Khái niệm tập tin – thư mục Khái niệm tập tin – thư mục

Một phần của tài liệu Giáo trình tin học A (P1) (Trang 27 - 30)

Thông tin là dữ liệu cần thiết để cung cấp cho máy người ta thường tổ chức các thông tin đó the một quy luật nhất định và bao gồm 2 loại :

1. Tập tin (File)

Là một cơ sở chứa các thông tin và phải có một tên để đại diện cho thông tin đó (với tập tin chúng ta hình dung giống như một cuốn sách, tên tập tin là tiêu đề sách, còn thông tin là nội dung bên trong sách)

a. Qui định đặt tên :

Phần tên tập tin được qui định như sau :

Phần tên gợi nhớ :

 Trong Windows 95 trở lên phần tên gợi nhớ có tối đa 255 kí tự, có thể gồm các kí tự chữ, kí tự số, dấu gạch dưới, dấu cách ... trừ các kí tự \ / : * ? “ < > |

 Trong MS-DOS phần tên gợi nhớ chỉ tối đa 8 kí tự, kí tự đầu tiên phải là chữ, các kí tự phải viết liên tục nhau nghĩa là không có khoảng trống giữa và trừ các kí tự đặc biệt.

Phần mở rộng :

Phần mở rộng của tập tin có thể có hoặc không. Nếu có tối đa là 3 kí tự. Phần mở rộng thường dùng để biểu thị nội dung tập tin đó thuộc loại nào.

Giữa phần tên và phần mở rộng luôn luôn có 1 dấu chấm phân cách

Lưu ý : Trong cùng một thư mục, các tập tin không được trùng tên. b. Một số kiểu tập tin

 Các tập tin chương trình (Còn gọi là tập tin thực thi) • Có phần mở rộng là EXE, COM, BAT.

• Chương trình sẽ chạy khi :

 Tại dấu nhắc lệnh của DOS nhập tên của tập tin và nhấn ENTER.  Hoặc trong môi trường Windows : Chọn tập tin và ENTER hoặc

DbClick tên tập tin hoặc click phải và chọn Open  Các tập tin văn bản

Có phần mở rộng : .txt, .doc, .rtf …  Các tập tin về bảng tính :

Có phần mở rộng : .xls, .qpr …  Các loại tập tin khác :

 Tập tin trợ giúp : .hlp (Help)

 Tập tin hình ảnh : .bmp, .jpg, .gif, .psd, .tif …

 Tập tin cơ sở dữ liệu : của access (.mdb, .mda …), Foxpro (.prg, .fxp, .scx …)

Thuộc tính tập tin

Có 4 thuộc tính

Chỉ đọc (Read Only ) : không thể hiệu chỉnh nội dung tập tin.

Ẩn (Hidden) : Tên các tập tin có thuộc tính này không hiển thị trên màn hình trong chế độ xem thông thường.

Hệ thống (System) : được gán cho các tập tin có tính chất hệ thống

như IO.SYS, MS-DOS.SYS,…v.v.

Lưu trữ ( Archive) : được gán cho tập tin được chỉnh sửa /sao chép.

Một tập tin có thể được gán nhiều thuộc tính hay không gán thuộc tính nào cả.

2. Thư mục

Thông thường các tập tin có liên quan với nhau người ta thường gom chúng lại thành 1 nhóm, cái chứa những tập tin đó người ta gọi là thư mục (hình dung thư mục giống như một kệ sách) và người ta đặt tên cho thư mục đó theo qui định như sau :

 Có tối đa 255 kí tự (trong Windows 9x trở lên)  Có tối đa 8 kí tự (trong MS-DOS)

Để tiện việc quản lý thông tin trên đĩa người ta thường tổ chức thông tin đó theo một hệ thống nhất định, gọi là cây thư mục và được phân cấp :

 Cấp 1 : Sẽ quản lý toàn bộ cây thư mục đó.

 Cấp 2 : chỉ quản lý những thư mục bên trong của mình.

Từ cấp 1 trở đi chúng ta có thể tạo ra và gán chúng bởi 1 tên để quản lý, các thư mục cấp 1 đang tồn tại trên đĩa người ta gọi là thư mục gốc, kí hiệu : \ (backslash)

Những thư mục bên trong của thư mục hiện tại người ta gọi là thư mục con, thư mục hiện tại gọi là thư mục cha.

Trong hệ điều hành MS-DOS dùng thuật ngữ Directory để chỉ thư mục, còn trong Windows 9x trở lên dùng thuật ngữ Folder để chỉ thư mục

Lưu ý

 Trong cùng cấp, các thư mục không được trùng tên.

 Tại mỗi thời điểm, chỉ có một thư mục ở trang thái hoạt động và được gọi là Thư mục hiện hành.

Ví dụ về một cây thư mục

Tại ổ đĩa C, người ta tổ chức các tập tin và thư mục như sau :

 Thư mục gốc C:\ chứa 2 thư mục con (WINDOWS, HOCWIN) và tập tin COMMAND.COM, IO.SYS và MSDOS.SYS

 Thư mục WINDOWS có tập tin

FORMAT.COM và

DOSKEY.COM

 Thư mục HOCWIN có 2 thư mục con (BAIHOC, BAITAP)

 Thư mục BAIHOC có 2 tập tin HOC1.DOC và HOC2.DOC

3. Quy ước về ký tự ổ đĩa

 Các ổ đĩa trên máy tính được đánh thứ tự bằng ký tự chữ cái (từ A đến Z) được gọi là ký tự ổ đĩa.

 Ký tự A và B được dùng cho ổ đĩa mềm. Từ ký tự C - Z dùng để gán cho các loại ổ đĩa : ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD, ổ đĩa DVD, USB.

 Thứ tự ổ đĩa thường được gán tự động và thường theo thứ tự liên tục (Trong Windows XP chúng ta có thể đổi tên các ổ đĩa, cũng như đổi thứ tự của các ổ đĩa với nhau).

 Thông thường ổ đĩa C: luôn là ổ đĩa đặt các tập tin hệ thống của hệ điều hành để khởi động máy.

 Cách viết tên ổ đĩa : kí tự đại diện ổ đĩa sau đó là dấu 2 chấm. Ví dụ : C: , D: …

4. Đường dẫn (Path)

 Là lộ trình chỉ cho máy biết đến thư mục hoặc tập tin cần làm việc.  Nguyên tắc chỉ lộ trình cho máy là đi từ thư mục cấp cao đến thư mục

hoặc tập tin cuối cùng, mỗi tên thư mục cách nhau bởi dấu \

 Toàn bộ đường dẫn phải viết liên tục (không có dấu cách). Nếu sử dụng dấu cách thì phải bao trong cặp nháy kép.

 Dấu hai chấm ( .. ) : đại diện cho thư mục cha của thư mục hiện hành.  Dấu một chấm (.) : đại diện cho thư mục hiện hành.

Ví dụ :

Đường dẫn đến tập tin Hoc2.doc

C:\HOCWIN\BAIHOC\Hoc2.doc

Đường dẫn đến thư mục BAITAP

C:\HOCWIN\BAITAP

II.

Một phần của tài liệu Giáo trình tin học A (P1) (Trang 27 - 30)