Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý nợ xấu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam và một vài kiến nghị trong hoạt động quản lý nợ xấu. (Trang 30 - 33)

Nợ xấu vẫn luôn là vẫn đề đáng lo ngại đối với các ngân hàng thương mại. Vì vậy việc quản lý nợ xấu luôn được các ngân hàng quan tâm. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nợ xấu: nguyên nhân từ phía khách hàng, từ phía ngân hàng, hoặc do những yếu tố bất ngờ xảy ra trong nền kinh tế, những biến động của thiên nhiên…Tuy nhiên, việc quản lý nợ xấu trong ngân hàng sẽ chịu tác động bởi những nhân tố nào?

1.3.4.1 Sự quản lý yếu kém của Ngân hàng

Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ lớn nhất của mỗi ngân hàng đồng thời cũng là nghiệp vụ mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Mỗi ngân hàng luôn phải thiết lập cho mình một hệ thống quản lý nợ phù hợp với điều kiện và mục tiêu kinh doanh hướng tới của ngân hàng. Bất cứ sự sai sót nào trong khâu quản lý cũng như triển khai đều có thể gây ra rủi ro. Ngược lại, sự quản lý chặt chẽ, đồng bộ trong các khâu sẽ giúp ngân hàng ngăn ngừa đáng kể tình trạng nợ xấu phát sinh.

Sự quản lý điều hành của ngân hàng luôn đi đôi với tình trạng nợ quá hạn cao. Điều này có thể xảy ra do sơ hở của các nhân viên tín dụng hoặc do chính sự sai sót của các nhà quản lý. Một sự nhầm lẫn trong khâu thẩm định, khâu lập hồ sơ, hay trong khâu phân tích tín dụng đều dẫn đến những quyết định sai lầm khi cho vay, dù hậu quả xảy ra là nhỏ hay lớn, rủi ro tín dụng xảy ra là điều tất yếu. Một số nguyên nhân thường gặp như:

- Sự tập trung tín dụng vào một khu vực khách hàng, một lĩnh vực ngành nghề mà không đa dạng hoá danh mục tín dụng cũng là một nguyên nhân làm cho rủi ro của ngân hàng tăng cao.

- Không có sự điều chỉnh danh mục tín dụng trước những biến động bất lợi của nền kinh tế vĩ mô. Chẳng hạn, năm 2008 là năm mà tỷ lệ dư nợ bất động sản

hàng thương mại. Đứng trước tình hình đó, nhiều ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với lĩnh vực bất động sản nhằm hạn chế rủi ro xảy ra.

- Thiếu hệ thống chấm điểm tín dụng, đánh giá khách hàng hoặc hệ thống này xây dựng còn nhiều thiếu sót. Hiện nay tại Việt Nam, trung tâm thông tin tín dụng (CIC) được thành lập và có vai trò quan trọng với việc định hướng hoạt động, tổ chức, hướng dẫn triển khai nghiệp vụ thông tin tín dụng trong toàn hệ thống. Đồng thời CIC có nhiệm vụ triển khai xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và là nơi tiếp nhận các thông tin tín dụng từ phía các ngân hàng thương mại, xử lý các thông tin đó và lại tiếp tục cung cấp lại cho các ngân hàng thương mại. Điều đó giúp cho các ngân hàng thương mại hạn chế được rủi ro có thể xảy ra.

- Rủi ro đạo đức: Khi nói tới rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng của ngân hàng chúng ta thường đề cập tới rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng mà ít nhắc tới rủi ro xuất phát từ phía người quản lý. Một người quản lý làm đúng chức năng nhiệm vụ thì phòng ngừa được sự phát sinh của nợ xấu. Nhưng trên thực tế, vì lợi ích cá nhân hay một nhóm tập thể cán bộ quản lý trong công tác điều hành đã vô tình hoặc cố ý tạo điều kiện, kẽ hở cho các loại rủi ro này phát triển. Ví dụ như khi nhà quản lý đã có quan hệ lợi ích với khách hàng, mặc dù khách hàng đã được thẩm định là không đủ điều kiện nhưng vì một lý do nào đó nhà quản lý hướng dẫn khách hàng hợp thức hóa hồ sơ vay vốn hoặc trong một số trường hợp còn yêu cầu cán bộ tín dụng phải thực hiện theo ý kiến chỉ đạo. Bên cạnh đó, rủi ro đạo đức cũng có thể xảy ra do cán bộ tín dụng sơ hở hoặc câu kết với khách hàng, hay do khách hàng vay vốn nhưng không thực hiện vốn đúng như đã cam kết…Tất cả những yếu tố đó là nguyên nhân đẩy ngân hàng vào nguy cơ nợ xấu ngày càng cao.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân như sự bất ổn định của chủ trương chính sách từ chính phủ, hay do quy mô một số ngân hàng nhỏ nên không có điều kiện về vốn, mạng lưới để cải tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế về quản lý nợ xấu nên xác suất rủi ro cũng cao hơn.

1.3.4.2 Quy trình nghiệp vụ của ngân hàng còn thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ:

Vì có sự thiếu chặt chẽ trong quy trình nghiệp vụ dẫn đến việc khách hàng lợi dụng lừa đảo, chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình một chính sách tín dụng riêng biệt phù hợp với chiến lược kinh doanh của họ. Tuy nhiên nếu duy trì chính sách tín dụng một cách cứng nhắc, chậm chễ trong việc sửa đổi chính sách, hoặc áp dụng thiếu linh hoạt giữa các bộ phận khách hàng khác nhau có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng.

Bên cạnh đó sự ra đời ngày càng nhiều các ngân hàng thương mại khiến môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn, việc các ngân hàng tìm mọi biện pháp mở rộng chiếm lĩnh thị phần bằng cách đơn giản hóa các thủ tục cho vay ( ví dụ như cho vay tín chấp), hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá khách hàng cũng là nguyên nhân làm cho nợ xấu của ngân hàng gia tăng.

1.3.4.3 Cơ chế trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro chưa hợp lý

Quỹ dự phòng rủi ro là nguồn quan trọng của ngân hàng nhằm phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh tín dụng. Quỹ dự phòng phải được sử dụng để xử lý rủi ro ngay khi khoản nợ được xếp vào nhóm 5, và phải tuân thủ nguyên tắc sử dụng dự phòng cụ thể cho từng khoản vay, sau đó phát mại tài sản để thu hồi khoản nợ, nếu không đủ bù đắp tổn thất mới sử dụng đến dự phòng chung.

1.3.4.4 Cán bộ tín dụng còn thiếu kinh nghiệm:

Một số cán bộ tín dụng khi mới bắt đầu với công việc còn thiếu nhiều kinh nghiệm. Việc thẩm định, đánh giá tình hình tài chính của các đối tượng khách hàng không chỉ đơn thuần dựa trên các con số mà phải dựa trên cả kinh nghiệm thực tiễn. Một cán bộ tín dụng lâu năm có thể dễ dàng nhận thấy những điểm bất lợi của khách hàng như môi trường kinh doanh, bộ máy quản lý, chiến lược phát triển… cho dù số liệu thẩm định là tốt, những điều

đó cũng có thể là yếu tố cản trở quyết định cho vay của ngân hàng, tuy nhiên đó là điều mà nhân viên tín dụng mới vào ngành khó có thể nắm bắt được ngay.

Cán bộ tín dụng phải có đầu óc phán đoán nhanh nhạy, dự báo được triển vọng trong tương lai, cơ hội cũng như thách thức mà khách hàng có thể gặp phải, nếu đánh giá không đúng có thể sẽ dẫn tới những quyết định cho vay sai lầm.

Việt Nam mới gia nhập WTO, các điều kiện về thương mại quốc tế vẫn còn nhiều mới mẻ đối với cán bộ ngân hàng vì vậy việc đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ năng động, có trình độ để có thể tiếp cận với chuẩn quốc tế là vấn đề đang được chú trọng.

1.3.4.5 Cơ cấu cho vay không hợp lý:

Tín dụng của ngân hàng vẫn chủ yếu tập trung ở tín dụng ngắn hạn (chiếm gần 70% trong tổng dư nợ), và phần lớn là cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo báo cáo của Vụ tín dụng – Ngân hàng nhà nước (tháng 9/2009) thì doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của hệ thống ngân hàng Việt Nam tính tới 31/7/2008 là 289100 tỷ đồng trong đó khối NHTM Nhà nước là 141.816 tỷ đồng chiếm 47,7%, khối NHTM cổ phần là 139.837 tỷ đồng chiếm 47,07%; khối ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 7.446 tỷ đồng, chiếm 2,5%. Trong đó tỷ lệ cho vay ngắn hạn tại các NHTM cổ phần chiếm tới 70% và tại khối NHTM nhà nước chiếm tới 95%

Việc tập trung chủ yếu thị phần tín dụng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không đa dạng hóa danh mục tín dụng trong điều kiện nền kinh tế chịu nhiều biến động bất lợi từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến cho ngân hàng gặp nhiều rủi ro hơn.

Theo thống kê hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam trong năm vừa qua thì có tới 73,2% doanh nghiệp hoạt động trung bình, 3,8% doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong đó có 1,2% doanh nghiệp đang ở trong tình trạng có khả năng mất vốn và chỉ có 23% doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả (Theo báo cáo của Vụ tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam và một vài kiến nghị trong hoạt động quản lý nợ xấu. (Trang 30 - 33)