NHÀ ÐIÊU KHẮC

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyến đi thực tế du lịch “hành trình di sản miền trung” (Trang 32 - 35)

Cách chơi: Người điều khiển được chọn làm người điêu khắc, sắp tất cả các người trong vòng tròn theo bất cứ hình thể nào (người được sắp xong không cử động), xong đâu đấy nhà điêu khắc đi từng người và tìm mọi cách để chọc người đó cười hoặc cử động. Người đầu tiên làm sai (cười hoặc cử động) sẽ trở thành nhà điêu khắc.Chú ý: Ðể trò chơi thêm vui nhà điêu khắc có thể cho biết hình tượng mình nặn.

Thí dụ: Thưa quí vị đây là con khỉ phi châu nè. À! cái miệng nó chưa được nhọn, tôi phải sửa lại một chút nè v.v...

5. BẠN NÀO ĐẤY (hay còn gọi là trò chơi “Nhớ tên”) - Cách chơi:

Tất cả các bạn ngồi thành vòng tròn. Quản trò gọi tên một bạn nào đó lập tức hai bạn ngồi hai bên bạn được gọi tên sẽ hô “Có”. Và bạn được gọi tên lại tiếp tục gọi tên một bạn khác. Trò chơi cứ tiếp tục như thế.

Bạn được gọi trúng tên mà hô “Có”, sẽ bị phạt. Cả hai bạn ở hai bên, nếu chậm trễ, hoặc làm sai cũng bị phạt.

6. trò chơi có tên là “Ông Bảy – bà Ba

- Trước tiên, người quản trò chia Quý khách thành 2 đội chơi (cách phân giống như ở trò thứ 2). Tuy nhiên, lần này người quản trò nhớ đặt tên cho mỗi đội nhé: 1 đội sẽ là “ ông Bảy” – đội còn lại là “ bà Ba”

- Thể lệ như sau: Hai đội chơi sẽ lần lượt nêu 1 từ diễn tả hành động và bắt đầu bằng chữ “ Đ” hay chữ “ B”. Hoặc có thể sáng tạo với những chữ cái khác… Nhiệm vụ của người quản trò, sẽ là kết nối cùng 2 đội chơi và nhớ được những từ mà 2 đội đưa ra.

Ví dụ như: ông Bảy “đá” bà Ba – bà Ba “ đấm” ông Bảy

Trong quá trình tham gia, nếu như đội nào không đưa ra được thêm đáp án hoặc lặp lại từ 2 lần thì đội đó sẽ bị thua cuộc. Xử phạt thế nào thì tùy các bạn quyết định.

8. Đặt tên cho bạn.

Mục đích:

+ Tạo không khí vui vẻ, sôi động.

+ Giữ sức khoẻ trong quá trình đi đường.

+ Kiểm tra kiến thức ngôn ngữ tiếng Việt của người chơi. Nội dung:

+ Số lượng: 20 – 30 người. + Quản trò phổ biến luạt chơi. + Quản trò nói: Tôi thấy, tôi thấy. + Quý khách hỏi: Thấy ai, thấy ai? + Quản trò: Thấy Thu thật thà.

+ Thu lại nói: Tôi thấy, tôi thấy. + Quý khách hỏi: Thấy ai, thấy ai? + Thu nói: Thấy Mai, thấy Mai. + Quý khách hỏi: Mai như thế nào? + Thu nói: Thấy Mai mập mạp. + Mai nói: Tôi thấy, tôi thấy. + Quý khách hỏi: Thấy ai, thấy ai? + Mai nói: Thấy Long, thấy Long. + Quý khách hỏi: Long như thế nào. + Mai nói: Thấy Long lạnh lùng. Phạm luật:

+ Đặt biệt danh trùng với đáp án đã có.

+ Biệt danh không có nghĩa hoặc không phải là từ láy.

+ Khi quản trò đếm đến 5 hoặc 10 (theo quy định cụ thể) vẫn không không kể được

Hình Phạt:

Bữa tiệc bò

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc) Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng

Cách phạt: Tập thể cùng nói “Bò nhúng dấm nhúng dấm, bò tùng xẻo tùng xẻo, bò lúc lắc lúc lắc”.

Người bị phạt đứng thành hàng dọc hoặc vòng tròn làm động tác sau: - Nhún theo điệu câu nói “Bò nhúng dấm, nhúng dấm”.

- Lấy hai tay làm như xẻo mông “bò tùng xẻo, tùng xẻo”

Chú ý: Người bị phạt vừa đọc theo, vừa làm động tác, vừa đi quanh vòng tròn . Vịt đẻ trứng vàng

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc) Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng

Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do “te te te – vịt đẻ, te te te – vịt ấp, te te te – vịt nở, te te te – vịt bay”.

Người bị phạt đứng theo hàng dọc hoặc vòng tròn, khi nghe hát thì hô “cạp cạp cạp…” và làm điệu bộ theo các động tác.

- Vịt đẻ: hai tay để sau mông - Vịt ấp: hai tay để trước bụng - Vịt nở: hai tay để trước mặt - Vịt bay: hai tay giang ra hai bên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyến đi thực tế du lịch “hành trình di sản miền trung” (Trang 32 - 35)