Chủ thể theodõi vàđánh giá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực tế việc tổ chức triển khải hoạt động theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện một số chương trình, dự án ở Việt Nam (Trang 33 - 71)

III. Chủ thể, đối tượng theodõi vàđánh giá đối với việc thựchiện chiến lược

3.1 Chủ thể theodõi vàđánh giá

Dựa trên các khái niệm và xem xét việc theo dõi và đánh giá chương trình dự án, việc thực hiện bất cứ một dự án hay chiến lược đều cần phải có những cán bộ theo dõi và đánh giá với chức năng, vai trò và nhiệm vụ riêng nhằm chuyển tải các thông tin theo dõi do lãnh đạo và các quy định và thủ tục hiện hành yêu cầu. Như vậy, chủ thể theo dõi và đánh giá việc thực chiến lược phát triển thống kê Việt Nam là những người trực tiếp làm nhiệm vụ theo dõi và đánh giá việc thực hiện chiến lược phát triển thống kê Việt Nam. Chủ thể theo dõi đánh giá cần phải là người độc lập, được đào tạo nghiệp vụ theo dõi và đánh giá không tham gia trực tiếp vào việc thực hiện chiến lược để đảm bảo tính khách quan. Chủ thể theo dõi và đánh giá ở mỗi cấp độ khác nhau có những yêu cầu cụ thể khác nhau như sau.

Ở cấp quốc gia: Chủ thể theo dõi và đánh giá ở cấp này là một cán bộ theo dõi chuyên trách được Ban theo dõi và đánh giá quốc gia đề cử để thực hiện việc thu thập các dữ liệu theo dõi từ các bộ phận khác và báo cáo dữ liệu này với lãnh đạo nhằm hỗ trợ công tác quản lý của lãnh đạo. Một lãnh đạo trong Ban TD & ĐG cấp quốc gia có trách nhiệm xem xét các dữ hiệu theo dõi và cung cấp phản hồi theo dõi tới Ban TD & ĐG cấp quốc gia

Ở cấp chương trình: Chủ thể theo dõi và đánh giá ở cấp này là cán bộ đầu mối theo dõi tại mỗi tổ TD& ĐG nhằm đảm nhận trách nhiệm thu thập, đối chiếu, phân tích và báo cáo dữ liệu của bộ phận mình để tổng hợp chung vào báo cáo chung đồng thời đáp ứng những yêu cầu báo cáo với các cấp quản lý cao hơn. Các cán bộ TD & ĐG ở cấp này chính là các điều phối

viên TD & ĐG ở cấp chương trình, ở mỗi bộ phận cần có các đầu mối phụ trách công tác TD & ĐG

Chủ thể theo dõi và đánh giá là cán bộ thực hiện công tác TD & ĐG cần đảm bảo các yêu cầu cụ thể như sau:

V ị trí

Trách nhiệm Yêu cầu trình độ

Tr ưởng ban TD&ĐG cấp quốc gia

Chịu trách nhiệm chung về tính phù hợp của các hệ thống theo dõi, các khung khổ và nguồn lực theo dõi phù hợp nhằm đảm bảo những yêu cầu đưa ra. Những yêu cầu này bao gồm:

 Xác định các nguồn lực cần thiết cho công tác theo dõi

 Thiết lập hệ thống quản lý dữ liệu nội bộ

 Sử dụng các kết quả theo dõi để phục vụ các quyết định quản lý

 Chuẩn bị báo cáo theo dõi

 Khả năng lãnh đạo  Quản lý về đầu tư  Xây dựng nhóm  Kinh nghiệm theo dõi  Diễn giải, phân tích các kết quả

 Báo cáo & Giao tiếp Đ iều phối viên TD & ĐG ở cấp chương trình

Theo sự chỉ đạo của lãnh đạo cấp quốc gia, xây dựng, điều phối và giám sát các hoạt động của hệ thống theo dõi của các chương trình, đảm bảo thu thập đối chiếu, phân tích, báo cáo được các dữ liệu cần thiết, và phản hồi tới các đối tượng liên quan một cách kịp thời.

 Đối chiếu dữ liệu từ các đầu mối của các bộ phận gửi lên

 Sử dụng công cụ TD & ĐG để phân tích từng hoạt động của Khung chiến lược

 Khả năng xây dựng và điều phối các nhóm công tác

 Kỹ năng quản lý cơ bản

 Các kỹ năng theo dõi nâng cao

 Các kỹ năng máy tính trung cấp

 Tổng hợp, đối chiếu và phân tích dữ liệu

 Thường xuyên báo cáo với Trưởng ban TD&ĐG cấp quốc gia

 Kỹ năng báo cáo nâng cao

 Giao tiếp và tuyên truyền

 Các phẩm chất theo dõi chuyên nghiệp C ác đầu mối TD & ĐG tại các bộ phận

Dưới sự chỉ đạo của Điều phối viên về Theo dõi cấp chương trình đảm bảo các dữ liệu theo dõi từ các đơn vị hoặc nhóm công tác chuyên môn được thu thập, tổng hợp, đối chiếu và phân tích một cách thích hợp và luôn sẵn có cho các cán bộ của Ban TD & ĐG cấp chương trình nhằm đảm bảo các hoạt động theo dõi cụ thể của đơn vị đó được hiệu quả và minh bạch

 Chuẩn bị các tài liệu có liên quan tới bộ phận mình trong báo cáo tổng hợp

 Tập trung vào các vấn đề liên quan tới đơn vị mình

 Kỹ năng làm việc theo nhóm

 Kỹ năng theo dõi trung cấp Kỹ năng máy tính trung cấp

 Thu thập dữ liệu

 Tổng hợp đối chiếu và lưu trữ dữ liệu

 Kỹ năng viết báo cáo trung cấp

3.2 Đối tƣợng theo dõi và đánh giá

Đối tượng theo dõi, đánh giá chính là việc thực hiện các nội dung CLTK11-20, cập nhật thông tin về việc thực hiện có đảm bảo tính liên tục và theo đúng Khung theo dõi, đánh giá các chương trình hành động đảm bảo đúng thời gian, tiến độ nhằm giúp cho người quản lý và các bên có liên quan chính thấy được mức độ tiến bộ và thành tựu đạt được của các mục tiêu chiến lược.

Theo dõi và đánh giá thực hiện các mục tiêu chiến lược nhằm cung cấp cho các nhà quản lý và các bên liên quan đầy đủ thông tin để có thể ra quyết định về các vấn đề như:

• Các nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất có đầy đủ không?

• Các cán bộ quản lý có đủ năng lực kỹ thuật và phẩm chất cá nhân cần thiết không?

• Các hoạt động có được tiến hành phù hợp với kế hoạch không?

• Kế hoạch đang thực hiện có đảm bảo đạt được các mục tiêu ban đầu và kết quả dự kiến đã được thông qua không?

Cụ thể là theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện 9 chương trình hành động cụ thể của chiến lược phát triển thống kê Việt Nam:

- Theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện Chương trình hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý và cơ chế điều phối các hoạt động thống kê có được thực hiện liên tục, đảm bảo tiến độ và mức độ thực hiện như thế nào, trong mối quan hệ với các mục tiêu của chương trình hành động đã đề ra.

- Theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện Chương trình tăng cường nghiên cứu, ứng dụng phương pháp luận thống kê tiên tiến và xây dựng, chuẩn hóa các quy trình thống kê theo chuẩn mực quốc tế có được thực hiện liên tục, đảm bảo tiến độ và mức độ thực hiện như thế nào, trong mối quan hệ với các mục tiêu của chương trình hành động đã đề ra.

- Theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện Chương trình đổi mới, hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động thu thập thông tin thống kê có được thực hiện liên tục, đảm bảo tiến độ và mức độ thực hiện như thế nào, trong mối quan hệ với các mục tiêu của chương trình hành động đã đề ra.

- Theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện Chương trình đổi mới, hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động xử lý, tổng hợp và phổ biến thông tin thống kê có được thực hiện liên tục, đảm bảo tiến độ và mức độ thực hiện như thế nào, trong mối quan hệ với các mục tiêu của chương trình hành động đã đề ra.

- Theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện Chương trình đẩy mạnh phân tích và dự báo thống kê có được thực hiện liên tục, đảm bảo tiến độ và mức độ thực hiện như thế nào, trong mối quan hệ với các mục tiêu của chương trình hành động đã đề ra.

- Theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện Chương trình ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động thống kê có được thực hiện liên tục, đảm bảo tiến độ và mức độ thực hiện như thế nào, trong mối quan hệ với các mục tiêu của chương trình hành động đã đề ra.

- Theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện Chương trình phát triển nhân lực làm công tác thống kê có được thực hiện liên tục, đảm bảo tiến độ và mức độ thực hiện như thế nào, trong mối quan hệ với các mục tiêu của chương trình hành động đã đề ra.

- Theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện Chương trình mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê có được thực hiện liên tục, đảm bảo tiến độ và mức độ thực hiện như thế nào, trong mối quan hệ với các mục tiêu của chương trình hành động đã đề ra.

- Theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện Chương trình tăng cường cơ sở vật chất và huy động các nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động thống kê có được thực hiện liên tục, đảm bảo tiến độ và mức độ thực hiện như thế nào, trong mối quan hệ với các mục tiêu của chương trình hành động đã đề ra.

3.3 Đề xuất hệ thống theo dõi và đánh giá, phƣơng pháp, quy trình thu thập thông tin cho hệ thống theo dõi và đánh giá thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam 2011-2020

1. Hệ thống theo dõi và đánh giá việc thực hiện chiến lƣợc phát triển thống kê Việt Nam 2011 -2020

Hệ thống theo dõi và đánh giá gồm:

- Danh sách những chỉ số cần theo dõi, đánh giá; - Cơ cấu tổ chức theo dõi, đánh giá;

- Kế hoạch theo dõi, đánh giá (theo dõi, đánh giá xem chiến lược có được thực hiện đúng như thiết kế và có đạt đ ược mục tiêu đã đề ra không)

- Các biểu mẫu thu thập số liệu;

- Các nguồn lực phục vụ cho theo dõi, đánh giá như: phương tiện, kinh phí…

Theo dõi và đánh giá có thể được thực hiện ở cấp khác nhau. Đối với với việc thực hiện Khung theo dõi và đánh giá thực hiện chiến lược phát triển thống kê Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2020, Hệ thống theo dõi, đánh giá Chiến lược là một hệ thống thống nhất từ Trung ương đến địa phương, cụ thể hệ thống theo dõi và đánh giá bao gồm 3 cấp:

Cấp quốc gia: Thành lập Ban TD&ĐG quốc gia được đặt tại Tổng cục Thống kê quản lý toàn bộ hệ thống TD&ĐG CLTK11-20, theo dõi và đánh giá việc thực hiện của tất cả các chương trình hành động có trong CLTK11- 20 trên phạm vi toàn quốc. Ở cấp quốc gia có một cán bộ theo dõi chuyên trách được Ban theo dõi và đánh giá quốc gia đề cử để thực hiện việc thu thập các dữ liệu theo dõi từ các bộ phận khác và báo cáo dữ liệu này với lãnh đạo nhằm hỗ trợ công tác quản lý của lãnh đạo. Một lãnh đạo trong Ban TD & ĐG cấp quốc gia có trách nhiệm xem xét các dữ hiệu theo dõi và cung cấp phản hồi theo dõi tới Ban TD & ĐG cấp quốc gia

Cấp chƣơng trình: Bảy Tổ TD&ĐG cấp chương trình được đặt tại 7 đơn vị đầu mối thuộc cơ quan Tổng cục Tống kê chủ trì triển khai thực hiện 9 chương trình hành động của CLTK11-20, gồm:

 Tổ TD&ĐG Chương trình hành động 1 và 3: Hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý và cơ chế điều phối các hoạt động thống kê; đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động thu thập thông tin thống kê.

 Tổ TD&ĐG Chương trình hành động 2 và 5: Tăng cường nghiên cứu ứng dụng phương pháp luận thống kê và quy trình thống kê theo tiêu chuẩn quốc tế; đẩy mạnh phân tích và dự báo thống kê.

 Tổ TD&ĐG Chương trình hành động 4: Đổi mới, hoàn thiện nâng cao chất lượng hoạt động xử lý, tổng hợp và phổ biến thông tin thống kê.

 Tổ TD&ĐG Chương trình hành động 6: Ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động thống kê.

 Tổ TD&ĐG Chương trình hành động 7: Phát triển nhân lực ngành thống kê.

 Tổ TD&ĐG Chương trình hành động 8: Mở rộng và tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê.

 Tổ TD&ĐG Chương trình hành động 9: Tăng cường cơ sở vật chất và huy động các nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động thống kê.

Tất cả các Tổ theo dõi và đánh giá chịu trách nhiệm theo dõi và đánh giá các hoạt động của Chương trình, báo cáo tình hình thực hiện chương trình cho Ban TD&ĐG quốc gia. Ở cấp chương trình có một đầu mối theo dõi tại mỗi tổ TD& ĐG nhằm đảm nhận trách nhiệm thu thập, đối chiếu, phân tích và báo cáo dữ liệu của bộ phận mình để tổng hợp chung vào báo cáo chung đồng thời đáp ứng những yêu cầu báo cáo với các cấp quản lý cao hơn. Các cán bộ TD & ĐG ở cấp này chính là các điều phối viên TD & ĐG ở cấp chương trình.

- Cấp dự án: Cán bộ TD&ĐG cấp dự án được bố trí tại các đơn vị thực hiện những hoạt động cụ thể trong mỗi Chương trình hành động của CLTK11-20 (bao gồm Thống kê bộ, ngành Trung ương và cơ quan thống kê địa phương), chịu trách nhiệm thu thập thông tin, xử lý, tổng hợp, viết báo cáo theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện thuộc phạm vi hoạt động của Chương trình hành động cho Tổ TD&ĐG cấp chương trình

2. Cơ cấu tổ chức theo dõi, đánh giá CLTK11-20

Để đảm bảo hoạt động theo dõi, đánh giá được thông suốt, tinh giản, gọn nhẹ, cơ cấu tổ chức theo dõi, đánh giá được đề xuất như sau:

Thành lập một tổ chức gọi là Ban Theo dõi, đánh giá thực hiện CLTK11-20 Trung ương, có nhiệm vụ giám sát, đánh giá toàn bộ các hoạt động trong hệ thống thống kê đã được đặt ra trong các Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và Tầm nhìn đến năm 2025; hàng năm có nhiệm vụ đánh giá xem việc thực hiện CLTK11-20 có đi đúng hướng hay không, có bị chệch hướng hay không, có đạt được các mục tiêu đề ra cho từng giai đoạn hay không; có đảm bảo tiến độ không; và nếu không, thì những lý do, nguyên nhân nào đã gây ra tình trạng đó. Từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp để thay đổi và điều chỉnh.

Ban Theo dõi, đánh giá thực hiện CLTK11-20 Trung ương gồm khoảng 17 người. gồm: 01 Trƣởng ban (là một Lãnh đạo TCTK), chỉ đạo và chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác Theo dõi, đánh giá thực hiện CLTK11- 20 trước cấp có thẩm quyền, cụ thể là Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 01 Thƣ ký (đồng thời là Tổ trưởng Tổ thường trực) giúp Trưởng Ban trong việc soạn thảo các kế hoạch công việc theo dõi, đánh giá hàng năm để trình Trưởng ban phê duyệt, thực hiện các khâu chuẩn bị để tổ chức các cuộc họp định kỳ cũng như hội nghị đột xuất, thu nhận các báo cáo đánh giá từ các cơ sở gửi lên, tổng hợp các báo cáo đánh giá của các đơn vị cơ sở, soạn thảo báo cáo đánh giá tổng hợp đối với toàn bộ CLTK11-20 trình Trưởng Ban; chỉnh sửa sau khi có các ý kiến góp ý của các bên liên quan, trình Trưởng Ban phê duyệt và gửi lên Bộ trưởng và 01 lãnh đạo các đơn vị được phân công thực hiện 9 Chương trình hành động thực hiện CLTK11-20.

Ngoài ra, để giúp việc cho Ban Theo dõi, đánh giá, cần thành lập Tổ Thường trực Theo dõi, đánh giá, gồm khoảng 03 người có khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá và soạn thảo báo cáo, trong đó Tổ trưởng là Thư ký của Ban Theo dõi, đánh giá Trung ương đã đề cập ở trên, 02 thành viên của Tổ Thường trực (không là Thành viên Ban TD&ĐG TW) có nhiệm vụ do Tổ

trưởng giao. Các thành viên của Tổ do Tổ trưởng đề xuất tuyển chọn trình Trưởng ban phê duyệt.

b) Cấp tỉnh:

Thành lập một Tổ Theo dõi, đánh giá do lãnh đạo Cục Thống kê làm Tổ trường và 04 thành viên (trong đó, 02 thành viên là công chức Cục Thống kê, 01 thành viên là công chức Văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và 01 thành viên là công chức Sơt Tài chính), có nhiệm vụ giám sát, đánh giá toàn bộ các hoạt động thống kê đã được đặt ra trong các Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và Tầm nhìn đến năm 2030 trên phạm vi lãnh thổ được phụ trách; hàng năm có nhiệm vụ đánh giá xem việc thực hiện CLTK11-20 trên lãnh thổ được phụ trách có đạt được các mục tiêu đề ra cho từng giai đoạn hay không; có đảm bảo tiến độ không; và nếu không, thì những lý do, nguyên nhân nào đã gây ra tình trạng đó. Từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp để thay đổi và điều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực tế việc tổ chức triển khải hoạt động theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện một số chương trình, dự án ở Việt Nam (Trang 33 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)