Chuyển nhượng: công ty BOT yêu cầu được phép chuyển nhượng, cầm cố,

Một phần của tài liệu Nội dung của thẩm định dự án trên phương diện nhà nước (Trang 36 - 38)

thế chấp Giấy phép đầu tư, Hợp đồng dự án và các đảm bảo của Chính phủ… là không phù hợp.

Như vậy quá trình thẩm định cho thấy dự án còn rất nhiều vấn đề phải có kết luận về nguyên tắc và cần được sửa đổi trước khi có thể đưa ra quyết định đầu tư hay không.

Nhận xét:

Trên đây là những nội dung chính được xem xét trong quá trình thẩm định một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được cụ thể hóa qua một dự án dưới hình thức hợp đồng BOT. Công tác thẩm định đã tuân theo một quy trình khá chặt chẽ từ khâu tiếp nhận hồ sơ, xem xét đánh giá nghiên cứu khả thi đến việc lập báo cáo thẩm định. Độ phức tạp và nội dung của công tác thẩm định một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ khác nhau đối với từng hình thức dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng phức tạp nhất là dự án BOT. Hình thức này đòi hỏi nhà thẩm định phải xem xét kỹ lưỡng tất cả các mặt của dự án từ khía cạnh tài chính, lợi ích kinh tế-xã hội đến tác động môi trường… Các hình thức khác có chút ít đơn giản hơn. Ví dụ đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài_ là loại hình thuộc sở hữu và quản lý hoàn toàn của các nhà đầu tư nước ngoài_ nên trước khi đầu tư, họ đã phải tự có những xem xét đến mặt hiệu quả tài chính của dự án, xem dự án có khả thi và mang lại lợi nhuận không rồi mới quyết định đầu tư. Do đó ở hình thức

này, mặt tài chính của dự án không cần có sự thẩm định quá kỹ lưỡng. Công tác thẩm định sẽ chủ yếu tập trung vào hiệu quả kinh tế-xã hội mà dự án đem lạị cho đất nước mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ đứng trên góc độ của Chính phủ để thẩm định. Ngược lại, đối với hình thức BOT, ngoài việc phải xem xét đánh giá kỹ về mặt hiệu quả kinh tế xã hội như đối với bất kỳ một hình thức nào của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, khía cạnh tài chính cũng đặc biệt được nhấn mạnh. Đây chính là điểm khác biệt tạo nên tính phức tạp trong thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc hình thức BOT. Do dự án BOT sẽ được chuyển nhượng lại cho Chính phủ sau thời kỳ đặc quyền nên Chính phủ cần quyết định nhu cầu của dự án và phạm vi của nó, yêu cầu các công tác thiết kế, vận hành và bảo dưỡng dự án phải được điều chỉnh theo các mục tiêu của quốc gia và chọn lựa các nhà tài trợ tư nhân thông qua hình thức đấu thầu hoặc quy trình đánh giá hợp lý để đi đến một mức giá công bằng với cả các nhà tài trợ và Chính phủ, đem lại lợi ích cho đất nước. Phương thức BOT được thực hiện thực chất là sự hợp tác của khu vực nhà nước và tư nhân, trong đó nguồn tài trợ và hiệu quả hoạt động của khu vực tư nhân thực sự phục vụ lợi ích công chúng.

Một phần của tài liệu Nội dung của thẩm định dự án trên phương diện nhà nước (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w