Theo sát các khoản cho vay, khi các khoản vay đã quá hạn thì cán bộ tín dụng theo sát khách hàng, khuyến khích động viên khách hàng tìm nguồn thu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại vcb cần thơ (Trang 47 - 50)

dụng theo sát khách hàng, khuyến khích động viên khách hàng tìm nguồn thu khác để trả nợ.

- Ngân hàng nên phân loại nợ quá hạn theo nguyên nhân. Nên tìm ra các nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến nợ quá hạn của khách hàng để có hướng xử lý thích cho từng món. Phân hạn, xếp loại khách hàng có nợ quá hạn.

- Mặc dù các món nợ quá hạn, nợ xấu của Ngân hàng điều có tài sản đảm bảo nhưng Ngân hàng nên hạn chế tối đa việc khởi kiện ra tòa. Cán bộ tín dụng nên kiên trì bám trụ, thường xuyên lui tới, đánh vào tâm lý người vay sẽ đem lại kết quả nhất định, thay vì ra tòa sẽ tốn nhiều chi phí và thời gian làm cho vòng quay vốn của Ngân hàng bị ứ đọng như thế sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến khoản lợi nhuận của Ngân hàng.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 KẾT LUẬN

Qua phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ cho thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng qua 3 năm đạt kết quả tốt, cụ thể:

- Tình hình huy động vốn của Ngân hàng luôn tăng qua 3 năm. Bên cạnh nguồn vốn được điều chuyển từ hội sở về chi nhánh có giảm qua các năm. Điều đó cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng có cải thiện và đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng, Ngân hàng không cần sử dụng nhiều đến nguồn vốn điều chuyển.

- Cùng với sự tăng lên của nguồn vốn huy động thì doanh số cho vay cũng tăng qua các năm. Điều này cho thấy Ngân hàng đảm bảo được đầu ra cho những khoản vốn huy động được của mình và hạn chế được tình trạng ứ đọng vốn và cũng đã đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu về vốn cho các khách hàng của mình trên địa bàn TP. Cần Thơ, giúp các doanh nghiệp ổn định kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, hướng đến phát triển các ngành nghề phù hợp với từng thời kỳ kinh tế trên địa bàn thành phố.

- Mặc dù kinh tế khó khăn nhưng công tác thu nợ cũng được đảm bảo tăng qua các năm và đến năm 2011, nợ xấu Ngân hàng đã giảm so với năm 2010. Chính điều này cho thấy hiệu quả của việc lựa chọn đối tượng cho vay của Ngân hàng,trong thời gian qua Ngân hàng đã tập trung cho vay những khách hàng truyền thống và có phương án kinh doanh sản xuất khả thi và phù hợp với tình hình kinh tế lúc đó đồng thời hạn chế cho vay tiêu dùng, hạn chế cho vay vào lĩnh vực phi sản xuất. Đồng thời là sự cố gắng rất lớn của toàn thể cán bộ, nhân viên và đặc biệt là cán bộ tín dụng trong công tác giám sát, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển vững chắc của Ngân hàng. Đặc biệt là sự quản lý chỉ đạo, điều hành của Ban Giám Đốc nhằm giữ vững uy tín, nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường.

4.2 KIẾN NGHỊ

4.2.1 Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước

Chính phủ cần phải đánh giá kịp thời những diễn biến của nền kinh tế cũng như là tác động kinh tế thế giới đến Việt Nam để có những chỉ đạo kịp thời nhằm bình ổn và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Ngân hàng Trung ương cần phát huy hơn nữa vai trò điều hành chính sách tiền tệ của mình nhằm thúc đầy thị trường tiền tệ ổn định và phát triển. Đồng thời Ngân hàng Trung ương cần có những chính sách hỗ trợ các Ngân hàng sau lạm phát.

4.2.2 Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh CầnThơ Thơ

Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng, em xin trình bày một số kiến nghị sau:

- Chi nhánh cần tăng tối đa nguồn vốn huy động để có thề đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khách hàng. Tăng cường công tác quảng cáo để thu hút khách hàng, thông báo cụ thể tình hình lãi suất cũng như các dịch vụ mới của Ngân hàng, chú trọng xây dựng và cập nhật thông tin trên trang web riêng của Chi nhánh nhằm thu hút tối đa vốn nhàn rỗi trên địa bàn.

- Tiếp tục xác định khách hàng cũng như đối tượng đầu tư chính của mình để không đầu tư tràn lan mà chỉ tập chung đầu tư vào các lĩnh vực chủ chốt như: tập trung vào tín dụng xuất khẩu, vào những ngành nghề lĩnh vực là thế mạnh của địa bàn như: gạo, thủy sản…Duy trì mối quan hệ với những khách hàng truyền thống đồng thời mở rộng tiếp tục cho vay những khách hàng mới.

- Tiếp tục công tác xử lý nợ xấu, xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn động. Để tránh được nợ xấu Chi nhánh cần xem xét kĩ trước, trong và sau khi cho vay. Theo dõi tình hình hoạt động của đơn vị vay vốn để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Tăng cường thêm cán bộ tín dụng để giảm áp lực công việc, đồng thời để nâng cao hiệu quả tín dụng hơn. Khoản tín dụng đối với từng cán bộ tín dụng, nhằm làm cho cán bộ có trách nhiệm hơn đối với các khoản cho vay mà mình phụ trách. Cán bộ tín dụng cần quan tâm, theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc thu nợ kịp thời đối với các món vay đến hạn, các món vay quá hạn để làm lành mạnh hoạt động Ngân hàng.

4.2.3 Đối với địa phương

Hỗ trợ tối đa cho Chi nhánh trong việc xử lý và thu hồi nợ khó đòi, rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ để Ngân hàng thu hồi sớm vốn đã vay, tiếp tục công việc kinh doanh của mình, để không bị ứ động vòng vay vốn.

Chính quyền địa phương cần tích cực hợp tác với Ngân hàng trong việc phát hiện ra những dự án kinh doanh mang tính khả thi cao, có khả năng tạo ra phúc lợi cho xã hội. Tạo điều kiện cho Ngân hàng xét duyệt những hồ sơ vay vốn lớn chính xác và có hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lê Văn Tề. 2010. Giáo trình Tín dụng Ngân hàng. NXB. Giao thông Vận tải

Lê Văn Tư. 2005. Quản trị Ngân hàng thương mại. NXB. Tài chính Hà Nội.

Thái Văn Đại – Nguyễn Thanh Nguyệt . 2006. Giáo trình Quản trị Ngân hàng thươngmại. Tủ sách Trường Đại Học Cần Thơ.

Trần Ái Kết. 1998. Tài liệu lý thuyết tài chính tín dụng. Tủ sách Trường Đại Học Cần Thơ

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (2009), Báo cáo Đại hội cổ đông thường niên năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại vcb cần thơ (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w