Nhận xét, đánh giá về tỷ giá hối đoái và kế toán chênh lệch tỷ giá

Một phần của tài liệu tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái (Trang 31 - 33)

TOÁN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI.

3.1 Nhận xét, đánh giá về tỷ giá hối đoái và kế toán chênh lệch tỷ giá hốiđoái: đoái:

Trong thời gian qua chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam đã đóng góp những thành tựu đáng kể trong chính sách tài chính – tiền tệ như: hạn chế lạm phát, thực hiện mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, tạo điều kiện ổn định ngân sách, ổn định tiền tệ. NHNN đã thực hiện nhiều giải pháp chấn chỉnh, tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối. Hiện lãi suất ngoại tệ trên thị trường đã được các NHTM đưa xuống khá thấp so với thời gian trước. Lãi suất thấp một mặt kích thích nhu cầu vay ngoại tệ. Cụ thể, nếu đến tháng 5 dư nợ cho vay ngoại tệ giảm 9,55% thì đến cuối tháng 7 đã tăng trở lại chỉ còn giảm 2,32%. Lãi suất ngoại tệ thấp cũng khiến nhiều người dân, thay vì găm giữ ngoại tệ đã bán ngoại tệ lấy nội tệ gửi tiếc kiệm. Hiện tượng găm giữ ngoại tệ của doanh nghiệp cũng đã giảm khá nhiều. Những chính sách tỷ giá gần đây cũng góp phần thu hẹp chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do, góp phần cân bằng cung – cầu làm giảm bớt các hoạt động găm giữ và đầu cơ ngoại tệ trong nền kinh tế.

Bên cạnh những mặt đạt được thì chính sách tỷ giá của Việt nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Chính sách tỷ giá vẫn tính bảo thủ áp đặt, thiếu linh hoạt làm cho điều hành cứng nhắc. Gần đây NHNN đã thiên về khuynh hướng cố giữ ổn định tỷ giá trong khi tình hình thực tế đòi hỏi phải điều chỉnh mạnh tay hơn. Nếu NHNN có cuộc điều chỉnh vào cuối quí 2 và đầu quí 3 thì tình hình sẽ tốt hơn. Với việc tỷ giá diễn biến trên thị trường theo xu hướng tăng như hiện nay sẽ làm cho gánh nặng nợ nước ngoài của chính phủ và doanh nghiệp. “Nếu phá giá đồng Việt Nam dù chỉ là mức 4-5% thôi sẽ tạo nên một mặt bằng giá mới thị trường trong nước, tác động lên tăng chỉ số CPI, mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2009 rõ ràng khó có thể đạt được” – TS Nguyễn

Ngọc Thao – Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia. Theo tính toán của cơ quan chức năng, nếu như đồng Việt Nam mất giá 5% thôi thì mỗi năm Ngân sách Nhà nước sẽ phải chi thêm 26.000 tỷ đồng để trả nợ nước ngoài các doanh nghiệp cũng phải trả nợ thêm 13.000 tỷ đồng. Ngoài việc để cho đồng tiền Việt Nam mất giá thì NHTW vẫn chưa kiểm soát được nguồn ngoại tệ trôi nổi trên thị trường ngoại hối ngầm và việc găm giữ ngoại tệ, chuyển đổi từ VND sang USD. Điều này làm cho tình trạng đô la hoá của nền kinh tê càng trở nên trầm trọng. Hiện nay tình trạng đô la hoá của Việt Nam là khoảng từ 25-30%.

Các nguyên nhân làm tăng tỷ giá thời gian qua:

- Do hậu quả của nhiều năm điều hành chính sách tỷ giá tách rời quy luật thị trường trong một thời kỳ đóng cửa dài. Do đó đồng nội tệ bị đánh giá cao hơn giá trị thực của nó.

- Sự mất cân đối giữa cung – cầu về ngoại tệ, hoạt động xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái chung toàn cầu.

- Tình hình thâm hụt cán cân thanh toán chưa được cải thiện. Xuất khẩu gặp nhiều khó khăn về thị trường, nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất lại cao.

- Cơ chế quản lý nền kinh tế còn nhiều bất cập: Chính phủ chưa làm tốt công tác hướng dẫn thị trường, dự trữ ngoại tệ quả mỏng, chưa đủ để điều tiết thị trường ngoại hối trong nước. Nước ta có điểm xuất phát thấp, tụt hậu nhiều năm trên con đường hội nhập nên những khó khăn khi thực hiện mở cửa nền kinh tế không phải chỉ là vấn đề riêng tỷ giá, thế và lực của ta còn rất yếu.

- Tình trạng đô la hoá ngày càng diễn biến phức tạp do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là tâm lý găm giữ đồng USD chờ tiếp tục lên giá của người dân và tâm lý sợ rủi ro tỷ giá, đây là thói quen có tính chất lịch sử do nhiều năm

Một phần của tài liệu tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w