiên: thu từ phương án, dự án kinh doanh (nguồn thu thứ nhất) tiếp đến thu từ phát mại TSĐB (nguồn thu thứ hai hay còn gọi là nguồn dự phòng) và cuối cùng là thu từ nguồn thu khác như: từ sản xuất kinh doanh, từ nguồn tài trợ, vốn khác

Nguồn thu thứ nhất:

Khi thẩm định, CBTD đã cùng khách hàng tính toán xác định chu kỳ kinh doanh, dòng tiền của phương án, dự án, hoặc nguồn trả nợ khác để thống nhất thời hạn cho vay, kỳ hạn nợ. CBTD phải phối hợp với khách hàng để làm rõ nguyên nhân. Nếu do năng lực thẩm định của CBTD yếu kém dẫn đến xác định thời hạn cho vay sai hoặc do nguyên nhân khách quan thì ngân hàng cùng doanh nghiệp bàn bạc điều chỉnh hoặc gia hạn nợ cho phù hợp. Nếu không vì lý do trên, CBTD phải cùng đơn vị đối chiếu dòng tiền giải ngân để xác định cụ thể hình thái biểu hiện của tiền vay. Trong qua trình đối chiếu nếu:

– Vốn nằm ở khâu nguyên vật liệu: phải yếu cầu khách hàng hạch toán, xác định lại nếu thấy không cần thiết sử dụng hoặc không thể sử dụng được phải bán để trả nợ ngân hàng.

– Vốn vay đang nằm trên dây chuyền sản xuất: phải xem xét từng trường hợp cụ thể để có biện pháp quản lý và kế hoạch đầu tư thích hợp.

– Vốn vay ở khâu thành phẩm, hàng hoá: phải xem xét lại khâu tiêu thụ. – Vốn đang nằm ở khâu hàng gửi bán: đề nghị khách hàng kiểm tra, đối chiếu lại.

– Vốn vay đang ở công nợ phải thu: yêu cầu khách hàng rà soát, đối chiếu với hợp đồng mua bán để biết được khoản nợ đã quá hạn hay chưa? Có khả năng thu hồi hay không?

Trong qua trình xác định nguồn thu, đánh giá khả năng thu, làm cam kết với khách hàng về tiến độ trả nợ, CBTD cần kết hợp đánh giá, kiểm tra tính chính xác của các số liệu, xu hướng phát triển để có kế hoạch đầu tư đúng đắn, đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Thu từ tài sản đảm bảo:

Để đánh giá nguồn thu này, CBTD cùng khách hàng phải rà soát lại tính pháp lý của tài sản, thực trạng tài sản, thủ tục và khả năng bán, chuyển nhượng và tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan chức năng xử lý thu hồi nợ vì càng để lâu càng khó xử lý, tài sản càng xuống cấp, mất giá trị.

Thu từ nguồn khác:

Thu từ sản xuất kinh doanh: Doanh nghiệp chỉ có thể lấy một phần lợi nhuận trả nợ còn vốn quay vòng tái sản xuất bảo đảm hoạt động bình thường.

Thu từ nguồn khác: như các nguồn kinh phí hỗ trợ từ đơn vị chủ quản, các khoản đầu tư đến hạn, bán các tài sản khác, phát hành cổ phiếu…cần phải được thẩm định, đánh giá cụ thể cho từng trường hợp.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng navibank (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w