0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Giới Thiệu

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU NÔNG NGHIỆP " XÂY DỰNG HỆ THỐNG GAP CHO NGƯỜI TRỒNG VÀ XUẤT KHẨU THANH LONG Ở TỈNH BÌNH THUẬN VÀ TIỀN GIANG - MS8 NĂNG LỰC ỨNG DỤNG TẬP HUẤN GAP CỦA CÁN BỘ VIỆN NGHIÊN CỨU" DOCX (Trang 28 -31 )

Thanh long là một loại trái có diện tích đang mở rộng và là loại trái cây quan trọng đối với các nông hộ sản xuất nhỏ ở vùng nông thôn Việt Nam. Lợi nhuận từ trái thanh long xuất khẩu sang thị trường châu Á kể từ năm 2000 giảm 60% do cung vượt cầu và việc xuất khẩu sang các thị trường phương tây giá trị cao đang gặp một số trở ngại nghiêm trọng bởi sản phẩm nông sản Việt Nam chưa tuân thủ những quy tắc và yêu cầu về an toàn thực phẩm. Hệ thống siêu thị Châu Âu gần đây đã đưa vào áp dụng chương trình chứng nhận EUREGAP, tiêu chuẩn này bao gồm an toàn thực phẩm, môi trường và tính đạo đức xuyên suốt hệ thống sản xuất. Ngành trái cây Việt Nam đang có tín hiệu tăng trưởng về thị trường trong nước và xuất khẩu đều có những yêu cầu về ‘trái cây an toàn’ nhưng còn thiếu những khái niệm về ‘trái cây an toàn’ theo như những mong muốn và yêu cầu của thị trường tiêu dùng về những chương trình chứng nhận chẳng hạn như EUREPGAP. Tuy nhiên, trong bối cảnh còn thiếu một mô hình áp dụng chất lượng thành công, còn có một sự đánh giá tối thiểu về những gì được yêu cầu, để làm cho ngành trái cây được công nhận tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm và Thực Hành Nông Nghiệp Tốt (GAP).

Bài báo này nhằm thảo luận về chương trình dự án hỗ trợ của chính phủ Úc (AusAID), Hợp tác về Nông nghiệp và PTNT, This paper discusses the AusAID, dự án : “Xây dựng hệ thống GAP cho nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long ở tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang – Việt Nam” như là một nghiên cứu. Dự án này do Hassall and Associates International (HAI) quản lý và được tổ chức HortResearch, New Zealand và Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam (SOFRI), Mỹ Tho, Tiền Giang, Việt Nam đồng thực hiện.

Tóm tt v d án GAP thanh long

Trái thanh long được chọn để thực hiện áp dụng tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu cho thị trường giá trị cao bởi đây là cây ăn trái có rất ít vấn đề về sâu và bệnh hại và do đó yêu cầu phun xịt thuốc bảo vệ thực vật cũng rất thấp. Diện tích trồng thanh long là rất lớn bao gồm nhiều nông hộ sản xuất nhỏ do đó khả năng tác động của dự án áp dụng sáng kiến chất lượng có thể cải thiện mạnh mẽ thu nhập tạo ra năng lực cho những nông hộ có thiện chí cải thiện chất lượng sản phẩm.

ngành trồng thanh long, khởi đầu là thành lập nhóm ‘thí điểm’ gồm các hộ nông dân, nhà đóng gói và nhà xuất khẩu mà một khi hệ thống này vận hành tuân thủ chất lượng, yêu cầu của thị trường về tính hợp pháp, an toàn và chất lượng sẽ được sử dụng như một mô hình để tập huấn cho toàn bộ ngành thanh long và cũng như các loại cây ăn trái khác của Việt Nam. Các mục tiêu chính của dự án là:

• Tăng cường tính cạnh tranh cho các hộ sản xuất nhỏ và tăng cường năng lực cung cấp trái thanh long cho thị trường thế giới có giá trị cao, giới thiệu khái niệm mới về an toàn thực phẩm, trách nhiệm đối với môi trường, tính bền vững và an toàn lao động cho công nhân trong quá trình sản xuất.

• Hỗ trợ kỹ thuật và tập huấn cho khuyến nông viên/nghiên cứu viên để cải thiện năng lực về các bước tập huấn nhóm áp dụng GAP cho thanh long.

• Áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới theo yêu cầu để xâm nhập thị trường châu Âu. • Nâng cao năng lực cho các hộ sản xuất nhỏ có thể đạt được những thỏa thuận cung cấp

sản phẩm của mình.

Thc hin d án GAP thanh long

Việc tiến hành thực hiện dự án được bắt đầu với việc điều tra để xác định cấp độ kỹ thuật nông nghiệp đang áp dụng trước khi thực hiện dự án. Nội dung điều tra được nhóm thực hiện dự án xây dựng và do nhóm thực hiện dự án phía SOFRI tiến hành cùng với sự hỗ trợ của các nghiên cứu viên trẻ của SOFRI. Tiến hành điều tra 120 hộ trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận và 30 hộ ở tỉnh Tiền Giang. Số liệu điều tra thu thập được dịch sang tiếng Anh và chuyển vào cơ sở dữ liệu. Phía HortResearch có nhân viên phụ trách việc phân tích dữ liệu và báo cáo điều tra được trình bày cho các đối tác có liên quan. Trong quá trình điều tra, cũng như dựa trên kết quả phân tích số liệu thu thập để xác định các đối tượng là hộ nông dân trồng thanh long từ đó được xác định để tham gia vào dự án.

Nỗ lực ban đầu và có ý nghĩa quan trọng của dự án là tiến hành tập huấn cho các hộ nông dân được chọn để tham gia dự án về các nội dung cải thiện sản xuất theo thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP). Tuy nhiên, đây là dự án đầu tiên với nỗ lực đưa vào áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và hệ thống chất lượng hướng đến thị trường tiêu dùng cho ngành cây ăn trái của Việt Nam mà trước đây việc sản xuất thanh long chưa hề áp dụng những hệ thống chất lượng này để thâm nhập thị trường giá trị cao của châu Âu. Các nguồn hỗ trợ cần thiết để thực thi áp dụng những thay đổi theo yêu cầu của thực hành sản xuất nông nghiệp tốt đã phần nào làm thất vọng một số hộ nông dân trong cam kết với dự án về việc tiến hành thay đổi, cải thiện. Sau một thời gian khởi đầu, sự nhiệt thành của các hộ nông dân tham gia dự án với cam kết cải thiện hệ thống chất lượng cho chính trang trại của họ theo đó giảm dần.

Mục tiêu ban đầu của dự án là nhắm đến cải thiện cho các hộ nông dân nghèo và sản xuất nhỏ, tuy nhiên những hộ nông dân này với năng lực hạn chế hoặc thậm chí không có khả năng kinh tế để thực hiện các thay đổi cải tạo nhằm nâng cao hoạt động sản xuất đạt mức yêu cầu theo tiêu chuẩn của thị trường giá trị cao. Đại bộ phận hộ sản xuất nhỏ hay hộ nghèo là lệ thuộc vào vốn vay ứng trước của các thương lái cũng như dịch vụ thu hái trái khi vào vụ thu hoạch, đây là những hộ không có khả năng thực hiện các thay đổi cải tạo trong sản xuất.

Dự án đã xác định sự cần thiết đó là mô hình trình diễn đầu tiên cho sự hiện hữu của lộ trình chất lượng cho việc sản xuất thanh long do đó dự án đã xúc tiến hình thành nhòm ‘thí điểm’ bao gồm các hộ nông dân và nhà đóng gói/xuất khẩu để áp dụng việc cải thiện chất lượng. Điều đã được dự đoán đó là một khi nhóm ‘thí điểm’ đáp ứng được những yêu cầu theo những tiêu chuẩn chất lượng đã xác định, đạt được chứng nhận, và nhận thức được về chi phí cho việc đạt chứng nhận khi đã tuân thủ so với lợi nhuận đem lại từ việc xuất khẩu sang thị trường

giá trị cao là có lợi thì sẽ không vấn đề gì khi lựa chọn các hộ nông dân nghèo/sản xuất nhỏ tham gia vào dự án. Điều này sẽ trở thành hiện thực nếu sự phát triển về kinh tế và vốn vay theo mùa vụ được các tổ chức, viện trường đáp ứng cho người nông dân.

Có thể nói rằng nhóm thí điểm là tâm điểm của mô hình trình diễn và luôn kêu gọi sự tha gia của các hộ nông dân có mong muốn thiết thực. Khi nhóm thí điểm mở rộng ra thì dự án sẽ khuyến cáo thành lập các nhóm mới theo mô hình trên ở các tỉnh trông thanh long Bình Thuận và Tiền Giang.

Sự lựa chọn ban đầu đối với đối tượng tham gia nhóm ‘thí điểm’ dựa trên các tiêu chí sau: • Phải hướng đến thị trường (người tiêu dùng)

• Phải cam kết quản lý chất lượng (thể hiện một số các thay đổi cải thiện)

• Có khả năng tiến hành các thay đổi về phương pháp sản xuất theo yêu cầu đòi hỏi của tiêu chuẩn đã lựa chọn

• Có thiện chí nhằm cải tạo/thay đổi và áp dụng các yêu cầu về chất lượng

• Chấp thuận tham gia tập huấn cho chính bản thân chủ hộ và các công nhân lao động – thể hiện thiện chí đối với phúc lợi của công nhân lao động và sự phát triển

• Tạo điều kiện tham khảo dữ liệu/thông tin về cách vận hành hệ thống chất lượng của họ để so sánh trước và sau khi có sự can thiệp của dự án.

• Rõ ràng minh bạch và trung thực với các tiêu chuẩn.

• Chấp thuận việc sử dụng nhóm thí điểm cho các chương trình khác sau này.

Các tiêu chuẩn của hệ thống chất lượng được đánh giá cho và bởi thị trường dự kiến đã được nhắm đến và đang được thành lập bởi dự án thông qua nhóm thí điểm. Các tiêu chuẩn đang được áp dụng là những yêu cầu tối thiểu để trái cây có thể xuất khẩu được qua thị trường châu Âu.

Tầm quan trọng của thị trường

Dự án này còn vì mục tiêu là thị trường tiêu dùng và mỗi một nỗ lực của dự án nhằm xây dựng những hệ thống chất lượng vững chắc cho nhóm thí điểm để vận hành hệ thống này ở mức cao nhất theo các tiêu chuẩn đã được nhắm đến để cung cấp sản phẩm an toàn, hợp pháp và chất lượng đáp ứng được hoặc vượt xa yêu cầu của người tiêu dùng. Các thị trường mà dự án nhắm đến là những thị trường xuất khẩu giá trị cao. Thị trường có thể được định nghĩa như sau:

Thị trường xuất khẩu giá trị cao: – chỉ xuất khẩu được nếu nhà đóng gói, kỹ thuật bao trái, đóng gói và vận chuyển đạt tiêu chuẩn BRC.

• Thâm nhập trực tiếp vào các thị trường hàng đẩu, • Các khách sạn

• Các thị trường chuyên biệt cho trái cây đặc sản

• Siêu thị chuyên về trái cây đặc sản/chuyên về 1 loại trái cây duy nhất • Các siêu thị cao cấp với một số lượng hạn chế hàng hóa và có giá trị cao.

Thị trường xuất khẩu hàng hóa – Các tiêu chuẩn AsiaGap cùng với trái cây bị loại do không đạt tiêu chuẩn kích cỡ, trọng lượng được đóng gói ở nhà đóng gói bình thường.

• Các nước lân cận

• Trái không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. • Chế biến?

Tầm quan trọng của dự án đặt ra cho nhóm thí điểm là sản xuất trái có chất lượng cao và sau đó được đóng gói trong nhà đóng gói đạt tiêu chuẩn BRC chỉ để xuất khẩu cho thị trường giá trị cao. Trái sẽ được đóng gói theo những yêu cầu của người tiêu dùng và sẽ được bao trái bằng túi xốp lưới, đóng gói theo khay bán lẽ; thùng có kích cỡ lớn, v.v… sẵn sàng cung cấp thẳng tới người tiêu dùng mà không phải được đóng gói lại khi sản phẩm đến nước nhập khẩu. Cần phải khẳng định dứt khoát rằng tầm quan trọng của dự án là tiếp tục thâm nhập thị trường giá trị cao để đem lại thu nhập cao hơn cho người nghèo/nông hộ nhỏ. Khả năng thâm nhập thị trường giá trị cao đem lại lợi nhuận tối đa cho người nông dân dựa vào 3 phần quan trọng sau:

1. Trái thanh long đang được xuất khẩu sang những thị trường đáp ứng những yêu cầu của khách hàng về tính an toàn, hợp pháp và mọi khía cạnh chất lượng tương đương 2. Tiến trình từ trang trại thông qua nhà đóng gói và nhà xuất khẩu được thực hiện một

cách chuyên nghiệp với mục đích là sản xuất và phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng để đáp ứng hoặc vượt xa những mong muốn của người tiêu dùng

3. Sự vận hành công việc của người nông dân, nhà đóng gói và nhà xuất khẩu tiến triển tốt và bền vững.

Để luôn đạt được cả 3 phần quan trọng trên thì các đối tượng liên quan cần phải hợp tác và làm việc với một mục đích chung để:

• Luôn duy trì chứng chỉ đã đạt được và các hoạt động phải luôn tuân thủ các tiêu chuẩn.

• Chỉ tập trung vào thị trường tiêu thụ giá trị cao. Do trái thanh long có thời gian bảo quản ngắn và phải được xuất khẩu bằng đường hàng không do đó chi phí phụ tăng lên cho mỗi đơn vị sản phẩm được xuất khẩu. Lợi nhuận sẽ chỉ được duy trì nếu bất cứ lúc nào cũng bán được giá bán cao nhất – sản phẩm có chất lượng kém có nghĩa sẽ được bán với giá thấp và có thời gian bảo quản ngắn, chóng bị hỏng và cần phải đóng gói lại và có khả năng phải hủy bỏ.

• Liên tục cải tiến: chất lượng, sự thỏa mãn khách hàng, các quy trình, sự vận hành và giảm thiểu chất thải có hệ thống. Trong một quy trình, những nguy cơ được phát hiện sớm chừng nào thì chi phí càng được giảm bấy nhiêu.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU NÔNG NGHIỆP " XÂY DỰNG HỆ THỐNG GAP CHO NGƯỜI TRỒNG VÀ XUẤT KHẨU THANH LONG Ở TỈNH BÌNH THUẬN VÀ TIỀN GIANG - MS8 NĂNG LỰC ỨNG DỤNG TẬP HUẤN GAP CỦA CÁN BỘ VIỆN NGHIÊN CỨU" DOCX (Trang 28 -31 )

×