Bảng 4.1. Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress và Duroc

Một phần của tài liệu Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái Pietrain kháng stress và Duroc nuôi tại Trung tâm Giống lợn chất lượng cao – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (Trang 30 - 64)

ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

 Nái Pietrain kháng stress là 27 con và nái Duroc là 19 con nuôi tại Trung tâm giống lợn chất lượng cao - Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.

 Lợn con được theo dõi từ sơ sinh đến 28 ngày tuổi với 802 con (sinh ra từ lứa 1 đến lứa 3).

3.2. ĐIỀU KIỆN NGHIÊN CỨU

Lợn nái và lợn con sau cai sữa được nuôi theo phương thức chăn nuôi công nghiệp tại Trung tâm giống lợn chất lượng cao - ĐH Nông nghiệp Hà Nội.

3.2.1. Khẩu phần ăn cho lợn nái và lợn con ở các thời kỳ như sau: Loại heo Loại cám Protein

(%) ME (Kcal/kg) P (%) Ca (%) KP (kg/ngày) Hậu bị ≥ 90kg Chửa kỳ I Chửa kỳ II Nái nuôi con Sau cai sữa

CP 967 CP 966 CP 967 CP 967 CP 550S 15 13 15 15 21 3100 2900 3100 3100 3300 0,7 0,8 0,7 0,7 0.6 0,9 - 1,0 1,0 - 1,2 0,9 - 1,0 0,9 -1,0 0,8 -0,9 2,2 – 2,5 1,8 – 2 1,8 – 2 Tự do Tự do

3.2.2. Quy trình phòng bệnh của lợn nái và lợn con như sau:

Loại heo Tuổi tiêm Chỉ định phòng chống Vacxxin – Thuốc Liều Cách dùng

Heo con theo mẹ

3 ngày

10 ngày Bổ sung sắt

Hen suyễn, viêm phổi

Fe – Dextran – B12 Hyoresp 2 ml/con 2 ml/con Tiêm bắp Tiêm bắp Heo con

cai sữa 35 ngày 45 ngày Dịch tả Lở mồm long móng Pestiffa Aptopor 2 ml/con 2 ml/con Tiêm bắp Tiêm bắp Heo hậu bị 75 ngày 5 tháng 6 tháng 6,5 tháng 7 tháng 7,5 tháng Dịch tả

Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản Giả dại

Lở mồm long móng Dịch tả

Xảy thai do virus Parvo, đóng dấu và 6 chủng xoắn khuẩn Leptospira

Giả dại

Xảy thai do virus Parvo, đóng dấu và 6 chủng xoắn khuẩn Leptospira

Tẩy giun sán Phòng trừ thiếu vitamin A, D, E Diệt rận ghẻ Pestiffa Amervac PRRS PR Vacplus Aptopor Pestiffa Farrowsure B PR Vacplus Farrowsure B Hanmectin VTM. ADE Hanmectin 2 ml/con 2 ml/con 2 ml/con 2 ml/con 2 ml/con 2 ml/con 2 ml/con 2 ml/con 1,2 ml/kg TT 2 ml/con 1,2 ml/kg TT Tiêm bắp Tiêm bắp Tiêm bắp Tiêm bắp Tiêm bắp Tiêm bắp Tiêm bắp Tiêm bắp Tiêm bắp Tiêm bắp Tiêm bắp Heo nái mang thai

90 ngày sau phối Trước đẻ 4 tuần Trước đẻ 3 tuần Dịch tả Giả dại Lở mồm long móng Pestiffa PR Vacplus Aptopor 2 ml/con 2 ml/con 2 ml/con Tiêm bắp Tiêm bắp Tiêm bắp Heo nái nuôi con Trước đẻ 1 tuần

3 – 7 ngày trước cai sữa Ngày cai sữa

Diệt rận ghẻ

Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản Tẩy giun sán Phòng trừ thiếu vitamin A, D, E Hanmectin Amervac PRRS Hanmectin VTM. ADE 1,2 ml/kg TT 2 ml/con 1,2 ml/kg TT 2 ml/con Tiêm bắp Tiêm bắp Tiêm bắp Tiêm bắp

3.3. NỘI DUNG NGIÊN CỨU

- đánh giá khả năng sinh sản của đàn nái Pietrain khhangs stress và

Duroc.

- ảnh hưởng của lứa đẻ đến khả năng sinh sản của nái Pietrain kháng stress và Duroc.

- Đánh giá ảnh hưởng của kiểu gen halothan đực phối đến khả năng sinh sản của nái Pietrain kháng stress.

- Đánh giá ảnh hưởng của kiểu gen halothan cuẩ nái đến khả năng sinh sản của nái Pietrain kháng stress.

- Đánh giá năng suất sinh sản của nái Pietrain kháng stress và Duroc theo năm.

Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:

• Số con đẻ ra/ổ (con)

• Số con đẻ ra còn sống/ổ (con)

• Số con cai sữa/ổ (con)

• Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)

• Khối lượng cai sữa/ổ (kg)

• Khối lượng sơ sinh/con (kg)

• Khối lượng cai sữa/con (kg)

• Số ngày cai sữa (ngày)

• Tỷ lệ sơ sinh sống (%)

• Tỷ lệ cai sữa (%)

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Số con sơ sinh sống được xác định bằng cách đếm số con còn sống đến 24 giờ sau khi đẻ.

 Số con cai sữa được xác định bằng cách đếm số con còn sống và đủ tiêu chuẩn.

 Khối lượng sơ sinh/con: cân khối lượng của từng con bằng cân đồng hồ loại 5kg.

 Khối lượng sơ sinh/ổ bằng tổng khối lượng sơ sinh/con của toàn ổ.  Khối lượng cai sữa/con: cân khối lượng từng con vào buổi sáng ngày tách lợn mẹ bằng cân đồng hồ loại 10kg.

 Khối lượng cai sữa/ổ: bằng tổng khối lượng cai sữa/con của toàn ổ.

3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu được xử lý bằng phần mềm MS Excel 2003, sau đó được phân tích bằng phần mềm SAS 9.1 (2002) tại Bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Các tham số thống kê ước tính bao gồm: Dung lượng mẫu (n), trung bình cộng (X), độ lệch chuẩn (SD), hệ số biến động (Cv%), so sánh các giá trị trung bình theo cặp bằng phép thử Duncan.

Sử dụng thủ tục GLM SAS 9.1 (2002) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng với mô hình thống kê.

yijklm = µ + Gi + GDj + GSk + Yl + εijkl

Trong đó: yijklm: các chỉ tiêu về năng suất sinh sản µ: Giá trị trung bình quần thể

Gi: ảnh hưởng của giống thứ ith (2 mức: Pietrain và Duroc) GDj: ảnh hưởng của gen nái thứ jth(2 mức: CC và CT) GSk: ảnh hưởng của gen đức kth(2 mức CC và CT) Yl : ảnh hưởng của năm thứ lth( 2 mức 2012 và 2013) εijkl: sai số ngẫu nhiên

Phần IV

KẾT QUẢ - THẢO LUẬN

4.1. Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress và Durroc

Số con đẻ ra/ổ

Số con đẻ ra của nái Pietrain ReHal đạt 10,05 con thấp hơn của nái Duroc đạt 10,77 con (Bảng 4.5). Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả báo cáo của trại PIC năm 2002 với số con đẻ ra/ổ của lợn Duroc và Pietrain lần lượt đạt 10,62 và 11,03 con. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2004a, 2006a, 2006b) sử dụng đực Pietrain ReHal trong các công thức lai đều cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở chỉ tiêu này, công thức ReHal x F1 (L x Y) số con đẻ ra/ổ đạt 10,76 con còn ở các công thức ReHal x MC và ReHal x F1 (Y x MC) thì số con đẻ ra/ổ lần lượt đạt 11,78 và 11,72 con. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi vì lai giống thường cho năng suất cao hơn so với nhân giống thuần chủng.

Số con đẻ ra còn sống/ổ

Số con đẻ ra còn sống/ổ trung bình của nái Piétrain RéHal và Duroc nuôi tại Trung tâm giống lợn chất lượng cao – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội lần lượt đạt 9,26 và 9,87 con (Bảng 4.1). Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số con đẻ ra còn sống của hai giống tương đương nhau (P>0,05). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy số con đẻ ra còn sống của nái Pietrain và Duroc được nuôi tai Trung tâm cao hơn so với số con đẻ ra còn sống/lứa được quy định tại quyết định số 1712/2008/QĐ – BNN đối với lợn nái ngoại sinh sản là 9 con đối với nái Duroc và 8,5 con với nái Pietrain.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Boulard và cộng sự (1986) số con đẻ ra còn sống/ổ của Pietrain đạt 9,5 con.

Các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006) sử dụng đực Pietrain ReHal trong các công thức lai đều cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi, số con đẻ ra còn sống/ổ dao động từ 9,87 đến 11,09 con.

So với công bố của Nguyễn Văn Đồng và Nguyễn Ngọc Phục (2002) với số con đẻ ra còn sống của nái Duroc đath 10,14. Như vậy kết quả nghiên cứa của chúng tôi đạt thấp hơn.

Bảng 4.1. Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress và Duroc

Chỉ tiêu ĐVT Piétrain Duroc

n X ± SD n X ± SD

Số con đẻ ra con 57 10,05a ± 2,39 39 10,77a ± 2,24 Số con đẻ ra sống con 57 9,26a ± 2,39 39 9,87a ± 1,66 Số con cai sữa con 35 7,49a ± 2,19 26 9,31b ± 1,62 Tỷ lệ sơ sinh sống % 57 9,44a ± 13,66 39 93,03a ± 11,17 Tỷ lệ cai sữa % 33 84,88b ± 17,14 26 95,82a ± 8,39 Khối lượng sơ

sinh/con kg 452 1,47

b ± 0,37 350 1,57a ± 0,33

Khối lượng sơ

sinh/ổ kg 48 13,92

b ± 3,84 35 15,72a ± 2,75

Khối lượng cai

sữa/con kg 267 6,68

b ± 1,54 243 7,17a ± 1,59

Khối lượng cai

sữa/ổ kg 33 52,44

b ± 16,87 26 66,98a ± 16,11 Khoảng cách lứa đẻ ngày 31 162,42a ± 23,73 18 150,00b ± 4,81

Ghi chú: Trên cùng một hàng, cùng một chỉ tiêu, những giá trị có chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Tỷ lệ sơ sinh sống(%)

Chỉ tiêu này đánh giá được khả năng nuôi dưỡng bào thai của lợn mẹ, trình độ và thao tác kỹ thuật của công nhân trong việc đỡ đẻ cho lợn nái. Tỷ lệ sơ sinh sống ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu số con đẻ ra còn sống/ổ.

Tỷ lệ sơ sinh sống trung bình của nái Pietrain ReHal đạt 92,44 % thấp hơn so với nái Duroc đạt 93,03 % (Bảng 4.1). Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Chỉ tiêu này ở cả 2 giống đều cao cho thấy khả năng nuôi dưỡng thai của nái Pietrain ReHal và Duroc là cao cũng như trình độ của công nhân tại trung tâm là tốt, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng trong trung tâm tốt.

Số con cai sữa/ổ

Số con cai sữa/ổ trung bình của nái Pietrain ReHal đạt 7,49con thấp hơn nái Duroc đạt 9,31 con (bảng 4.1.). Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Số con cai sữa/ổ của nái Pietrain ReHal thấp hơn so với quy định tại quyết định số 1712/2008/QĐ – BNN đối với lợn nái ngoại sinh sản với số con cai sữa/lứa là 7,7 con.

Số con cai sữa/ổ của nái Duroc đạt 9.31 con cao hơn so với quy định tại quyết định số 1712/2008/QĐ – BNN đối với lợn nái ngoại sinh sản với số con cai sữa/lứa là 9 con. Như vậy nái Duroc được nuôi trong trung tâm có khả năng sinh sản tốt hơn so với tiêu chuẩn của nái ngoại.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về số con cai sữa/ổ thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đồng và Nguyễn Ngọc Phục (2002) với số con cai sữa/ổ của Duroc đạt 9,43 con; Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006) khi sử dụng đực Pietrain ReHal để lai giống, với số con cai sữa/ổ của Pietrain ReHal ở các công thức lai dao động từ 9,25 đến 10,47 con. Theo Boulard và cộng sự (1986) số con cai sữa/ổ của nái Pietrain đạt 7,9 con thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên cùng đối tượng thấp hơn. Kết quả nghiên cứu ở Bồ Đào Nha (2007) với số con cai sữa/ổ trung bình của nái Pietrain đạt 9,93 con.

Tỷ lệ cai sữa(%)

Tỷ lệ cai sữa của nái Pietrain đạt 84,88% thấp hơn nái Duroc đạt 95.82%(bảng 4.1.). sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0.05).

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Khắc Tích (1995) với tỷ lệ cai sữa ở lợn Landrace là 89,56 % và ở lợn Yorkshire là 82,89. Kết quả nghiên cứu của

Đinh văn Chỉnh cà cộng sự (2001) với tỷ lệ nuôi sống ở lợn Landrace và Yorkshire là 90,03%. Như vậy dựa vào bảng 4.1 ta có thể thấy tỷ lệ cai sữa của nái Pietrain tương đương những giống lượn ngoại khác hiện đang được nuôi ở nước ta. Riêng với nái Duroc thì tỷ lệ này cao hơn so với các giống nhập ngoại khác.

Như vậy, sức sống của lợn theo mẹ, khả năng nuôi con của nái Duroc và nái Pietrain kháng stress, kỹ thuật chăm sóc nái nuôi con và lợn con theo mẹ của Trung tâm là khá tốt.

Biểu đồ 4.1: số con cai sữa và tỷ lệ cai sữa của nái Pietrain kháng stress và nái Duroc nuôi trong trung tâm

Khối lượng sơ sinh/con

Qua bảng 4.1 cho thấy, khối lượng sơ sinh/con của nái Pietrain ReHal đạt 1,47 kg thấp hơn của nái Duroc đạt 1,57 kg. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Theo Đặng Vũ Bình (1995) chỉ tiêu khối lượng sơ sinh/con ở nái Landrace và Yorkshire lần lượt đạt 1,41 và 1,28 kg. Trong các công thức lai sử dụng đực Pietrain ReHal của tác giả Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006c) cho biết khối lượng sơ sinh/con thấp hơn so với kết quả nghiên cứa

của chúng tôi với khối lượng sơ sinh/con dao động từ 0,8 kg đến 1,42 kg. Tuy nhiên, kết quả nghiêm cứu của chúng tôi còn thấp hơn kết quả nghiên cứa của Leroy và cộng sự (1999b) với khối lượng sơ sinh/con là 1,59 kg.

Theo Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Ngọc Phục (2002) khối lượng sơ sinh/con của nái Duroc đạt 1,47 kg thấp hơn kết quả nghiên cứa của chúng tôi.

Như vậy, khối lượng sơ sinh/con của nái Pietrain ReHal và Duroc tương đương với các giống khác và nái Pietrain ReHal và Duroc đã dần thích nghi và phát triển tốt với điều kiện chăn nuôi chuồng kín của Trung tâm.

Khối lượng sơ sinh/ổ

Qua bảng 4.1 cho thấy, khối lượng sơ sinh/ổ của nái Duroc đạt 15,72 kg cao hơn so với nái Pietrain đạt 13,92 kg. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Kết quả này cao hơn yêu cầu của quy định tại quyết định số 1712/2008/QĐ – BNN đối với nái ngoại sinh sản với khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh đạt không dưới 13kg.

Theo Phạm Hữu Doanh và cộng sự (1995) khối lượng sơ sinh/ổ của nái Duroc đạt 12,1 kg. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đồng và Nguyễn Ngọc Phục (2002) với khối lượng sơ sinh/ổ của Duroc đạt 14,90 kg.

Dựa vào kết quả ở bảng 4.1 có thể thấy khối lượng sơ sinh/ổ của nái nuôi tại Trung tâm cao hơn so với quy định và cao hơn so với những nghiên cứa khác. Điều này cho thấy điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và trình độ kỹ thuật của đội ngũ công nhân của Trung tâm đạt tốt.

Khối lượng cai sữa/con

Khối lượng cai sữa/con của nái Pietrain ReHal và Duroc lần lượt đạt 6,68 và 7,17 kg (Bảng 4.1). Kết quả cho thấy khối lượng cai sữa/con của Duroc cao hơn Pietrain. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0.05).

Theo Leroy và cộng sự (1999b) cho biết khối lượng cai sữa/con ở lợn Pietrain kháng stress đạt 7,69 kg. Như vậy kết quả nghiên cứa của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứa của Leroy và cộng sự. Kết quả nghiên cứu khối lượng cai sữa/con của chúng tôi ở lợn Duroc cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Ngọc Phục (2002) với khối lượng cai sữa/con đạt

5,47 kg. Chỉ tiêu này ở Landrace và Yorkshire cai sữa ở 21 ngày tuổi lần lượt đạt 4,61 và 4, 50 kg (Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình, 1997).

Từ kết quả trên, chúng ta có thể thấy mức độ tăng trọng của lợn con theo mẹ và khả năng tiết sữa nuôi con của nái Pietrain kháng stress và Duroc là khá tốt.

Khối lượng cai sữa/ổ

Khối lượng cai sữa/ổ trung bình của nái Piétrain RéHal và Duroc nuôi tại trung tâm lần lượt đạt 52,44kg và 66,48 kg (Bảng 4.5). Kết quả cho thấy khối lượng cai sữa/ổ của Duroc cao hơn so với của Pietrain. Sự sai khác này có ý nghĩa trong thống kê với (P<0,05). Khối lượng cai sữa/ổ của nái Pietrain ReHal và Duroc đạt yêu cầu so với quy định tại quyết định số 1712/2008/QĐ – BNN đối với nái ngoại giống gốc sinh sản với khối lượng toàn ổ lúc cai sữa đạt 50 – 70 kg.

Theo Phan Xuân Hảo và cộng sự (2001) khối lượng cai sữa/ổ của Landrace và Yorkshire lúc 21 ngày tuổi lần lượt đạt 44,91 và 47,45 kg. Kết quả nghiên cứa của chúng tôi tại Trung tâm cai sữa lúc 28 ngày tuổi vì thế khối lượng cai sữa/ổ của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của các tác giả trên.

Biểu đồ 4.2: khối lượng sơ sinh/con; khối lượng sơ sinh/ổ; khối lượng cai sữa/con; khối lượng cai sữa/ổ của nái Pietrain kháng stress và nái Duroc

Một phần của tài liệu Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái Pietrain kháng stress và Duroc nuôi tại Trung tâm Giống lợn chất lượng cao – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (Trang 30 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w