Biện pháp 6: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo phong trào của cơ quan chuyên môn trong toàn huyện và tỉnh.

Một phần của tài liệu Bài tập nghiệp vụ NCSP tham khảo (Trang 27 - 29)

6 Tăng cường các hình thức tổ chức

3.2.6.Biện pháp 6: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo phong trào của cơ quan chuyên môn trong toàn huyện và tỉnh.

môn trong toàn huyện và tỉnh.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo quan tâm thường xuyên, sâu sắc của Sở văn hoá thể thao du lịch và trung tâm văn hoá thể dục thể thao luôn là yếu tố có tính chất quyết định và có ý nghĩa to lớn nhất với sự phát triển phong trào. Mọi hoạt động của các Câu lạc bộ, đề cần đến sự quan tâm, chỉ đạo giám sát của trung tâm văn hoá thể dục thể thao và Sở văn hoá thể thao du lịch. Sở văn hoá thể thao cũng cần mở các lớp nghiệp dư tại các xã, thị trấn trong huyện thị trong

tỉnh tạo điều kiện động viên các câu lạc bộ, các tổ chức quần chúng hoạt động. Trong quy hoạch phát triển của Sở văn hoá thể thao Long An những năm tới môn cầu lông đã được xây dựng thành kế hoạch hoạt động và định hướng cụ thể. Song hiện vẫn còn nhiều bất cập về cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ… Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao thành tích thi đấu của phong trào Cầu lông huyện và tỉnh. Vai trò của tổ chức Liên đoàn thể dục thể thao Long An, trong quá trình xã hội hoá thể dục thể thao thì việc phát triển phong trào cơ sở được xem là một yếu tố quan trọng. Với Liên đoàn Cầu lông Tỉnh Long An cơ quan này có chức năng xây dựng các dự án quy hoạch phát triển phù hợp với từng vùng, từng địa phương. Việc lập dự án quy hoạch phát triển và điều hành hoạt động môn Cầu lông do liên đoàn đảm trách sẽ tạo điều kiện tốt để phong trào lớn mạnh. Nhưng cũng phải kết hợp cùng sự quan tâm của Liên đoàn Cầu lông trung ương, để qua đó có điều kiện tiếp cận những phương pháp huấn luyện tốt hơn.

Cần có chương trình và giải pháp cụ thể để phát triển môn Cầu lông. Theo quy hoạch phát triển thể dục thể thao của tỉnh Long An với sở văn hoá thể thao giai đoạn 2010 - 2012 môn Cầu lông là một trong các môn mũi nhọn của toàn tỉnh.

Cần phải có chương trình, nội dung và biện pháp chỉ đạo phong trào Cầu lông trên cơ sở phát huy những thành quả đã đạt được, đưa phong trào lên một bước mới bao gồm cả chiều rộng lẫn chiều sâu trong kế hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao trong những năm tiếp theo một cách khoa học, có chỉ tiêu, định mức cụ thể các mặt như: Người tập, số đội thể thao, số giải trong năm, quy hoạch về cơ sở vật chất…

Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành thể dục thể thao của tỉnh và của Liên đoàn Cầu lông tỉnh giúp đỡ, chỉ đạo phong trào Cầu lông phát triển.

Để phát triển phong trào tập luyện môn Cầu lông huyện Tân Hưng nói riêng và tỉnh Long An nói chung hiện nay là vấn đề cần được sự quan tâm của ngành thể dục thể thao và các cấp, các ngành có liên quan. Mặt hạn chế này đòi hỏi trong thời gian tới cơ quan quản lý thể dục thể thao phải xây dựng và đưa vào hoạt động trong thực tiễn những biện pháp cụ thể để tổ chức và phát triển môn Cầu lông có kết quả đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và nhu cầu của quần chúng.

Trên đây là các biện pháp mà tôi mới chỉ nghiên cứu đưa ra ở mức độ đề xuất chứ chưa thực sự được áp dụng vào thực tiễn. Vì điều kiện và thời gian có hạn, hơn nữa việc triển khai các đề xuất đòi hỏi phải huy động rất cao một đội ngũ cán bộ có chuyên môn giỏi của huyện phối hợp với cơ sở mới có thể thực hiện được. Hy vọng qua đề tài này rất mong được sự tham gia của các thầy, cô trong hội đồng để đề tài được thực thi hơn. Mong muốn trong một thời gian gần đây nhất trung tâm thể dục thể thao huyện Tân Hưng và Sở văn hoá thể thao tỉnh Long An sẽ thật sự quan tâm đến những biện pháp này để đưa phong trào Cầu lông của huyện Tân Hưng nói riêng và tỉnh Long An nói chung tiến lên một tầm cao mới.

Một phần của tài liệu Bài tập nghiệp vụ NCSP tham khảo (Trang 27 - 29)