Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu và lựa chọn công thức tính:

Một phần của tài liệu Phương pháp tính toán một số chỉ số phản ảnh mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam (Trang 27 - 29)

IV- TÍNH CHỈ SỐ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

4.1. Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu và lựa chọn công thức tính:

- Các lĩnh vực đƣợc thể hiện trong chỉ số tổng hợp phải là cơ bản, cốt lõi, phản ánh bản chất của sự việc hay hiện tƣợng (ví dụ phát triển con ngƣời gồm rất nhiều lĩnh vực phản ánh: thu nhập, giáo dục, văn hoá, y tế, an sinh xã hội, an ninh con ngƣời, bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo quyền con ngƣời...). Thế nhƣng khi chọn các lĩnh vực để đƣa vào HDI ngƣời ta chỉ sử dụng 3 lĩnh vực là thu nhập, y tế và giáo dục.

- Các chỉ tiêu đƣợc lựa chọn phải là các chỉ tiêu thống kê chính thức, đƣợc công bố rộng rãi và đều kỳ, không phức tạp và không khó khăn khi thu thập, có tác động khuyến khích việc tính toán chỉ số thành phần và chỉ số tổng hợp. Ví dụ trong HDI, rất nhiều chỉ tiêu khác nhau

phản ánh các vấn đề thu nhập, y tế, giáo dục. Tuy nhiên, UNDP chỉ lựa chọn GDP bình quân đầu ngƣời đại diện cho thu nhập, mặc dù còn có thu nhập thuần, chi tiêu thực tế, GNI bình quân đầu ngƣời; tuổi thọ bình quân tại lúc sinh đại diện cho lĩnh vực sức khoẻ, mặc dù còn các chỉ tiêu về bệnh tật, ốm đau, cơ sở hạ tầng y tế...; tỷ lệ ngƣời lớn biết chữ và tỷ lệ đi học các cấp giáo dục, mặc dù còn nhiều chỉ tiêu khác nhƣ số năm học bình quân, số ngƣời tốt nghiệp các cấp học... Các chỉ tiêu đƣợc chọn phải là dễ dàng thống kê đƣợc trong hoàn cảnh hiện tại của nền thống kê. Ví dụ ban đầu UNDP chọn số năm học bình quân để tính toán chỉ số giáo dục, nhƣng sau thấy chỉ tiêu này rất khó thống kê đƣợc ở các nƣớc đang phát triển và các quốc gia có trình độ thống kê thấp, nên UNDP chuyển sang chọn tỷ lệ đi học các cấp giáo dục để thay thế.

- Công thức tính đƣợc lựa chọn phải là công thức đơn giản, dễ tính. Ví dụ khi tính chỉ số thu nhập trong HDI, ngƣời ta sử dụng cả một hệ các phƣơng trình phức tạp. Cụ thể trƣớc năm 1999, thu nhập thƣờng đƣợc chiết khấu đối với những mức cao hơn mức thu nhập bình quân đầu ngƣời toàn thế giới, theo công thức:

W(y) = y nếu 0  y < y*

W(y) = y* + 2(y - y*)1/2 nếu y*  y < 2y*

W(y) = y* + 2y*1/2 + 3(y-2y*)1/3 nếu 2y*  y < 3y*

W(y) = y* + 2y*1/2 + 3y*1/3 + 4(y-3y*)1/4 nếu 3y*  y < 4y*

W(y) = y* + 2y*1/2 + 3y*1/3 + 4y*1/4 + 5(y-4y*)1/5 nếu 4y* y<5y* W(y) = y*+2y*1/2+3y*1/3+4y*1/4+5y*1/5+6(y-5y*)1/6 nếu 5y* y 6y*

...

Với: W(y) là mức GDP đầu ngƣời đƣợc điều chỉnh lại; y là GDP đầu ngƣời thực tế;

y* là GDP bình quân đầu ngƣời trung bình của toàn thế giới.

Đối với mức cực đại (40000 USD-PPP) hoặc cao hơn, công thức chiết khấu (theo tính toán y* năm 1991 thì 40000 ở giữa 6y* và 7y*):

W(y) = y*+2y*1/2+3y*1/3+4y*1/4+5y*1/5+6y*1/6+7(40000-6y*)1/7 nếu 6y*y7y*

Sau khi điều chỉnh, ta có: Wthực - Wmin IGDP = ---

Wmax - Wmin

Wmax - mức GDP bình quân đầu ngƣời cực đại sau khi điều chỉnh; Wmin - mức GDP đầu ngƣời cực tiểu (=100, không điều chỉnh). Công thức này cồng kềnh, phức tạp, dễ lẫn, thu nhập càng cao, độ chiết khấu càng lớn. Điều này gây bất lợi cho các quốc gia thu nhập cao.

Do vậy, từ năm 1999, ngƣời ta quyết định sử dụng công thức khác mà chúng ta sử dụng hiện nay để chiết khấu đồng đều mức thu nhập của các quốc gia, và cũng là đơn giản, dễ nhìn.

Log(XGDPthực) - Log(XGDPmin) IGDP = --- Log(XGDP max ) - Log(XGDP min ) 4.2. Chọn lĩnh vực

Giống nhƣ HDI, có nhiều lĩnh vực phản ánh Hội nhập kinh tế quốc tế, nhƣ hội nhập trong lĩnh vực di chuyển tự do xuyên quốc gia về con ngƣời (lao động, du lịch, hội họp); di chuyển tự do xuyên quốc gia về luồng vốn (đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI, đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài - chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, hỗ trợ phát triển...); di chuyển tự do xuyên quốc gia về luồng hàng hoá, dịch vụ (xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, xuất nhập khẩu thƣơng hiệu, bản quyền,...); tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế quốc tế (ký kết công ƣớc quốc tế, hiệp định, hiệp ƣớc, giải quyết tranh chấp về lĩnh vực kinh tế, tham gia các hiệp hội, khối, nhóm quốc gia trong lĩnh vực kinh tế thƣơng mại...; tự do di chuyển các luồng thông tin toàn cầu (internet, điện thoại, bƣu chính viến thông).v.v.

Tuy nhiên, chúng tôi đề xuất chỉ chọn 3 lĩnh vực cốt lõi nhất, mà nếu các lĩnh vực khác có phát triển thì cũng thúc đẩy các lĩnh vực này (giữa chúng có những mối liên hệ qua lại lẫn nhau) để tính IEI. Cụ thể:

 Lĩnh vực đầu tƣ;

 Lĩnh vực di chuyển nhân sự;

 Lĩnh vực di chuyển hàng hoá và dịch vụ.

Một phần của tài liệu Phương pháp tính toán một số chỉ số phản ảnh mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)