CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Vai tro cua ngan hang thuong mai doi voi kinh te Viet Nam hien nay (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

3.1 Định hướng phát triển và quá trình tái cơ cấu NHTM Việt Nam3.1.1 Các NHTM đã sáp nhập 3.1.1 Các NHTM đã sáp nhập

-Khởi động cho làn sóng sáp nhập - ngân hàng là, sự kiện Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Sài Gòn (SCB) và Việt Nam Tín Nghĩa sáp nhập vào tháng 12-2011.

-Tiếp theo là Habubank sáp nhập vào SHB năm 2012. Đây là 2 vụ tái cơ cấu triệt để nhất trong 2 năm vừa qua.

3.1.2 Một vài chính sách gợi ý

3.1.2.1 Thận trọng trong tái cơ cấu, nâng cao vai trò điều tiết thị trường của NHNN

Để tái cơ cấu có hiệu quả cao nhất, các ngân hàng phải xây dựng các lộ trình hoạt động và chiến lược phát triển để khi tái cơ cấu xong, sức khỏe các mặt hoạt động của các ngân hàng phải mạnh hơn trước tái cơ cấu. Khi tiến hành tái cơ cấu thì vai trò dẫn dắt thị trường của NHNN phải được duy trì và đảm bảo để góp phần ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô (tăng trưởng, lạm phát). NHNN phải chủ động trong việc hoạch định các chính sách, tạo sân chơi chung và bình đẳng cho các ngân hàng. [6]

3.1.2.2 Đảm bảo các tiêu chuẩn Basel và vai trò giám sát của các cơ quan quản lý

Quá trình áp dụng các chỉ số theo Basel phải được tiến hành nhanh và đi kèm với những ngân hàng thuộc nhóm phải cơ cấu, để khi cơ cấu xong thì khả năng áp dụng các chỉ số Basel II và tiến tới Basel III là cao đối với các NHTM nói chung và các ngân hàng phải tái cơ cấu nói riêng. [6]

Ngoài các tiêu chuẩn của Basel thì một phần quan trọng không thể thiếu trong tiến trình tái cơ cấu ngân hàng đó là sự theo dõi, giám sát và kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan giám sát ngân hàng của NHNN (Thanh tra ngân hàng), Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Khi có sự giám sát kịp thời, chặt chẽ và đúng lộ trình của các cơ quan này thì quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM sẽ diễn ra đúng tiến trình và đạt hiệu quả cao. [6]

3.1.2.3 Nâng cao hiệu quả quản trị và trình độ công nghệ của ngân hàng

Quản trị luôn được coi là khâu yếu trong các khâu của các NHTM Việt Nam hiện nay nhưng đây lại là khâu quan trọng hàng đầu để tạo ra những định hướng đúng đắn, dẫn dắt các định chế tài chính hoạt động hiệu quả nhất. Quản trị hiệu quả thường phải có hệ thống công nghệ ngân hàng tiên tiến (như công nghệ thẻ, công nghệ Internet banking…). Từ

Chương 3 Giải pháp và kiến nghị những đòi hỏi đó nên trong tái cơ cấu, các ngân hàng phải tính toán đến việc phát triển hệ thống công nghệ ngân hàng tốt hơn để đảm bảo kinh doanh nhanh nhạy, có đủ sức cạnh tranh với các đối thủ bên ngoài. [6]

3.1.2.4 Tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng phải diễn ra đồng thời với việc đảm bảo cơ cấu hài hòa của các chỉ số cấu hài hòa của các chỉ số

Các chỉ tiêu ROA, ROE… đều là các chỉ số quan trọng nhằm đảm bảo tính thanh khoản tốt cho hệ thống ngân hàng cũng như sự an toàn của tín dụng ngân hàng, nhằm tránh những rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Do vậy, khi tái cơ cấu ngân hàng thì các chỉ số này cũng sẽ là các mốc tiêu chí để các ngân hàng hướng đến sau khi tái cơ cấu xong. Các chỉ số này nên được đảm bảo hoặc nó phải có xu hướng tiến gần hơn đến ngưỡng quy định an toàn của các chỉ số này. Khi điều này đạt được thì đồng thời hoạt động kinh doanh của các ngân hàng có lãi và khả năng cạnh tranh được nâng cao. [6]

3.1.2.5 Đẩy mạnh tuyên truyền để người gửi tiền hiểu và yên tâm về tiền gửi của mình mình

Vấn đề sáp nhập các ngân hàng đang được khuyến khích, tuy nhiên, khi tiến hành sáp nhập nhiều ngân hàng lại với nhau thì người gửi tiền tại các ngân hàng này sẽ không yên tâm nếu công tác tuyên truyền không hiệu quả. Khi người gửi tiền không yên tâm, sẽ xảy ra nguy cơ rút tiền gửi ồ ạt, từ đó ảnh hưởng đến tính thanh khoản (cho vay) của các ngân hàng phải tái cơ cấu. [6]

Do đó, ngoài việc tuyên truyền về quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM trên các phương tiện thông tin đại chúng thì các ngân hàng thuộc nhóm phải tái cơ cấu nên xây dựng kế hoạch tuyên truyền sớm, hiệu quả để chuyển thông điệp đến người gửi tiền. Khi thông điệp này được truyền đi với nội dung thiết thực và kịp thời thì kế hoạch tái cơ cấu của các ngân hàng mới được thuận lợi, tạo thanh khoản tốt cho các ngân hàng sau khi thực hiện tái cơ cấu. [6]

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của NHTM Việt Nam

• Thứ nhất là nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại bằng việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, điều chỉnh lãi suất tiền gửi trung và dài hạn hợp lý. Ngoài ra, các ngân hàng cần cơ cấu đầu tư vốn trong điều kiện mới theo hướng, giảm dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn, tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, phát triển cho vay tiêu dùng đối với các cá nhân trong nền kinh tế. [3]

Chương 3 Giải pháp và kiến nghị • Điểm thứ hai là tăng cường hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán. Theo

TS. Đinh Xuân Hạng, Học viện Tài chính, các ngân hàng thương mại cần tăng mức vốn đầu tư để trang bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, các dự án đầu tư công nghệ cần tính toán kỹ lưỡng để sử dụng công suất phù hợp với chiến lược mở rộng kinh doanh của ngân hàng. [3]

• Điểm thứ ba được tất cả các diễn giả đồng ý là nhân lực chất lượng cao là động lực để bức phá. Nâng cao năng lực cán bộ thông qua nâng cao trình độ quản trị điều hành. Theo Th.S Trịnh Phong Lan, Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ Tài chính, việc nâng cao năng lực quản trị của các ngân hàng thương mại Nhà nước sau khi cổ phần hóa sẽ được thực hiện nhanh nhất và hiệu quả nhất thông qua sự trợ giúp của các đối tác chiến lược nước ngoài. [3]

• Và một phần quan trọng để khắc phục những rủi ro tín dụng của ngân hàng là thực hiện quản trị ngân hàng thương mại từ chiều rộng sang chiều sâu theo hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro thông qua việc hoàn thiện bộ máy tổ chức quản trị nội bộ, thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và chế độ báo cáo thường xuyên. [3]

Chương 3 Giải pháp và kiến nghị

Kết luận:

- Với thực hiện tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, giải pháp được xác định là tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa, tăng nhanh quy mô và năng lực tài chính, đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng phù hợp với tỷ lệ và chuẩn mực quốc tế.

- Tiến hành rà soát, giảm các hoạt động kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro, kém hiệu quả, có cấu lại các công ty con của ngân hàng, thực hiện từng bước thoái vốn đầu tư vào những ngành phi tài chính.

- Nhìn nhận về những hạn chế, yếu kém của 2012, Chính phủ cũng tỏ ra quan ngại về tổng dư nợ tín dụng tăng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra và chênh lệch lớn so với tốc độ tăng huy động vốn. Tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng chậm được giải quyết...

- Hệ lụy và nợ xấu cũng luôn đi kèm với sự sốt ruột cao về quá trình giải quyết “cục máu đông” đang gây tắc nghẽn mạch mạch máu nền kinh tế này.

- Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính, trên cơ sở rà soát, đánh giá, phân loại để có phương án chấn chỉnh, sắp xếp lại, trước hết là tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém, tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật. Kiểm soát chặt chẽ việc sáp nhập các ngân hàng trong quá trình cơ cấu lại các ngân hàng thương mại. Từng bước áp dụng các nguyên tắc và tiêu chí đánh giá ngân hàng theo thông lệ quốc tế. Tập trung xử lý nợ xấu, tăng cường kiểm tra, kiểm soát để nâng cao chất lượng, giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Vai tro cua ngan hang thuong mai doi voi kinh te Viet Nam hien nay (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w