Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn La

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Sơn La (Trang 27 - 30)

I. Sơ lược về chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La 1 Quá trình hình thành, phát triển của chi nhánh NHĐT và PT tỉnh Sơn La

2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn La

Được chia làm: 7 Phòng nghiệp vụ, 2 Phòng giao dịch và 1 tổ nghiệp vụ. - Phòng Quan hệ khách hàng.

- Phòng Quản lý rủi ro. - Phòng Quản trị tín dụng. - Phòng Dịch vụ khách hàng. - Phòng Kế hoạch - Tổng hợp. - Phòng Tài chính - Kế toán. - Phòng Tổ chức Hành chính. - Phòng Giao dịch Mộc Châu. - Phòng giao dịch Mường La. - Tổ Quản lý và dịch vụ kho quỹ.

Các khối của chi nhánh được tổ chức sắp xếp, có sự phân định rõ các chức năng nhiệm vụ của từng khối, phòng, tổ. Từ đó thực hiện chuyên môn hoá sâu trong từng lĩnh vực hoạt động của chi nhánh.

2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng banBan Giám đốc Ban Giám đốc

Khối Quan hệ khách hàng

Khối QLRR Khối tác nghiệp Khối quản lý nội bộ

Phòng QHKH Khối trực thuộc Phòng QLRR Phòng Quản lý tín dụng Phòng DVKH Tổ Tiền tệ - Kho quỹ Phòng Tài chính - KT Phòng TC-HC Phòng KHTH-Điện toán P. Giao dịch Mộc Châu Phòng giao dịch Mường La

a. Chức năng chung của các Phòng

1. Đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc Giám đốc chi nhánh xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm vụ được phân giao, các văn bản hướng dẫn, pháp chế thuộc lĩnh vực nghiệp vụ được giao.

2. Chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao; trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao, theo đúng quy chế, thẩm quyền, quy trình nghiệp vụ, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của toàn Chi nhánh.

Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính tuân thủ đúng đắn chính xác, trung thực đảm bảo an toàn, hiệu quả trong phạm vi nghiệp vụ của Phòng được giao, góp phần đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Chi nhánh.

3. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong Chi nhánh theo quy trình nghiệp vụ; chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng về nghiệp vụ và các vấn đề chung của Chi nhánh.

4. Tổ chức lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin (thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích, bảo mật, cung cấp…)

5. Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo, rèn luyện cán bộ về phong cách giao dịch, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển.

6. Xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, tuân thủ nội quy lao động. thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ của phòng để góp phần phát triển nguồn lực nhân lực của Chi nhánh.

b. Nhiệm vụ cụ thể của các Phòng nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Sơn La (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w