Về công tác quản lý nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phát Triển Kỹ Thuật TMD (Trang 56 - 59)

3.2.1.1 Hoàn thiện sổ danh điểm nguyên vật liệu

Đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty TNHH Phát Triển Kỹ Thuật TMD nói riêng vật liệu bao gồm nhiều thứ, nhiều loại với đặc tính khác nhau. Chính vì vậy việc phân loại vật liệu một cách khoa học hợp lý trở thành một yêu cầu cần thiết một công việc tất yếu đối với mọi doanh nghiệp nhằm quản lý chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết từng loại vật liệu có hiệu quả.

và mã hóa tên gọi của từng thứ vật liệu trên sổ danh điểm được sự thống nhất giữa các bộ phận phòng ban chức năng có liên quan để đảm bảo kết hợp chặt chẽ trong công tác quản lý vật liệu, tạo điều kiện cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ, giữa các bộ phận có liên quan được nhanh chóng, thuận tiện dễ dàng phát hiện sai sót.

Bảng 2.26 Bảng danh điểm vật tư

BẢNG DANH ĐIỂM VẬT TƯ

STT Nhóm vật tư Tên vật tư Đơn vị tính

1 000 Gỗ MDF 9ly Tấm 0-002 Gỗ MDF 18ly Tấm 0-0021 Gỗ vân gỗ 2900 Tấm 0-00211 Gỗ vân Viettel 325 Tấm …… ……. ……. Tấm 21 Mika sành Tấm 21-001 Mika sành 2ly Tấm 21-002 Mika sành 2.8ly Tấm

23 Dây đai Sợi

23-001 Dây đai B80 Sợi

23-002 Dây đai C120 Sợi

… …. ….

24 Bu lông các loại Cái

27 Vòng bi các loại Vòng

31 Nhãn mác các loại Cái

33 Nhóm điện

3.2.1.2 Hoàn thiện định mức dự trữ nguyên vật liệu

Công ty cũng cần xây dựng định mức dự trữ đối với từng loại nguyên vật liệu từ đó việc xác định nhu cầu vốn lưu động hàng năm với khâu dự trữ mới chính xác, tăng nhanh vòng quay vốn lưu động.

Với những nguyên vật liệu có giá trị lớn và không phải lúc nào cũng có sẵn trên thị trường, Công ty cần có kế hoạch đặt mua hàng nhằm giúp cho công tác thu mua nguyên vật liệu được tốt hơn, đảm bảo cung cấp kịp thời nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất và không bị ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất.

Ví dụ với những công trình sử dụng gỗ, fooc đặc biệt thì trong kho luôn phải có hàng dự trữ vì những chi tiết này không phải có sẵn ngoài thị trường mà phải đặt hàng đúc sau đó mới được mang về công ty gia công.

Bảng 2.27 Bảng định mức dự trữ nguyên vật liệu

STT Tên CT Tên vật tư Đơn vị

tính

Số lượng

1 Sony CT 01

1. Gỗ MDF 9ly chống ẩm Tấm 25

2. Mika cháo 5ly Tấm 02

3. Fooc dả gia LF1111 Tấm 12

4. Keo tảng hình Lọ 02

2 LG CT 01

1. Gỗ trắng mờ 101T 18ly Tấm 20

2. Mika trong 20ly Tấm 05

3. Fooc trắng bóng 1949 Tấm 05

4. Mika phun cát 15ly Tấm 02

…. …. …. …

Công ty cần xây dựng một hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng loại máy một cách chi tiết hơn để lãng phí nguyên vật liệu ở mức thấp nhất.

Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật thì việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế trong đó có hạch toán kế toán đã trở thành xu hướng tất yếu của thời đại. Trước những đòi hỏi của công tác quản lý trong cơ chế thị trường, trước những lợi ích to lớn của phần mền kế toán vào công tác kế toán là hoàn toàn cần thiết. Nó giúp cho việc cung cấp thông tin trở nên nhanh chóng, dễ dàng và chính xác hơn, tiết kiệm thời gian và sức lao động, giảm bớt được lao động thủ công trong phòng kế toán. Điều này cũng phần nào giảm được khoản chi phí nhân công, góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm cho công ty.

Xuất phát từ lý do trên công ty cần tìm mua một phần mềm kế toán phù hợp với thực tiễn công tác kế toán cũng như đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình. Công ty cần trang bị thêm các trang thiết bị tin học hiện đại và tổ chức đào tạo đội ngũ nhân viên kế toán có thể sử dụng thành thạo phần mềm đó.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phát Triển Kỹ Thuật TMD (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w