Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản ROA:

Một phần của tài liệu phân tích camels báo cáo tài chính ngân hàng vietinbank (Trang 41 - 43)

ROE = xx Năm 2011, ta có

2.2.2. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản ROA:

Chỉ tiêu này là một chỉ tiêu quan trọng, đo lường khả năng sinh lời, qua đó cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng

ROA được tính theo công thức: ROA =

Năm 2011, ROA của VietinBank là: ROA = x 100% = 1,51%

Năm 2010, ROA của VietinBank là: =x 100% = 1,13%

Như vậy, qua 2 năm 2010 và 2011, ROA tăng, do lợi nhuận sau thuế tăng 81,72% và tổng tài sản bình quân tăng là 35,46% . Như vậy cả lợi nhuận sau thuế và tài sản bình quân đều tăng, nhưng mức tăng của lợi nhuận sau thuế cao hơn so với mức tăng của tổng tài sản bình quân là 46,26%.

Bảng phân tích tài sản bình quân 2 năm 2011 và 2010

Tài sản bình quân 2011 Tài sản bình quân 2010 Mức tăng giảm TSBQ tuyệt đối Mức tăng giảm TSBQ tương đối TÀI SẢN Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 3263903,50 2509004 754899,50 30,09

Tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam

("NHNN") 8568927,00 5202868 3366059,00 64,70

Tiền, vàng gửi tại và cho

Chứng khoán kinh doanh 383453,50 226618 156835,50 69,21

Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản

tài chính khác 19739,00 47235 -27496,00 -58,21

Cho vay khách hàng 260915932,00 196526715 64389217,00 32,76

Chứng khoán đầu tư 64517129,50 50281213 14235916,50 28,31

Góp vốn , đầu tư dài hạn 2508620,50 1778256 730364,50 41,07

Tài sản cố định 3524281,50 3299938 224343,50 6,80

Tài sản có khác 12258949,50 8348117,5 3910832,00 46,85 TỔNG TÀI SẢN 414167290,00 305757931,5 108409358,50 35,46

Tài sản bình quân tăng, và biến động mạnh ở nhiều chỉ tiêu. Tài sản thay đổi khiến tài sản bình quân cũng sẽ thay đổi, và xu hướng biến động là tương tự nhau. Do đó, ở phần CRM đã phân tích kĩ chỉ tiêu tài sản, mục 2.1.2.8

Nhìn chung, tỷ lệ này có xu hướng tăng trong năm 2011. Nguyên nhân do tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế ( tăng 80.94%) cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân (tăng 25.26%). Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam năm 2011 gặp nhiều khó khăn, Vietinbank vẫn đạt vượt chỉ tiêu đề ra, điều này cho thấy năng lực quản trị của lãnh đạo và năng lực nhân viên của ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng các nguồn thu so với chi phí đã tăng lên và đạt hiệu quả tốt. Năm 2012 nền kinh tế nước ta tiếp tục biến động mạnh, hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn, Vietinbank vẫn duy trì khá tốt vị trí của mình. CTG VCB STB EIB SHB Qúy 1 2,68 2,62 2,00 2,81 1,78 Quý 2 2,78 2,58 2,04 2,77 1,59 Quý 3 2,79 2,64 2,16 2,77 1,66 Quý 4 3,18 2,66 2,17 2,83 1,71 Cả năm 3,21 2,72 2,15 2,75 1,81

Nếu so sánh các ngân hàng lớn với quy mô tương tương thì ta thấy ROA của CTG cao nhất trong tất cả các ngân hàng, duy trì ở mức trên 2,68%. Điều này cho thấy lợi nhuận sau thuế của CTG cao nhất trong năm 2011. Hoạt động kinh doanh của CTG rất hiệu quả do những chính sách, chiến lược hợp lý. Điều này càng thấy rõ hơn thông qua sự tăng lên đều đặn qua các quý với tốc độ nhanh chóng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản bình quân. Khi mà tất cả các ngân hàng khác, ROA đếu tăng thì đến cuối năm, tỷ lệ ROA của CTG dừng ở mức 3,21. Đây là một tỷ lệ rất cao mà các ngân hàng khác muốn hướng đến. Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn mà CTG vẫn kinh doanh có lãi với tốc độ tăng trưởng cao.

Ngân hàng đã biết tận dụng triệt để nguồn lực sẵn có về cơ sở vật chất và hạ tầng. Đó là một điều rất đáng khích lệ.

Nhìn chung, mặc dù tỷ suất ROA của các ngân hàng Việt Nam trong mấy năm gần đây có xu hướng khá ổn định nhưng vẫn đang ở mức khá thấp so với các ngân hàng của các nước trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng tổng TS có xu hướng chậm hơn so với tăng trưởng LNST, tuy nhiên hoạt động của các ngân hàng chủ yếu phụ thuộc vào tín dụng, do đó khó tạo được sự đột phá về lợi nhuận.

Như vậy, có thể thấy chất lượng tài sản tương đối tốt, quản lý hoạt động tài sản hiệu quả, ROA tăng tốt.

Một phần của tài liệu phân tích camels báo cáo tài chính ngân hàng vietinbank (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w