I. PHẦN MỞ ĐẦU:
2. Chỉ dẫn chung về sửa chữa:
a.Phải thay mới toàn bộ các chốt chẻ, đệm, vòng đệm, phớt chắn dầu…
b.Các chi tiết không được dùng lại đều được chỉ rõ trên các hình vẽ bằng ký hiệu “♦”.
2.6/ Chi tiết được phủ keo
Các chi tiết được phủ keo bao gồm các bu lông đai ốc…mà đã được bôi lớp keo làm kín tại nhà máy.
a.Khi một chi tiết được phủ keo đã được xiết thêm vào hoặc nới lỏng ra, phải được bôi lại bằng một lớp keo đặc biệt.
b. Bôi lại lớp keo cho các chi tiết.
-Làm sạch lớp keo cũ khỏi phần ren lắp của các bu lông đai ốc. -Thổi khô bằng khí nén.
-Bôi keo đặc biệt lên bề mặt ren của bu lông, đai ốc. 2.7/ Khi cần, phải bôi keo lên bề mặt đệm để làm kín.
2.8/ Phải tuân thủ các quy định về mômen xiết bu lông . Phải luôn sử dụng cờ lê ngẫu lực.
2.9/ Phải sử dụng dụng cụ chuyên dụng (SST) và các vật tư chuyên dụng (SSM) tuỳ theo nội dung sửa chữa. Sử dụng bộ SST và vật tư SSM theo đúng chỉ dẫn của quy trình.
2.10/ Khi thay cầu chì phải dùng đúng loại theo trị số ampe. KHÔNG DÙNG cầu chì có trị số ampe lớn hơn hoặc nhỏ hơn quy định.
2.11/ Phải rất cẩn thận khi kích xe lên. Phải đặt kích vào đúng điểm dưới khung xe.
a. Nếu chỉ phải kích đầu hoặc đuôi xe , chú ý hãm ,chèn các bánh xe đúng cách.
b. Sau khi xe đã được nâng lên , phải kiểm tra chắc chắn là xe đã được nâng an toàn . Vô cùng nguy hiểm nếu làm bất cứ việc gì khi xe chỉ được nâng bằng một kích ,ngay cả khi việc đó được làm xong một cách nhanh chóng.
2. 12/ Phải tuân thủ các quy định sau để tránh làm hỏng chi tiết
a.Khi tháo đường ống chân không phải kéo đầu dây , không kéo giữa dây.
b.Khi tháo đầu nối điện, kéo phích cắm không kéo dây.
c.Chú ý không đánh rơi các chi tiết điện như rơle, đầu cảm ứng, vì nếu bị rơi xuống nền cứng sẽ hỏng không dùng lại được.
d.Khi dùng hơi nước rửa động cơ phải bảo vệ các bộ chia điện, tăng điện, bầu lọc gió và các van công tắc chân không khỏi bị dính nước.
e.Không được dùng cờlê xung lực để tháo các công tắc , đầu cảm ứng nhiệt.
f.Khi cắm đầu đo của đồng hồ điện vạn năng vào giắc cắm vào giắc cắm để kiểm tra thông mạch, phải giữ cho đầu giắc khỏi bị cong.
g.Khi dùng đồng hồ đo chân không, không được cố lồng đầu ống chân không vào đầu giắc có đồng hồ nếu nó to hơn. Phải dùng một đầu nối phụ hai bậc. Một khi đầu ống chân không đã bị giãn ra sẽ không giữ được độ kín nữa.
2.13 /Đánh dấu ống trước khi tháo:
a.Khi tháo các ống chân không phải buộc thẻ để đánh dấu mối nối với các ống khác.
b.Sau khi làm việc xong , phải kiểm tra lại xem nối đúng chưa? Dưới nắp ca bô có bảng sơ đồ đường ống chân không.
II/THÔNG SỐ KIỂM TRA ĐIỀU CHỈNH CỦA HỆ THỐNG LÀM MÁT: MÁT:
Bảng thông số
Két làm mát nước Áp suất mở van: tiêu chuẩn tối đa
0.75-1.05kG/cm2
0.6kG/cm2
Van hằng nhiệt Nhiệt độ mở van hằng nhiệt Độ nâng van ở 950C (2050F) 80-840C 8mm (0.31inch) hoặc lớn hơn
Nước làm mát:loại êtylen-glycôn chống đông chống gỉ. Dung lượng nước làm mát toàn
bộ
Hộp số cơ khí Hộp số tự động
Có bộ sưởi trước và sau 10 l 9.7 l
Có bộ sưởi trước 9 l 8.7 l
Không có bộ sưởi 8 l 7.7 l