Cấu trúc của mạch điện trên động cơ

Một phần của tài liệu máy chẩn đoán carman scan vg trong công tác chẩn đoán hư hỏng cho động cơ huyndai ef sonata 2.0 (Trang 26 - 91)

Hình 1.21 Mạch chẩn đoán trên động cơ Hyundai Sonata 2.0 (2/2)

Từ cấu trúc của mạch chẩn đoán cho ta biết được kết cấu của mạch chẩn đoán và vi trí của các chân chẩn đoán các bộ phận trên ô tô.

- Chân số 14: Kết nối tới các cảm biến tốc độ - Chân số 8: Kết nối tới hệ thống ABS

- Chân số 6: Kết nối tới hệ thống TCS

- Chân số 5: Kết nối tới hệ thống nhóm cảm biến

- Chân số 3: Kết nối tới hệ thống ECS (Electrically controlled suspension - Hệ thống treo điều khiển bằng điện)

- Chân số 12: Kết nối tới hệ thống túi khí

2.1.1 Kết cấu của thân máy chính

2.1.1.1 Phần mặt trước của máy

Hình 2.1: Phía trước của thân máy chính

1- Đèn báo tình trạng Thể hiện tình trạng của máy.

2- Phím điều khiển phải

Khi lựa chọn các mục, sử dụng các phím này để di chuyển lên, xuống, sang trái, sang phải. (Chức năng của các phím bên tay phải có thể được thay đổi với những phím điều khiển bên tay trái (10)).

3- Phím vào/ra Với những phím này ta có thể bắt đầu, xóa bỏ, thoát, hay lùi lại một bước trong chương trình. 4- Phím trợ giúp Khi ấn phím này thì sẽ cho ta

trợ giúp về các chức năng và cách sử dụng máy.

6- Phím chức năng đặc biệt (F1-F5)

Sử dụng để chạy các chương trình ứng dụng hay chức năng đặc biệt.

8- Nút nguồn Sử dụng để tắt hay bật máy. Ấn giữ 3s hoặc hơn để tắt hay bật nguồn của máy.

9- O/X Dùng để lựa chọn có hoặc không khi xóa các mã lỗi hoặc khởi động phần tử tác động.

10- Phím điều khiển trái Giống phần 2. Nó có thể thay thế chức năng của các phím trong phần 2.

11- LCD Màn hinh hiển thị.

2.1.1.2 Mặt phía bên phải của máy

Hình 2.2: Phía mặt bên phải của thân máy chính

Cổng kết nối tai nghe Dùng để kết nối tới tai nghe. Cung cấp chân cắm loại nhỏ 3.5mm.

Hình 2.3: Phía mặt bên trái của thân máy chính

1- Cổng kết nối với màn hình bên ngoài

Dùng để kết nối tới màn hình bên ngoài như màn hình CRT, màn hình LCD…

2- Cổng kết nối bàn phím Dùng để kết nối bàn phím ngoài. 3- Cổng kết nối tới hệ thống

mạng LAN

Dùng để cắm cáp nối mạng LAN.

2.1.1.4 Mặt phía trên đầu của máy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.4: Mặt phía trên đầu của máy

1- Cổng nguồn Bộ kết nối để kết nối tới bộ biến đổi nguồn hoặc nguồn trên xe.

2- Cổng kết nối chuẩn RS 232 Dùng để kết nối với cáp chuẩn RS 232.

3- Cổng kết nối cáp thông tin DLC

Dùng để kết nối với cáp thông tin DLC: cáp dùng để chẩn đoán ô tô. 4/5- Cổng USB

Dùng để kết nối nối tới các thiết bị khác dùng chuẩn USB 2.0 hoặc 1.1 như máy in…

6- Cổng kết nối với cáp của thiết bị chỉ báo

Cổng này dùng để kết nối cáp cho thiết bị dao động kế hoặc vạn năng kế.

2.1.1.5 Mặt phía sau của máy

Hình 2.5: Mặt phía sau của máy

1- Bút dùng cho bảng điều khiển cảm ứng

Vị trí này dùng để đặt bút sau khi sử dụng.

2- Giá đỡ

Giá đỡ này giúp cho việc đặt máy tạo ra một góc nghiêng tạo điều kiện làm việc dễ dàng.

3- Nắp đậy bảo vệ pin Nắp đậy và bảo vệ pin 4- Lỗ thông gió

Lỗ thông gió dùng để tản nhiệt cho thiết bị. Khi ta bật nút nguồn thì quạt tản nhiệt sẽ quay để làm mát máy. 2.1.1.6 Nhóm đèn báo tình trạng

Hình 2.4: Nhóm đèn báo tình trạng

1- Đèn báo nguồn Đèn này sẽ sáng khi máy được cắm với nguồn AC(từ bộ chuyển nguồn hoặc từ nguồn ô tô).

2- Đèn báo pin Đèn này sẽ sáng khi năng lượng của pin được sử dụng.

3- Đèn LAN Đèn này sáng khi cáp mạng LAN được cắm vào để kết nối tới máy tính khác hoặc kết nối vàp mạng internet. 4- Đèn báo ổ cứng (HDD) Đèn sẽ sáng khi ổ cứng trong máy

hoạt động.

5- Đèn DLC Đèn này sẽ sáng khi kết nối cáp DLC với giắc DLC trên ô tô

6- TRIGGER Đèn này sẽ sáng khi màn hình chức năng được sử dụng hoặc khi bộ kích hoạt dạng sóng được thể hiện.

Gõ nhẹ bút một lần: Dùng bút chấm nhẹ vào màn hình một lần. Điều này giống như kích đơn chuột trái.

Gõ nhẹ bút hai lần: Dùng bút gõ nhẹ lên màn hình hai lần liên tục và nhanh. Điều này giống như kích đúp chuột trái.

Rê bút: Di chuyển và giữ bút tiếp xúc với màn hình.

Điểm: ép nhẹ màn hình với đầu bút và giữ nó trong 1 - 2s. Điều này giống như kích phải chuột.

Cung cấp chức năng chẩn đoán xe ô tô và hiển thị thông số hiện thời của các cảm biến thông qua sự liên kết thông tin với xe chẩn đoán

Cung sự trợ giúp cho sự chẩn đoán hệ thống điều khiển điện động cơ. Bao gồm sơ đồ mạch điện và các thông số kỹ thuật khác.

Hiển thị các dữ liệu đã được lưu từ các cảm biến, các biểu đồ dạng xung và chức năng chụp ảnh màn hình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cung cấp chức năng tìm kiếm khi kết nối cáp mạng LAN.

Sử dụng 4 dải sóng, nó cung cấp chức năng đo xung đánh lửa sơ cấp và thứ cấp; các xung của cảm biến, cơ cấu khởi động… Thêm vào một đồng hồ đo, một chức năng mô phỏng.

Cung cấp các chức năng: máy tính số, hiệu chỉnh màn hình cảm ứng và xem các file dữ liệu.

Cung cấp các chức năng download chương trình hay updates dữ liệu vào ổ cứng hay bộ nhớ trong của máy.

Cung cấp chức năng thay đổi hay sửa đổi các cài đặt cơ bản của máy.

Thể hiện trạng thái pin đang được sử dụng năng lượng hay đang được nạp năng lượng.

Hiện lên hay ẩn đi bàn phím để nhập dữ liệu trên màn hình.

Cung cấp chức năng chụp ảnh màn hình.

2.1.1.9 Các bộ phận chính và các bộ phận kết nối của máy2.1.1.9.1 Các bộ phận cơ bản 2.1.1.9.1 Các bộ phận cơ bản

2.1.1.8.3 Bộ dụng cụ châu Âu (Đức)

2.1.1.8.4 Bộ dụng cụ châu Âu (Pháp)

2.1.1.8.5 Bộ dụng cụ Mỹ

2.1.1.10 Chức năng của máy CARMAN SCAN VG

Chức năng chẩn đoán:

Cho phép ghi lại các dữ liệu để phân tích và in kết quả kiểm tra. Chức năng đo xung sóng Oscillo Scope và đồng hồ đo vạn năng Đo xung đồng thời trên 04 kênh.

Chụp lại dạng xung để phân tích.

Cho phép liên kết với các thiết bị ngoại vi mở rộng tính năng hoạt động như: Tín hiệu điện áp đánh lửa, tín hiệu xung phun, cảm biến trục cơ, nhiệt độ, áp suất, chân không, đo dòng điện lớn, lấy xung đánh lửa từ 04 máy đồng thời…

Kết nối với thiết bị phân tích khí xả

Chức năng thông tin sửa chữa cho người vận hành

Tư vấn cho người thợ sửa chữa theo các dạng hư hỏng của xe, theo các chi tiết trên xe kèm nhiều hình ảnh sinh động chi tiết về các cơ cấu, vị trí cảm biến,…

Có sơ đồ mạch điện của nhiều loại xe cho người thợ tham khảo.

Phần mềm và các tính năng mở rộng

Bộ đọc và xử lí dữ liệu cầm tay, màn hình cảm ứng LCD.

Phần mềm và bộ đầu nối OBDI và OBDII đối với xe Châu Á: Toyota, Lexus, Honda, Nissan, Mitsubishi, Proton, Mazda, Subaru, Suzuki, Isuzu, Infiniti, Holden, Hyundai, Kia, Daewoo, Ssangyong,... (tiêu chuẩn theo máy).

Phần mềm và bộ đầu nối OBDII đối với xe Châu Âu: Benz, BMW, Audi, VW, Opel,... (option).

Phần mềm và bộ đầu nối OBDI và OBDII đối với xe Mỹ: GM, Chrysler, Ford,... (option).

Đo nhiệt độ, áp suất, chân không, đo dòng điện lớn, lấy xung đánh lửa từ 04 máy đồng thời… (option).

Phân tích khí xả động cơ xăng NGA-6000 (option). Máy tính cá nhân, màn hình và máy chiếu.

2.2 Xây dựng các bài thực hành trên thiết bị

2.2.1 Cách kết nối và lựa chọn chương trình chẩn đoán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1.1 Kết nối máy chẩn đoán tới thiết bị cần chẩn đoán

Nối cáp chính tới giắc kết nối DLC trên đầu của máy. Đẩy những cái lẫy trên cả hai mặt của giắc kết nối cho đến khi nghe tiếng click.

Thực hiện sự kết nối sau khi kiểm tra vị trí của giắc cắm và thông số kỹ thuật của xe được chẩn đoán.

2.2.1.2 Lựa chọn chương trình chẩn đoán

Trên menu chính, kích chọn biểu tượng chương trình chẩn đoán ô tô. (VEHICLE DIAGNOSIS).

Kích chọn nước sản xuất ô tô và dòng xe cần chẩn đoán. Ta chọn nước sản xuất là KOREA.

Nếu ta chọn biểu tượng ở khu vực bên trái thì sẽ tạo ra một bảng các xe phía bên phải. Ở đây là chọn loại xe Hyundai.

Sau đó tới lựa chọn tên loại xe chẩn đoán. Loại động cơ đã chọn lắp trên xe Sonata đời 94 - 98.

Sau khi lựa chọn loại xe chẩn đoán sẽ hiện ra một bảng các hệ thống chẩn đoán. Kích chọn một hệ thống trên ô tô (động cơ, hộp số tự động, ABS, túi khí, v.v…). Ta chọn hệ thống động cơ.

Chọn loại động cơ L4-DOHC và chọn tên động cơ là UNLEAD 97MY như hình

Sau khi chọn loại động cơ dòng chữ “connecting to ECM…” được hiện ra và các thông tin được kích hoạt.

Khi kết nối thành công màn hình chẩn đoán sẽ xuất hiện. Nếu bị lỗi sẽ có dòng tin “Communication Error” xuất hiện. Nếu thông báo này xuất hiện hãy kiểm tra lại xem cáp chẩn đoán đã được kết nối chính xác chưa và ta đã chọn đúng loại động cơ và năm sản xuất chưa?

Nếu chương trình chẩn đoán trong bộ nhớ của máy có chứa nhiều hơn một ngôn ngữ thì máy sẽ cho ta lựa chọn một ngôn ngữ khác để chẩn đoán.

2.2.1 Xây dựng một số bài thực hành trên thiết bị

2.2.1.1 Bài thực hành số 1: vô hiệu hóa cảm biến độ chân không tuyệt đối và cảm biến MAP để chẩn đoán

Hình 2.5: Quá trình thực hiện bài thực hành số 1

Khi đã kết nối và nhận diện xong đối tượng chẩn đoán ta tiến hành chẩn đoán động cơ với cách làm là: vô hiệu hóa cảm biến nhiệt độ khí nạp và cảm biến độ chân không tuyệt đối trong ống góp hút (cảm biến MAP - Mannifold Absolute Pressure Sensor) bằng cách rút giắc cắm chân của chúng. Sau đó tiến hành như sau:

Khi lựa chọn biểu tượng VEHICLE DIAGNOSIS để chẩn đoán sẽ cho ra các lựa chọn sau:

Lựa chọn chức năng chẩn đoán theo mã lỗi (DIAGNOSTIC TROUBLE CODES). Máy sẽ quét các mã lỗi và đưa ra màn hình chờ.

Sau khi máy quét xong kết quả ta nhận được là:

Khi truy cập vào phần HELP của máy ta sẽ có sự mô tả cụ thể về từng mã lỗi có thể gặp như sau:

Nếu động cơ không có lỗi được lưu thì máy sẽ xuất hiện thông báo.

Sau đó ta lắp giắc chân cảm biến lại, tiến hành xóa mã lỗi. Nếu ta không làm công việc xóa mã lỗi thì mã lỗi vẫn được lưu trong ECU và ECU hiểu rằng lỗi này vẫn tồn tại mặc dù ta đã sửa. Nếu ta xóa lỗi mà lỗi chưa được sửa thì sau chu kì hoạt động đầu tiên lỗi lại được ghi nhận và sau chu kì thứ hai lỗi sẽ được lưu lại trong ECU.Ta xóa mã lỗi bằng cách chọn vào mã lỗi và kích chọn biểu tượng ERASE và chọn YES để đồng ý xóa lỗi.

Chú ý không xóa mã lỗi khi động cơ đang chạy. Phải xóa mã lỗi khi khóa điện ở vị trí ON và động cơ tắt. Nếu xóa mã lỗi khi động cơ đang hoạt động có thể gây ra một số hiện

tượng bất bình thường. Sau khi sửa xong các lỗi đã báo và xóa các lỗi ta tiến hành chẩn đoán lại để chắc chắn rằng các lỗi đã được sửa hoàn toàn. Nếu các lỗi đã được khắc phục đúng máy sẽ báo “NO TROUBLE CODES”. Nghĩa là khi đó các lỗi đã được khắc phục đúng.

2.2.1.2 Bài thực hành số 2: vô hiệu hóa cảm biến vị trí bướm ga để chẩn đoán

Ta tiến hành vô hiệu hóa cảm biến vị trí bướm ga (throttle position sensor) như hình 2.6. Để máy xác nhận mã lỗi ta phải cho động cơ khởi động để ECU ghi nhận mã lỗi.

Hình 2.6: Vô hiệu hóa cảm biến vị trí bướm ga

Sau khi vô hiệu hóa cảm biến vị trí bướm ga ta tiến hành chẩn đoán theo các bước trong bài thực hành 1 ta được kết quả báo như sau:

2.2.1.3 Bài thực hành số 3: vô hiệu hóa cảm biến vị trí trục cam để chẩn đoán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ta tiến hành vô hiệu hóa cảm biến vị trí bướm ga (throttle position sensor) như hình 2.7. Để máy xác nhận mã lỗi ta phải cho động cơ khởi động để ECU ghi nhận mã lỗi.

Hình 2.7: Vô hiệu hóa cảm biến vị trí trục cam

Sau khi vô hiệu hóa cảm biến vị trí bướm ga ta tiến hành chẩn đoán theo các bước trong bài thực hành 1 ta được kết quả báo như sau:

Kết quả nhận được phù hợp với sự vô hiệu hóa cảm biến vị trí bướm ga ta tạo ra. Lỗi này không làm cho động cơ ngừng hoạt động. Sau đó ta lắp lại cảm biến và tiến xóa mã lỗi (chú ý xóa mã lỗi khi động cơ đã ngừng hoạt động) để động cơ hoạt động bình thường. Kiểm tra lại để chắc chắn cảm biến đã được lắp đúng.

2.2.1.4 Bài thực hành số 4: đo xung điện của mạch đánh lửa sơ cấp

- Kết nối máy chẩn đoán với thiết bị chẩn đoán

Kết nối cáp tín hiệu vào máy chẩn đoán. Cắm cáp tín hiệu vào các giắc số sáu trong phần giới thiệu thiết bị.

Hình 2.8 Tiến hành kết nối cáp vào máy chẩn đoán

Xoay đầu cáp đến khi nó được giữ chặt với chân kết nối.

Hình 2.9 Đầu kết nối của cáp đo xung

Hình 2.10 Tiến hành kết nối cáp tới thiết bị cần đo

- Tiến hành đo xung

Hình 2.11: Tiến hành đo xung

Từ màn hình menu chính của máy ta chọn biểu tượng OSCILLO SCOPE để khởi động chức năng đo xung của máy chẩn đoán.

Khi truy cập vào chức năng đo xung của máy menu lựa chọn của chức năng đo xung xuất hiện.

Trong bảng menu ta chọn chức năng cài đặt tự động (Auto setup) máy sẽ cài dặt các thông số tự động cho sự thể hiện tín hiệu xung đo được bảng lựa chọn các xung cần đo trong hệ thống 4 tín hiệu xung.

Sau khi lựa chọn loại tín hiệu được đo ta chọn biểu tượng SAVE máy bắt đầu ghi lại xung tín hiệu của tín hiệu vào đầu đo.

Chức năng đo xung sẽ có thể được sử dụng để chẩn đoán phần hỏng hóc mạch điện khác không phải mạch cảm biến

Từ tín hiệu nay ta có thể biết được tình trạng hoạt động của các cảm biến. Ngoài ra máy có thể đo được các xung cao áp của cuốn đánh lửa thứ cấp các loại xung điện khác như trong bảng liệt kê.

Chương 3: HỆ THỐNG CÁC MÃ LỖI TRÊN ĐỘNG CƠ HYUNDAI EF SONATA 2.0

Mã 0100: AIR FLOW SENSOR CIRCRUIT (lỗi mạch cảm biến lưu lượng khí nạp - có trên một số model)

CÁC TRƯỜNG HỢP HƯ HỎNG

Nếu các định mức dòng khí được đo bằng cảm biến lưu lượng khí nạp không thường xuyên cao hay thấp (lúc cao lúc thấp) hay số chỉ của lưu lượng khí không phù hợp với tải trọng yêu cầu của động cơ qua hai chu kỳ hoạt động liên tiếp thì mã code này sẽ được xác lập và đèn báo lỗi sẽ bật sáng.

Một phần của tài liệu máy chẩn đoán carman scan vg trong công tác chẩn đoán hư hỏng cho động cơ huyndai ef sonata 2.0 (Trang 26 - 91)