Phƣơng tiện giao thông sạch

Một phần của tài liệu tiểu luận quản li môi trường và khu đô thị công nghiệp (Trang 41 - 46)

Xe buýt “sạch” là phƣơng tiện mà Thành phố cần hƣớng tới. Có nhiều giải pháp đã đƣợc công bố trong những năm gần đây, tập trung là hoàn thiện quá trình cháy của

động cơ diesel, sử dụng các dạng nhiên liệu không truyền thống cho xe buýt nhƣ LPG, khí thiên nhiên, methanol, ethanol, biodiesel, điện, pile nhiên liệu, năng lƣợng mặt trời. Xu hƣớng phát triển xe buýt sạch có thể tổng hợp nhƣ sau:

1. Hoàn thiện động cơ diesel

Các kỹ thuật mới để hoàn thiện động cơ diesel đã cho phép nâng cao rõ rệt tính năng của nó bao gồm áp dụng hệ thống phun ray chung điều khiển điện tử, lọc bồ hóng và xử lý khí trên đƣờng xả bằng bộ xúc tác ba chức năng. Hoặc nâng cao chất lƣợng nhiên liệu, sử dụng nhiên liệu diesel có hàm lƣợng lƣu huỳnh cực thấp, Việc dùng động cơ diesel sử dụng đồng thời nhiên liệu khí và nhiên liệu lỏng cũng là một giải pháp nâng cao tính năng của động cơ diesel.

2. Xe buýt đa động lực

Xe buýt đa động lực sử dụng ít nhất hai nguồn sức kéo bổ sung cho nhau. Các nguồn sức kéo này có thể là:

- Động cơ điện và động cơ nhiệt.

- Động cơ điện và hệ thống ắc quy động năng.

Động cơ điện ở đây có thể chạy bằng ắc quy thông thƣờng hay pile nhiên liệu. Động cơ nhiệt ở đây có thể là động cơ diesel hiện đại với hệ thống lọc bồ hóng và xử lý khí xả hay động cơ sử dụng nhiên liệu khí (khí thiên nhiên, khí dầu mỏ hóa lỏng). Giải pháp lý tƣởng là sử dụng xe buýt đa động lực phối hợp giữa pile nhiên liệu và ắc quy động năng (bánh đà) để tận dụng năng lƣợng khi ô tô giảm tốc độ trƣớc khi dừng ở các trạm.

3. Xe buýt chạy bằng pile nhiên liệu

Một trong những giải pháp của nguồn năng lƣợng sạch cung cấp cho ô tô trong tƣơng lai là pile nhiên liệu. Pile nhiên liệu là một hệ thống điện hóa biến đổi trực tiếp hóa năng trong nhiên liệu thành điện năng. Pile nhiên liệu trƣớc đây chỉ đƣợc nghiên cứu để cung cấp điện năng cho các con tàu không gian nhƣng ngày nay pile nhiên liệu đã bƣớc vào giai đoạn thƣơng mại hóa để cung cấp năng lƣợng cho ô tô. Do không có quá trình cháy xảy ra nên sản phẩm hoạt động của pile nhiên liệu là điện, nhiệt và hơi nƣớc. Vì vậy có thể nói rằng xe buýt hoạt động bằng pile nhiên liệu là xe buýt sạch tuyệt đối theo nghĩa phát thải chất ô nhiễm trong khí xả. Xe buýt chạy bằng pile nhiên liệu không nạp điện mà chỉ nạp nhiên liệu hydrogen. Khó khăn vì vậy liên quan đến việc lƣu trữ hydro dƣới áp suất cao hoặc trong vật liệu hấp thụ trên phƣơng tiện giao thông vận tải. Nhiều nghiên cứu đề nghị điều chế hydro ngay trên xe để sử dụng cho pile nhiên liệu nhƣng hệ thống nhƣ vậy rất cồng kềnh và phức tạp.

Tuy ngày nay ngƣời ta đã thành công trong chế tạo các loại pile nhiên liệu có hiệu suất cao và giá thành phù hợp nhƣng việc áp dụng phƣơng pháp này trên xe buýt vẫn còn xa so với hiện thực bởi vì so với các phƣơng pháp giảm thiểu ô nhiễm khác, pile nhiên liệu chạy ô tô vẫn còn là loại nhiên liệu “xa xỉ” và “cao cấp”. Theo nghiên cứu cho thấy, nếu sử dụng pile nhiên liệu để chạy cho ô tô thì giá thành sẽ đắt hơn so với chạy bằng diesel là 30%.

4. Xe buýt chạy điện

Hình 3-4: Xe buyt chạy bằng điện - Trolleybus

Các loại trolleybus lấy điện trực tiếp trên đƣờng dây ngày nay dƣờng nhƣ đã biến mất dần. Tuy các xe buýt này sạch và cơ động nhƣng hệ thống cung cấp năng lƣợng cho chúng (dây cáp điện trần) làm ảnh hƣởng đến cảnh quan thành phố và không an toàn.

Xe buýt chạy điện hiện đang đƣợc nghiên cứu phát triển là xe buýt chạy bằng ắc quy. Giải pháp này làm giảm thiểu môi trƣờng không khí trong thành phố nhƣng không làm giảm ô nhiễm môi trƣờng một cách tổng thể nếu nguồn điện dùng để nạp cho ắc quy đƣợc sản xuất từ các nhiên liệu hóa thạch. Ngày nay, xe buýt chạy bằng ắc quy đã đạt đƣợc những tính năng vận hành cần thiết trên hệ thống giao thông công cộng nhƣng giải pháp này còn bị giới hạn bởi quãng đƣờng hoạt động độc lập của phƣơng tiện do mật độ lƣu trữ năng lƣợng của ắc quy còn hạn chế.

KẾT LUẬN

Trong quá trình thực hiện đề tài, Nhóm đã rút ra các kết luận nhƣ sau:

Phƣơng tiện giao thông vận tải, nhất là ôtô, xe máy đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của xã hội nhƣng nó cũng gây ra những tác động xấu đến môi trƣờng, gây nguy hại cho sức khỏe của con ngƣời và làm suy giảm chất lƣợng cuộc sống đô thị. Vấn đề này không chỉ là vấn nạn của riêng Thành phố Hồ Chí Minh mà trở thành vấn nạn chung cho các thành phố đang trong quá trình đô thị hóa.

Để có thể kiểm soát đƣợc ô nhiễm do khí thải giao thông cần thiết phải có các giải pháp tổng thể và toàn diện chung cho cả Thành phố. Các giải pháp cần có sự kết hợp hài hòa giữa các công cụ chính sách, công cụ kinh tế cũng nhƣ công cụ truyền thông.

Thành phố cần thiết phải xây dựng các chính sách, chƣơng trình mang tính chất định hƣớng chung cho cả thành phố. Từ đó các cơ quan liên quan nhƣ Sở Giao thông công chánh, Sở Tài nguyên Môi trƣờng tiến hành triển khai thực hiện bằng các biện pháp cụ thể hóa các chƣơng trình đã đƣợc xây dựng.

Bên cạnh việc đƣa ra các giải pháp thực hiện thành phố cũng cần phải xây dựng lộ trình thực hiện. Lộ trình thực hiện cần phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố. Có nhƣ vậy mới đảm bảo các mục tiêu ban đầu đề ra.

Đồng thời cũng cần có sự phối hợp của các Cơ quan ban ngành nhà nƣớc, cũng nhƣ các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp để cùng hành động. Bên cạnh đó, một đối tƣợng không thể thiếu đó là ngƣời dân. Bởi đây chính là lực lƣợng chính trong tham gia giao thông làm phát sinh ô nhiễm.

Chỉ khi nào có sự quan tâm của thành phố cùng các giải pháp đƣợc triển khai của đồng bộ thì vấn đề ô nhiễm khí thải giao thông của thành phố mới có thể giải quyết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ GTVT và Chƣơng trình môi trƣờng Mỹ Á, 2004, Hội thảo nhiên liệu và xe cơ giới sạch ở Việt Nam.

2. GS.TSKH Bùi Văn Ga, Trần Văn Nam, Hồ Tấn Quyền, Phạm Thị Đông Phƣơng, Sử dụng LPG trên xe gắn máy và xe buýt, Trung tâm nghiên cứu môi trƣờng – Đại học Đà Nẵng.

3. GS.TSKH Bùi Văn Ga, Khí xả động cơ, sự tác hại đến môi trường và sức khỏe,

Trung tâm nghiên cứu môi trƣờng – Đại học Đà Nẵng.

4. GS.TSKH Bùi Văn Ga, Giáo trình Lao động nghề nghiệp và môi trường, Trung tâm nghiên cứu môi trƣờng – Đại học Đà Nẵng.

5. Hoàng Dƣơng Tùng, Báo cáo Hiện trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam, 2004, Cục Bảo vệ môi trƣờng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Hoàng Dƣơng Tùng, Báo cáo Hiện trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam, 2009, Cục Bảo vệ môi trƣờng.

7. Lê Văn Khoa, 2009, Bài Giảng Môn học Quản lý Môi trường Đô thị và Khu Công Nghiệp.

8. Trang web:

- http://www.nea.gov.vn/ONKK/hientrang1.html

Một phần của tài liệu tiểu luận quản li môi trường và khu đô thị công nghiệp (Trang 41 - 46)