- Tuổi đời càng cao tỉ lệ đục thủy tinh thể càng tăng: Nhóm tuổi >60 có
Chƣơng 4 BÀN LUẬN
4.3. Tổn thƣơng mắt và các yếu tố liên quan
4.3.1. Thị lực
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ bệnh nhân ĐTĐ giảm thị lực là 54,0% (bảng 3.2), tuổi đời càng cao thì tỉ lệ giảm thị lực càng nhiều: bệnh nhân ĐTĐ ở độ tuổi lao động (50 - 59) có 34,1% giảm thi lực; độ tuổi 40 - 49 có 28,6% giảm thị lực, đến độ tuổi > 60 có tới 65,8% số bệnh nhân bị giảm thị lực (bảng 3.13). Đái tháo đường là nguyên nhân chính của việc suy giảm thị lực và bị mù, nó cũng là một bệnh gây ảnh hưởng hàng đầu đến thị lực. Trong những người bị bệnh đái tháo đường, giảm và mất thị lực có thể do biến chứng như bệnh tổn thương võng mạc, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp [41]. Như vậy kết quả của chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu khác [7], [9], [14].
Theo Francosie Rousselie trong số những nguyên nhân gây mù khác thì bệnh ĐTĐ là nguyên nhân gây mù đầu tiên ở các nước phát triển, gặp ở tất cả các lứa tuổi từ 20 - 60 tuổi. Trong 10.000 người bị mù mới thì 7% do bị bệnh ĐTĐ, trong đó 92% ở tuổi 50 và 44% trên 70 tuổi, tác giả cho rằng “ở người bị ĐTĐ thì nguy cơ bị mù tăng gấp 11 lần so với người không bị ĐTĐ và nguy cơ đó lại tăng gấp 29 lần ở người có bệnh VM ĐTĐ” [32].
Sự tăng glucose máu kéo dài là một vấn đề được xem là ảnh hưởng nặng nề đến thị lực do bị phù hoàng điểm và những vùng thiếu máu hoàng điểm nên vấn đề cân bằng glucose máu đặc biệt quan trọng [13], [16], [38].
Thời gian mắc bệnh ĐTĐ càng dài thì thị lực càng giảm, trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian bị bệnh ≤ 5 năm số bệnh nhân giảm thị lực là 45,5% ; > 16 năm (83,3%) số bệnh nhân giảm thị lực (bảng 3.16). Theo Phạm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thị Hồng Hoa, thời gian bị bệnh ≤ 5 năm có 74,60%, trên 10 năm có 100% số
bệnh nhân giảm thị lực. Theo Đặng Văn Hòa, thời gian bị bệnh ≤ 5 năm là 51,68%; ≥ 16 năm có 80,0% số bệnh nhân giảm thị lực [12], [17]. Trong
nghiên cứu của một số các tác giả cho thấy có một tỉ lệ cao bệnh nhân bị giảm thị lực do bệnh võng mạc đái tháo đường khi bị bệnh ĐTĐ trên 30 năm, có khoảng 2/3 số người bị mất thị lực sau 35 năm bị bệnh đái tháo đường [29].
Francoise Rousselie [32] cho rằng nguy cơ dẫn đến mất thị lực có thể xảy ra sau 30 năm bị bệnh ĐTĐ. Nếu so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng như nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Hoa và Đặng Văn Hòa thì bệnh nhân ĐTĐ ở Việt Nam bị mất thị lực quá sớm, có thể do ở nước ta việc kiểm soát glucose máu ở bệnh nhân ĐTĐ chưa tốt, bệnh nhân phải chịu đựng glucose máu cao thường xuyên và với thời gian dài, điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp tới thị lực của bệnh nhân.