Tổ chức nguồn tài trợ VLĐ hợp lý.

Một phần của tài liệu Luận văn: Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động tại công ty xi măng hoàng thạch (Trang 62 - 65)

Qua những phân tích ở chương II ta thấy, trong kỳ vừa qua Công ty đã dự đoán thiếu chính xác về nhu cầu VLĐ, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc huy động nguồn tài trợ vốn của Công ty. Mặc dù mô hình tài trợ vốn đã được Công ty thay đổi hợp lý hóa thành một mô hình tài trợ tối ưu nhất đang được rất nhiều các DN áp dụng. Tuy nhiên, Công ty cũng cần lưu ý vì hiện nay Công ty đang tăng cường đầu tư sản xuất, mở rộng quy mô, nếu như Công ty dự đoán thừa nhu cầu VLĐ dẫn đến huy động thừa vốn thì khi có biến cố xảy ra, nguồn vốn đã vay rồi sẽ gây ra thừa, lãng phí.

Để khắc phục và giải quyết khó khăn này, trước hết Công ty cần cố gắng dự đoán chính xác nhu cầu VLĐ năm kế hoạch. Công ty vẫn cố thể sử dụng phương pháp dự đoán nhanh nhu cầu VLĐ theo công thức Vnc =

11 1

LM M

, tuy nhiên Công ty cần dự đoán chính xác hơn về tốc độ tăng doanh thu cũng như số vòng quay VLĐ. Trên cơ sở nhu cầu VLĐ theo kế hoạch đã lập, Công ty cần có kế hoạch huy động và sử dụng vốn sao cho vừa có chi phí sử dụng thấp nhất và thu được hiệu quả cao nhưng vẫn đảm bảo tự chủ về tài chính cho Công ty. Từ thực trạng Công ty ta thấy nguồn vốn chiếm dụng Công ty khai thác được là chủ yếu, chiếm 62,31% tổng nợ ngắn hạn, trong khi đó nguồn vốn vay ngắn hạn (gồm vay ngân hàng và của cán bộ công nhân viên trong Công ty) là rất ít chiếm 5,07%. Trong kỳ tới Công ty nên mở rộng nguồn vốn này bởi với uy tín như hiện nay của mình thì Công ty có thể dễ dàng vay tín dụng Ngân hàng. Tuy nhiên khi tăng vay tín dụng Ngân hàng thì Công ty cũng nên chú ý đến chi phí Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.02 62

Luận văn tốt nghiệp

sử dụng nguồn vốn này vì trong thời gian gần đây lãi suất cho vay của ngân hàng luôn bấp bênh và có chiều hưởng tăng cao.

Do các khoản vay và chiếm dụng có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với doanh thu, do đó Công ty có thể định hướng nguồn trang trải cho nhu cầu VLĐ theo phương pháp tỷ lệ phần trăm của từng khoản vốn chiếm dụng hợp pháp trên doanh thu.

Bảng 14: Số dư bình quân các khoản mục trong năm 2008 của Công ty xi măng Hoàng Thạch

Đơn vị tính: Đồng

Tài sản SD bình quân Nguồn vốn SD bình quân

A. Tài sản ngắn hạn 879.762.308.119 A. Nợ phải trả 523.659.967.508

1.Tiền 285.152.774.154 I. Nợ ngắn hạn 374.596.768.289

2. Các khoản phải thu 126.716.991.933 1. Vay và nợ ngắn hạn 19.010.220.645 3. Hàng tồn kho 465.941.936.626 2. Phải trả người bán 115.711.657.823 4. Tài sản ngắn hạn

khác 1.950.605.407 3. Người mua trả tiền trước 4.074.319.205

B. Tài sản dài hạn 1.353.458.697.031 4. Thuế và các khoản phải nộp NN 56.048.495.519 5. Phải trả công nhân viên 55.514.183.860 6. Chi phí phải trả 40.678.333.730 7. Phải trả nội bộ 2.060.105.849 9. Các khoản PTPN khác 81.499.451.659 II. Nợ dài hạn 149.063.199.219 B. Vốn chủ sở hữu 1.709.561.037.644 Tổng cộng 2.233.221.005.15 2 Tổng cộng 2.233.221.005.152

Dựa vào số liệu của Bảng 13 và Bảng 14 ta có:

Bảng 15: Tỷ lệ phần trăm giữa các khoản mục có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với doanh thu.

Tài sản Tỷ lệ % Nguồn vốn Tỷ lệ %

1. Tiền 10,90 1. Phải trả người bán 4,42

Luận văn tốt nghiệp 2. Các khoản

phải thu 4,84 2. Người mua trả tiền trước 0,16 3. Hàng tồn

kho 17,80 3. Thuế và các khoản phải nộp NN 2,14 4. TSNH khác 0,07 4. Phải trả công nhân viên 2,12

5. Chi phí phải trả 1,55

6. Phải trả nội bộ 0,08

7. Các khoản phải trả, phải nộp khác 3,11

Cộng 33,61 Cộng 13,58

* Nhận xét:

- Cứ mỗi một đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên Công ty cần phải tăng 0,3361 đồng VLĐ để bổ sung cho phần tài sản.

- Cứ mỗi đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên thì Công ty chiếm dụng đương nhiên (nguồn vốn phát sinh tự động) là 0,1358 đồng.

Như vậy thực chất một đồng doanh thu tăng lên thì Công ty cần bổ sung: 0,3361 – 0,1358 = 0,2003 (đồng VLĐ).

Vậy nhu cầu VLĐ cần bổ sung thêm cho kỳ kế hoạch là:

(2.960.000.000.000 - 2.617.250.616.563) * 0,2003 = 68.652.701.502 (đồng) Hệ số nợ của Công ty hiện nay đang là rất thấp, trong khi hệ số vốn chủ sở hữu lại quá cao.

Lại có: ROAE = 20,93% 005.151 2.233.221. 979 . 017 . 364 . 467 = = VKD EBIT

Lãi suất vay ngắn hạn ngân hàng ( i ) hiện nay là 8-10%/năm. => ROAE > i

Dựa vào mối quan hệ ROE = (ROA i) (1 t)

ED D

ROAE E × − 

 + −

cho thấy Công ty càng sử dụng nhiều vốn vay càng gia tăng nhanh được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Công ty không nên tăng thêm sử dụng vốn chủ nữa mà có thể:

Luận văn tốt nghiệp

- Vay ngắn hạn để tăng nguồn VLĐ tạm thời.

- Phát hành trái phiếu DN vì Công ty xi măng Hoàng Thạch là công ty nhà nước đang trong thời gian chuyển đổi thành công ty cổ phần ( theo luật DN 2005).

- Tăng cường chiếm dụng hợp pháp.

Vay ngắn hạn và phát hành trái phiếu DN là những khoản vay chịu chi phí thấp trong các nguồn vốn huy động. Và một trong những ưu thế khi DN sử dụng vốn vay là tiền lãi vay phải trả được coi là khoản chi phí hợp lý và được trừ vào thu nhập chịu thuế của DN, tạo nên một “là chắn thuế”.

Các khoản chiếm dụng hợp pháp của nhà cung cấp, người lao động, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước thường có chi phí thấp, gần như là không mất chi phí. Tuy nhiên để có được các khoản này thì Công ty cũng nên chú trọng nâng cao uy tín đối với nhà cung cấp, người lao động và Nhà nước. Đặc biệt khoản chiếm dụng nhà cung cấp tuy có chi phí sử dụng thấp nhưng Công ty lại có thể chịu những điều kiện ràng buộc của nhà cung cấp, do đó Công ty cần phải so sánh những điều kiện ràng buộc đó với những lợi ích từ việc sử dụng khoản chiếm dụng này.

Một phần của tài liệu Luận văn: Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động tại công ty xi măng hoàng thạch (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w