nghiệp có liên quan tới ngành Dệt May.
Với chi phí nhân công rẻ, người lao động cần cù chịu khó đấ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngành Dệt May Việt Nam, với lợi thế
này các doanh nghiệp Dệt May có thể giảm giá thành sản phẩm mà chất lượng không giảm, giúp các doanh nghiệp có thể đứng vững trên những thị trường có tiếng là cạnh tranh gay gắt như EU chẳng hạn. Đối với ngành Dệt May Việt Nam người lao động có quyết định lớn tới năng lực cạnh tranh của ngành. Sức khỏe của người lao động được quan tâm đặc biệt, đó là tháng 4/1998 trung tâm y tế Dệt May được chính thức thành lập, với chức năng quản lý và hướng dẫn y tế cơ sở, chăm lo sức khỏe cho người lao động trong ngành. Từ đó đến nay Trung tâm Y tế Dệt May đã góp sức vào thành tích chung của ngành Dệt May Việt Nam. Đến tháng 11/2005 Trung tâm Y tế Dệt May được nâng hạng thành Bệnh viện Dệt May thực hiện nhiệm vụ thường xuyên khám bệnh và điều trị về các loại bệnh nghề nghiệp như viêm phế quản mãn tính, bụi phổi bông, các bệnh xương khớp, tai mũi họng, răng hàm, mặt,... phục hồi chức năng sau điều trị và sau khi mắc bệnh nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học phục vụ cho ngành như tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, huấn luyện người lao động thực hiện an toàn vệ sinh lao động,
Để đáp ứng nhu cầu về đội ngũ lao động có tay nghề, đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ kỹ thuật ngày 10/10/2005,Bộ Công Nghiệp cùng với Bộ Giáo dục và Đào Tạo quyết thành lập Trường Cao Đẳng Công nghiệp Dệt May&Thời trang Hà Nội trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học Kỹ thuật May và Thời Trang. Nhiệm vụ chính của Trường là đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ Cao đẳng và trình độ thấp hơn trong lĩnh vực Công nghệ may, Thiết kế thời trang, Quản trị kinh doanh.