Thời gian nghệ thuật trong văn học không giản đơn là quan điểm của tác giả về thời gian, mà là một hình tượng thời gian sinh động gợi cảm, là sự cảm thụ, ý thức về thời gian được dùng làm hình thức nghệ thuật để phản ánh hiện thực, tổ chức tác phẩm.
Thời gian trong "Thiên sứ" là kiểu đồng hiện hiện tại, quá khứ. Người đọc không hiểu chuyện được kể vào thời điểm nào? "Đó là năm tôi 14 tuổi", "Đến
bây giờ tôi vẫn 14 tuổi", "Chị Hằng 29 tuổi, trước tôi chưa đầy một phút"...
Thời gian cụ thể đã bị xoá nhoà đi bởi thời gian trong tõm tưởng. sự không rừ ràng về thời gian cảm giác lẫn lộn giữa quá khứ, hiện tại, tương lai là những nỗi hoang mang của con người trước trạng thái tồn tại bấp bênh, vô lí. Ở thời gian nào nhân vật cũng cảm thấy bất ổn, lạc lõng và cô đơn.
Thời gian trong "Thiên sứ" vừa là thời gian không xác định, vừa là thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai đồng hiện, luẩn quẩn tù đọng. Ở đó, con người khi thì phải chống chọi với hiện thực, khi thì day dứt về kỉ niệm, đáng sợ hơn cả
văn
là khi hoang mang, õu lo về một tương lai bất ổn, mịt mù và cũng đầy thách thức... Trong trạng thái đơn độc, không lối thoát.
6. Tính trò chơi - cuộc thể nghiệm của những cái tôi nhỏ bé –những con người cô đơn trong "Thiên sứ" người cô đơn trong "Thiên sứ"
Theo Kundera – nhà tiểu thuyết, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng đã tổng kết trong một tiểu luận xuất sắc của mình những đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại: ở bên ngoài tiểu thuyết, người ta sống trong thế giới của những điều khẳng định, bởi đây là lãnh địa của trò chơi và của những giả thuyết: “Một trong
bốn tiếng gọi hấp dẫn nhất của tiểu thuyết hiện đại là tiếng gọi của trò chơi”.
Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại cũng không nằm ngoài qui luật ấy. Nổi bật nhất trong các cây bút phải nói đến Phạm Thị Hoài – người đã từ lâu “khụng thoát khỏi những suy tư và khao khát về một thứ văn chuơng thực sự cần thiết, vừa xứng đáng vừa khích lệ đời sống con người”. Có lẽ vì vậy mà bà đã tạo ra trong “Thiên sứ” một quan niệm phi truyền thống về văn chương: văn chương như một lối ứng xử với cuộc đời thông qua hình thức trò chơi. Tiếng gọi trò chơi cứ ngân vang mãi trong tiểu thuyết “Thiên sứ”, nó đã đi vào lòng độc giả như một cái gì đó rất “lạ” và rất “mới”.
Lí thuyết về trò chơi trong văn chương đó cú trong lịch sử văn học thế giới như một mâu thuẫn đối kháng với xu hướng xem nghệ thuật như một khoa học hay hệ tư tưởng, như một tôn giáo hay đạo đức. Nội dung chủ yếu của lí thuyết này nhấn mạnh “sỏng tỏc nghệ thuật vốn hòa quyện hữu cơ hoạt động có chủ đích và hoạt động trò chơi”, “nghệ thuật vừa là mô hình nhận thức cuộc sống thực”, vừa như “trũ chơi cuộc sống”.
Tiếp thu tinh thần của tiểu thuyết hiện đại, “Thiên sứ” mang quan niệm đa trị hóa cái nhìn về cuộc đời trong văn chương: Cuộc đời là nghiêm túc nhưng cũng là một cuộc chơi, cuộc thể nghiệm của những cái tôi nhỏ bé.
Có thể nhận thấy rất rõ ràng, mỗi “cỏi tụi” của “Thiên sứ” đều đeo đuổi một cuộc chơi riêng:
văn
Với quyết định ngừng tăng trưởng, Hoài đã mang đến thế giới này một bản thể khác lạ. Đó là đầy lãng mạn, khát khao nhưng cũng đầy tính tự chủ khẳng định, muốn tạo một không gian riêng cho đời sống vốn đã bị xâu xé bởi một bên là “mái lở và chân ghế long”, bên kia là “uy tín và danh dự”, một bên là “thiên sứ pha lê" bên kia là “cỗ máy” vô tình trong cuộc sống. Dường như, cuộc chơi của Hoài là cuộc chơi cô độc, một mình khước từ lại “đám đông”, từ bỏ nhhững bộ “đồng phục tinh thần”, các loại “bậc thang xã hội”. Và có lẽ Hoài
như khước từ lối sống theo kiểu “phủ thảm” của người lớn.
Nếu trò chơi của Oskar (“Cỏi chống thiếc” – Gunter Grass) với sự chủ động tính toán trước thì trò chơi của Hoài lại là một phản ứng nổi loạn, tự vệ, chấp nhận cô đơn để giữ bản nguyên.
Nhân vật bé Hon chỉ xuất hiện trực tiếp trong vài ba dòng của “Thiên sứ” nhưng cuộc dạo chơi mang đầy tính biểu tượng của bộ đó ám ảnh cả thiên tiểu thuyết. Đó là nhân vật “ý thức sâu sắc về lẽ công bằng, đến với những ai chưa
nhận đủ mụi hụn ở đời”. Tôi chợt nhớ đến hoàng tử bé trong tác phẩm của Saint
Exupery – người ghé rất nhiều tinh cầu để chọn một nơi du viễn. Cũn bộ Hon thì không được lựa chọn để ra đời và cũng không sinh ra để lựa chọn, đòi hỏi thế giới mà đến thế giới này thăm dò tình yêu của loài người. Trò chơi ban phát tình yêu trong lành, thánh thiện của bé Hon đã sớm phải kết thúc vì sự va đụng với những cỗ máy rò rỉ, rệu rão, tuột kính, chỉ biết đến “rủa”, “gắt” và thờ ơ của người lớn.
Ở nhân vật chị Hằng trò chơi thể hiện ở chỗ: lựa chọn tình yêu cho mình bằng cách búi tờn, bằng trò trốn tìm và bằng việc giải đố. Ở anh cán bộ ngoại giao trò chơi qua những thú sưu tập toilette, nghệ thuật pha cà phê, nghệ thuật diễn thuyết, anh ta cũng gắn bó với giá trị dương đã được định giá: trò Trí uẩn.
Ngoài ra thế giới trò chơi còn thể hiện qua nhân vật bố với thú sưu tầm sách để nhốt chặt tư tưởng, qua Hạc và Hoàng với cuộc chơi đầy may rủi, qua cuộc phiêu lưu của Hùng và cô vũ mĩ đầy phù phiếm…Cuộc chơi của Ph: cuộc
văn
chơi với những con chữ tạo thành một bài thơ kéo dài một chương cũng là dạng thức xử lý mang tính trò chơi với ngôn từ.
Phạm Thị Hoài không phân tích tính cách của nhân vật mà chỉ giúp người đọc tự phát hiện họ thông qua cuộc chơi mà họ bày ra trong cuốn sách. Mỗi nhân vật trong “Thiên sứ” đeo đuổi một cuộc chơi riêng, một sự lựa chọn của từng cá nhân.
Lí thuyết trò chơi trong văn học chủ trương biến cuộc sống thành cuộc chơi, biến sang tác nghệ thuật thành “trò chơi của các hình thức”, không có mục địch thực dụng. Một cách chống lại “lớ trí thuần túy” như vậy chối bỏ tính minh họa thực dụng cho các chủ trương chính sách, yêu cầu phục vụ chính trị vốn đã đầy rẫy trong nền văn học sớm bị “công cụ hóa” của chúng ta.
“Thiên sứ” bày ra một mê cung các trò chơi – thoát khỏi trò chơi này lại lập tức vướng vào trũ khỏc giăng lưới ngay bên cạnh. Luật chơi cũng không có định, nó là canh bạc may rủi hay những yêu cầu khám phá của Hằng, hoặc biết sắp xếp các giá trị dương trong trũ Trớ uẩn, hay cao siêu hơn là trò chơi với các con chữ trong thơ Ph.
Phạm Thị Hoài không phải là người muốn làm tôn bật mình bằng cách đi ngược lại dòng chảy xuôi chiều, nhà văn chỉ muốn nâng nhu cầu giải trí, thư giãn của con người lờn đỳng tầm của nó trong văn chương. Tất nhiên văn chương là trò chơi của trí tuệ và cảm xúc, nó cũng có mục đích giúp con người thấy được bản thân nhưng không nhất thiết phải đáp ứng một nhiệm vụ xã hội có tính vụ lợi hoặc những đơn đặt hàng của chính trị mà văn học vốn bị ép mang vác bao nhiêu năm. Nhiều khi ta thấy con người rất dễ tự bằng lòng với các nghệ thuật khác, không bao giờ hỏi bức tranh kia, bản nhạc kia có mục đích gì, nhưng với văn chương bao giờ người ta cũng khắt khắt: viết theo quan điểm nào? Dùng nghệ thuật của giai cấp nào? Viết ra để làm gì? Ý nghĩa ám chỉ của nó là ở đâu?...
“Thiên sứ” là trò chơi của tưởng tượng, bịa đặt, với những nhân vật khó tìm thấy trong cuộc sống thật, những mụtớp hoang đường kì ảo đầy huyền thoại, những chi tiết hoàn toàn thoát li hiện thực thông thường. Người đọc được phép
văn
nghi ngờ từ những chi tiết nhỏ nhất như: cuộc gặp gỡ của Hằng và nhà thơ Ph làm tắc nghẽn giao thông làm việc trong vòng ba tiếng đồng hồ; 599 ứng cử viên của Hằng chen lấn xô đẩy nhau, cuối cùng 10 người lọt vào chung kết, là 10 người may mắn này được 10 ngón tay nuột nà; “rồi hàng loạt những lời phỏng
đoán ném thẳng vào vầng mặt trời vừa mới ló, chúng bay loạn xạ, kết thành đám mây bọt xà phòng sặc sỡ, chế nhạo những tia nắng đàu thiếu thàng đầu tiên, và hàng xóm phàn nàn vào tai tôi, sao bỡnh mỡnh hôm nay đến trễ”… Chúng ta cũng khó tin sự hiện diện xác thực của một số nhân vật như bé Hon, Quang lùn, nhà thơ Ph…
Những tưởng tượng bay bổng, vô bờ bến của nhà văn được lắp ghép lại trong một tổng thể của trò chơi trí tuệ đầy cá tính. Đó là trò chơi kính vạn hoa, trò chơi của nghệ thuật cắt dán thủ công, ghép những mảnh hiện thực vào một chương, một tình tiết, biến cố.
Thực chất việc trình bày tiểu thuyết như một trò chơi cũng là cách diễn đạt một cái tôi Phạm Thị Hoài, bởi người tổ chức trò chơi có ý thức in đậm dấu ấn tõm lớ, tính cách, trình độ văn hóa của mỡnh lờn đú. Bà từng chủ trương: “Tụi khụng giấu mình trong tác phẩm, mà ngược lại, tụi luụn tìm cách mách người đọc rằng, chuyện mà tôi đang kể sở dĩ như vậy, vỡ tụi là người kể. Có nhiều loại truyện chỉ có thể kể được một cách ai cũng biết cỏch đú, ai cũng thể kể được đúng như vậy. Tôi chon loại khác, loại chỉ thành chuyện nếu tôi nhúng tay vào đó, nếu tôi đẻ ra nó, kể cả khi tôi đánh lừa người đọc, rằng chuyện ấy chẳng can dự gì đến tụi… chuyện tôi kể là cú tụi một trăm phần trăm”.
Trò chơi “vô tăm tích” không phải là trò chơi vô nghĩa, nó chỉ là cách nói nhấn mạnh khía cạnh tự do của nghệ thuật, nó cần một bản lĩnh lớn để dám chấp nhận con đường khó khăn. Với chúng ta xưa nay: cái đẹp phải thiết thực, phải có ích ngay lập tức. Nghệ thuật đích thực phải “vị nhân sinh”, nhưng theo qui luật tiếp nhận, muốn vi nhân sinh thỡ nó trước hết phải vì nghệ thuật đã, nghĩa là nó phải được tự do từ hình thức. Khi văn chương đã chủ động thoát khỏi chức năng “phản ứng hiện thực” thì thói quen lấy tiêu chí hiện thực mà đo đếm văn chương
văn
sẽ bị đánh đổ. “Vụ tăm tớch” là cách nói mang hàm ý giễu cợt những người cứ nhất định chỉ quan tâm đến chuyện “tỏc phẩm ấy núi cỏi gỡ” mà không hề băn khoăn nỗi, nếu chỉ cái được nói đến là quan trọng thì vậtc chất khác với lịch sử, chính trị, luõn lớ, tõm lớ học ở chỗ nào. “Thiên sứ” là một cuộc chơi chủ định rất rõ ràng: Người ta chỉ có thể viết tiểu thuyết như thế nào?
Phạm Thị Hoài – người đã từ lâu “khụng thoát khỏi những suy tư và khao khát về một thứ văn chương thực sự cần thiết, vừa xứng đáng vừa khích lệ đời sống con người”, đã tạo ra trong “Thiên sứ” một quan niệm phi truyền thống về văn chương: Văn chương như một lối ứng xử với cuộc đời thông qua hình thức trò chơi.
văn