DINH DƯỠNG CHÍNHTRONG 100G RAU MUỐNG

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM VỆ SINH CỦA RAU (Trang 27 - 33)

3) LOẠI RAU LÁ:

DINH DƯỠNG CHÍNHTRONG 100G RAU MUỐNG

Năng lượng 19kcal

Nước 92,47g Protein 2,60g Chất béo 0,2g Carbohydrate 3,14g Tro 1,6g Chất xơ 2,1g Chất khoáng Canxi (Ca) 77mg Sắt (Fe) 1,67mg Magiê (Mg) 71mg Phốt pho (P) 39mg Kali (K) 312mg Kẽm (Zn) 0,18mg Vitamins Vitamin C 55mg Vitamin A 6300IU Folat (vitamin B9) 57mcg Vitamin B5 0,141mg Vitamin B2 0,1mg Lipids Cholestol 0

Chữa bệnh đái tháo đường, quai bị, lở ngứa … c) Khoai Tây

 Tên khoa học: solanum tuberosum l  Thuộc họ cà : solanaceae.

 Đặc điểm sinh học

Cây thân thảo mềm cao 45-50cm. Có hai loại cành, cành ở trên mặt đất có màu xanh, vươn cao; cành nằm trong đất màu vàng, phình to lên thành củ hình cầu, dẹt hoặc hình trứng, chứa nhiều chất dự trữ, nhất là tinh bột, mà ta thường gọi là củ khoai tây. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, có 3-4 đôi lá chét không đều nhau. Hoa màu trắng hoặc màu tím lam, hình phễu. Quả mọng hình cầu.

Nguồn gốc xuất xứ

Khoai tây được trồng từ lâu đời ở nam mỹ.Được đưa vào châu âu từ thế kỷ 16. Ở nước ta, người pháp đem vào trồng vào cuối thế kỷ 19 và ngày nay, khoai tây được trồng rộng rãi trọng vụ đông ở các tỉnh phía bắc; cũng được trồng ở các vùng núi cao ở miền bắc và cả ở miền nam (lâm đồng).

Chế biến

Khoai tây có thể dùng để chế biến các món ăn như xào, hầm xương hoặc chiên…  Dược lý

Nước ép khoai tây có tác dụng chữa bệnh cường toan acid dạ dày và làm co bóp nhu động của ruột.Bột khoai tây được dùng trong bệnh viêm dạ dày tá tràng và chống nhiễm độc.Khoai tây sống thái mỏng, làm thuốc cao dán trên các vết thương, bỏng và eczema. Có nơi nhân dân dùng vỏ khoai tây sắc uống chữa đau bụng và dùng vỏ củ khoai tây luộc bóc ra đắp vết bỏng cũng chóng lành

Hướng dẫn sử dụng

+ Chọn mua

Chọn mua loại củ vỏ ngoài bóng trơn, không xây xát, không mọc mầm. Củ to vừa phải (nếu chọn củ quá to bên trong có thể bị rỗng), cầm lên tay có cảm giác chắc và nặng

+ Bảo quản

Không nên bỏ khoai tây vào tủ lạnh chỉ cần dùng giấy bọc lại, để nơi khô ráo, hoặc nơi ấm áp, thông gió, thoáng mát.

+ Chú ý khi dùng:

Vỏ khoai tây chứa nhiều khoáng chất,đặc biệt là nguyên tố kali và hàm lượng lớn vitamin C.Vì vậy khi ăn tốt nhất không nên gọt vỏ để tránh sư oxy hóa các chất dinh dưỡng khi nấu khoai tây tốt nhất bạn nên cho ít nước, đậy kín vung và đun nhỏ lửa.

d) Cần Tây

 Tên khoa học: apium graveolens  Thuộc họ hoa tán: apiaceae  Đặc điểm sinh học

Hình ảnh cây cần tây

Cây thảo sống 1-2 năm có thân mọc đứng, cao khoảng 1m, có rãnh dọc.Lá ở gốc có cuống, xẻ ba thuỳ hình tam giác, các lá giữa và lá ở ngọn không có cuống, cũng chia ba thuỳ, xẻ 3 hoặc không chia thuỳ. Hoa màu trắng hay xanh lục, xếp thành tán.

Nguồn gốc xuất xứ

Cần tây có nguồn gốc ở bờ biển đại tây dương và địa trung hải, được trồng từ lâu đời ở các nước phương tây, và được nhập vào nước ta trồng làm rau ăn.

Chế biến

Ở việt nam để làm rau ăn, rất ngon khi rau cần tây xào với thịt bò, và thường dùng kèm với món hủ tíu nam vang ở miền nam vn

Cần tây có vị chát, mùi nồng, có tính chất lọc máu, điều hoà huyết, làm bớt béo, khai vị, bổ thần kinh và bổ chung, cung cấp chất khoáng, chống hoại huyết, lợi tiêu hoá, kích thích tuyến thượng thận, giải nhiệt, chống lỵ, lợi tiểu, điều khí và dẫn mật, chống thấp khớp và kháng khuẩn; còn có tác dụng làm liền sẹo.

e) Rau Ngót

 Tên khoa học: sauropus androgynus  Họ thầu dầu: euphorbiacea

 Đặc điểm sinh học

Hình ảnh của rau ngót

Cây nhỏ, có thể cao đến 1,5m hay hơn, phân cành nhiều. Lá mọc so le,mỗi cành mang 10- 12 lá, phiến hình trái xoan hay trái xoan ngọn giáo, có mép nguyên, dài tới 11cm, rông 3cm, có cuống ngắn, với 2 lá kèm nhỏ. Hoa đơn tính mọc thành xim ở nách lá, có cả hoa

đực lẩn hoa cái hoặc chỉ có hoa cái. Hoa đực có đài màu vàng điểm chấm đỏ, hoa cái có đài màu vàng hay đỏ thẫm. Quả hình cầu dẹp màu trắng, hạt hình tam giác có vân nhỏ.

Nguồn gốc xuất xứ

Rau ngót phân bổ ở ấn độ, xrilanca, nam trung quốc,việt nam,thái lan, lào, campuchia, malaixia và indonexia. Ở việt nam cây mọc hoang và cũng được trồng ở nhiều nơi.

Chế biến:

Rau ngót nấu canh với hến hoặc thịt nạc mát và ngọt đậm đà..  Dược lý:

Rau ngót thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hóa ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ

Chú ý khi dùng

Với chất lượng đạm thực vật cao nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. Rau ngót được khuyên dùng cho người giảm cân và người bị bệnh đường huyết cao.

f) Rau Mồng Tơi

 Tên khoa học: basella abba l  Họ mồng tơi: basellaceae  Đặc điểm sinh học

Đây là loại dây leo quấn, mập và nhớt, sống hàng năm hay hai năm. Lá dày hình tim, mọc xen, đơn, nguyên, có cuống. Cụm hoa hình bông mọc ở kẽ lá, màu trắng hay tím đỏ nhạt.Quả mọng, nhỏ, hình cầu hoặc trứng, dài khoảng 5-6 mm, màu xanh, khi chín chuyển màu tím đen.

Cây mồng tơi mọc nhanh, dây có thể dài đến 10 m.  Nguồn gốc xuất xứ

Phân bổ ở vùng nhiệt đới châu phi và quần đảo ăngti, braxin và châu á (nhật bản,trung quốc, thái lan, lào,việt nam). Ở nước ta cây mọc hoang và được trồng khắp nơi.

Chế biến

Lá và thân non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh, luộc hoặc xào ăn mát và có tính nhuận trường.

Dược lý

Cây mồng tơi có vị chua nhạt, tính hàn, không độc; có tác dụng làm thông tiểu tiện, hoạt thai, dùng để chữa rôm sảy, mụn nhọt. Nước ép từ quả dùng trị đau mắt. Tại trung quốc có nơi người ta dùng rau mồng tơi giã nát đắp chữa vú sưng, nứt, giải độc.

Hướng dẫn sử dụng

+ Chọn mua: rau mồng tơi chọn loại nhiều ngọn, ít lá, lá càng nhỏ càng ngon.

+ Bảo quản: bọc rau mồng tơi vào giấy (lưu ý không sử dụng giấy báo hoặc các loại giấy có in chữ trên đó vi sẽ có nguy cơ gây nhiễm độc chì) hoặc túi giữ tươi rễ hướng xuống đất, để trong ngăn mát tủ lạnh.

+ Chú ý khi dùng: mồng tơi rất nhanh chín nên khi nấu không nên nấu chín kỹ quá sẽ bị nồng.

+ Bác sỹ sinh dưỡng khuyên dùng:mồng tơi thường được dùng làm thức ăn như rau cho người bị táo bón, người đi đái ít và đỏ, phụ nữ đẻ xong ít sữa.

4) NHÓMRAU GIA

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM VỆ SINH CỦA RAU (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w