Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2011- 2020 " pot (Trang 37 - 38)

Trục quốc lộ Hồ Chí Minh sẽ được phát triển chạy dọc Tây Nguyên kèm theo các đường nhánh và cửa khẩu kết nối 3 nước Đông Dương. Một số khu công nghiệp khai khoáng, thủy

điện sẽđược xây dựng. Kết cấu hạ tầng và dịch vụ giao thông vận tải, nhất là kho tàng bến bãi trong tương lai sẽ tạo điều kiện kết nối thuận lợi các ngành hàng trên trực tiếp với các cảng biển để xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Định hướng nông nghiệp chung là: phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng hóa lớn, chất lượng cao như cà phê, cao su, điều; phát triển rau, hoa cao cấp ởĐà Lạt, chăn nuôi lợn, trâu, bò; bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, trồng rừng thâm canh, lâm nghiệp ngoài gỗ; phát triển nuôi trồng thủy sản sông, suối, hồ chứa, khắc phục và phát triển các làng nghề truyền thống trong vùng.

Nông nghiệp: Phát huy lợi thế so sánh, hình thành vùng chuyên canh quốc gia sản xuất hàng hóa lớn cây công nghiệp với một số sản phẩm chiến lược như cà phê, điều, tiêu, cao su, chè và đồ gỗ xuất khẩu. Phát triển vùng chuyên canh ngô hàng hóa cung cấp cho sản xuất thức ăn gia súc trong nước, phát triển hoa, rau công nghệ cao. Chăn nuôi phát triển kinh tế trang trại, gia trại để chăn nuôi trâu, bò, lợn tập trung. Ưu tiên thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế

biến để tăng thêm giá trị cho các sản phẩm mũi nhọn. Xây dựng một số sàn giao dịch nông sản chính để có thể trực tiếp giao dịch với các trung tâm giao dịch quốc tế. Xây dựng Viện Nghiên cứu nông nghiệp Tây Nguyên thành trung tâm khoa học vùng, đặc biệt mạnh về cà phê, điều. Tổ chức dịch vụ vận tải đường không thuận lợi để trực tiếp xuất khẩu hoa, rau cao cấp tại Đà Lạt.

Lâm nghiệp: Củng cố và bảo vệ chặt chẽ rừng phòng hộđầu nguồn; bảo vệ các khu rừng đặc dụng kết hợp phát triển du lịch sinh thái; chuyển một số diện tích rừng nghèo kiệt sang phát triển cây công nghiệp; phát triển lâm nghiệp cộng đồng nhằm bảo vệ vốn rừng, cải thiện sinh kế cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới các lâm trường quốc doanh, hình thành các doanh nghiệp lâm nghiệp trồng rừng sản xuất tập trung (cây họ Dầu, Căm xe, Giáng Hương, họ thông,…), cung cấp gỗ nguyên liệu cho ngành chế biến phục vụ

nhu cấu trong nước và xuất khẩu. Xây dựng chính sách mang tính đột phá nhằm đưa lâm nghiệp trở thành lĩnh vực mũi nhọn ở Tây Nguyên.

Thủy sản: Phát triển nuôi thủy sản tại các hồ chứa, sản phẩm chính là rô phi, tôm càng xanh, thủy sản địa phương, phát triển một sốđối tượng cá nước lạnh, phục vụ nội địa và xuất khẩu. Xây dựng trung tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt ởĐắc Nông.

Phát triển nông thôn: Phát triển kinh tế hộ, bảo vệ khôi phục và phát triển quan hệ cộng đồng

để xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc tại chỗ. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa,... để thu hẹp khoảng cách vềđiều kiện sống và cơ hội tiếp cận của

đồng bào dân tộc ít người. Xây dựng nông thôn Tây Nguyên kinh tế phát triển, giữ gìn phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc, xây dựng cụm tuyến dân cư vùng biên giới; ổn định vùng dân di cư tự do, đảm bảo an ninh quốc phòng. Phấn đầu đến năm 2020, có 60% số xã

đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới.

Hai mô hình phát triển nông thôn chính cho vùng này là:

- Mô hình nông thôn dân cư phân tán theo gia trại, trang trại sản xuất nông nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản. Các đô thị vừa và nhỏ cung cấp dịch vụ phục vụ

sản xuất và đời sống. Hình thành mô hình nông thôn với nông nghiệp hiện đại, gắn với công nghiệp chế biến và du lịch.

- Mô hình nông thôn buôn làng truyền thống gắn với sản xuất nông nghiệp sinh thái, với nghề rừng và dịch vụ du lịch ở những cộng đồng dân tộc thiểu số có truyền thống, văn hóa, tập quán đặc sắc. Để phát triển mô hình này, cần qui hoạch bảo tồn thiên nhiên và các giá trị

văn hóa, có chính sách tạo không gian sống ổn định và phát triển bền vững cho đồng bào dân tộc.

Mục tiêu giữ gìn bản sắc văn hóa và bảo tồn thiên nhiên cần được ưu tiên hàng đầu, kết hợp hài hòa với mục tiêu phát triển kinh tế. Không nên làm xáo trộn về không gian, sản xuất, cộng đồng, văn hóa ở địa bàn, đồng thời tránh sự xâm nhập của mô hình trang trại gây tác

động xấu đến mô hình nông thôn buôn làng truyền thống. Nhà nước ban hành chính sách ổn

định cuộc sống, gìn giữ văn hóa của đồng bào dân tộc, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, giúp họ

nâng cao đời sống thông qua hoạt động nông lâm nghiệp, du lịch cộng đồng, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ biên giới.

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2011- 2020 " pot (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)