Các dân tộ cở tỉnh Sơn La có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc ở tỉnh sơn la hiện nay (Trang 32 - 117)

6. Kết cấu luận văn

1.2.2.Các dân tộ cở tỉnh Sơn La có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu

trong xây dựng và bảo vệ đất nước

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đồng bào các dân tộc Sơn La luôn giữ gìn và phát huy truyền thống anh hùng bất khuất, thông minh, sáng tạo cùng cộng đồng các dân tộc Việt

Nam viết nên những trang sử hào hùng truyền thống vẻ vang xây dựng và bảo vệ đất nước. Thực hiện đường lối cách mạng của Đảng, trong hai cuộc kháng chiến chống bọn thực dân cướp nước, nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sơn La đã trở thành căn cứ địa cách mạng. Trong gian khổ, khó khăn vẫn một lòng đi theo Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc. Trong những năm thực hiện đổi mới, Đảng bộ và các cấp chính quyền tỉnh Sơn La luôn quan tâm giải quyết các vấn đề đoàn kết dân tộc trong cộng đồng thống nhất. Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử đấu tranh chống đế quốc thực dân của dân tộc. Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân ta, thực dân Pháp tăng cường đàn áp, khủng bố, bắt và giam cầm hàng loạt đảng viên và quần chúng trung kiên của cách mạng. Ở Sơn La, thực dân Pháp mở rộng nhà ngục, đưa hàng chục đoàn chính trị phạm lên giam giữ. Có thời gian tù chính trị ở đây lên tới 500 người, phần lớn là cán bộ cốt cán của Đảng. Từ trong lao tù, các chiến sĩ cách mạng trung kiên đã đưa ánh sáng của Đảng đến với đồng bào các dân tộc, phát huy ảnh hưởng đối với phong trào của nhân dân các dân tộc Sơn La. Từ hai tổ thanh niên người Thái cứu quốc được thành lập ở Sơn La và Mường La, các đội tự vệ vũ trang đã phát triển rộng khắp ở các huyện: Mai Sơn, Mường La, Phù Yên… làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh trong toàn tỉnh. Trong Cách mạng Tháng Tám, các chiến sĩ ở khắp các châu, mường trong tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với đồng bào các dân tộc kéo về tỉnh lỵ, đấu tranh vũ trang, buộc quân Nhật phải đầu hàng, giành chính quyền về tay nhân dân, cùng với cả nước giành thắng lợi vĩ đại trong Cách mạng Tháng Tám, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Trong cuộc kháng chiến đầy cam go và gian khổ chống thực dân Pháp, với lòng yêu nước nồng nàn và ý chí kiên cường bất khuất, đồng bào các dân tộc Sơn La, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã

đoàn kết xung quanh Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, tham gia rất tích cực vào phong trào đấu tranh chống “giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”, bám nương rẫy, ruộng đồng để tăng gia sản xuất, tham gia mở đường, tiếp đạn tải lương, phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang, các đại đoàn chủ lực giành chiến thắng vang dội trong Chiến dịch Tây Bắc - Thu Đông năm 1952 lịch sử, giải phóng Sơn La – một địa bàn có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng – tạo một cách cửa thép, một địa bàn vũng chắc để quân và dân ta tiến công, giành chiến thắng vang dội trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, có hàng ngàn người con của các dân tộc trong tỉnh Sơn La lên đường ra mặt trận, đóng góp sức người, sức của cùng cả nước kháng chiến. Bằng tình yêu Tổ quốc, đồng bòa các dân tộc tỉnh Sơn La đã huy động gần 22 nghìn dân công với hơn 2 triệu 400 nghìn ngày công, vận chuyển 4.450.000 tấn hàng hóa, đóng góp hơn 4000 tấn gạo, 1450 tấn thịt, 1400 nghìn tấn rau xanh cho mặt trận. Hàng vạn thanh niên nam, nữ các dân tộc Sơn La không quản ngại hi sinh, gian khổ ngày đêm băng rừng, trèo đèo, lội suối vận chuyển lương thực đạn dược cho bộ đội, góp phần làm nên chiến thắng của chiến dịch. Từ phong trào thi đua ái quốc thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiều đơn vị đã được phong tặng đơn vị anh hùng như: Anh hùng lực lượng vũ trang tỉnh Sơn La, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân các huyện: Mộc Châu, Phù Yên, Mường La, Mai Sơn… Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân các xã: Chiềng Xôm, Mường Chùm, Nậm Păm, Cò Nòi…cùng những tấm gương anh dũng, quả cảm của các Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lò Văn Giá, Đinh Tỷ, Vàng Lý Tả, Lò Văn Hắc… đã trở thành biểu tượng anh hùng đấu tranh bất khuất của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Sơn La trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do của Tổ quốc.

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cùng với miền Bắc, tỉnh Sơn La hoàn toàn giải phóng, bước sang giai đoạn vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa

chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, vừa tiễn phỉ, trừ gian, giữ vững an biên giới, góp phần cùng cả nước giải phóng miền Nam.

Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Sơn La đã lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, khôi phục phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; nhanh chóng củng cố lực lượng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, tiến hành xóa mù chữ và bổ túc văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu…

Suốt những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đồng bào các dân tộc Sơn La đã đoàn kết thành một mặt trận, mỗi người dân là một chiến sĩ. Đồng bào các dân tộc trong tỉnh Sơn La đã hăng hái tham gia các phong trào yêu nước: Thanh niên với phong trào “Ba sẵn sàng”, phụ nữ với phong trào “Ba đảm đang” với quyết tâm “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” tất cả cho tiền tuyến lớn “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hàng ngàn con em các dân tộc Sơn La lại lên đường cứu nước, tham gia các chiến dịch lớn, cùng toàn dân, toàn quân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Những địa danh “Cầu Tà Vài”, “Cầu trắng”… và hinh tượng người phụ nữ dân tộc Sơn La, vừa tham gia lao động sản xuất, vừa chiến đấu, bắn rơi máy bay địch trong bài hát “Người Châu Yên bắn may bay” vẫn in đậm trong trái tim mỗi người dân Tây Bắc và trở thành bài ca bất hủ, vang vọng mãi đến tận hôm nay.

Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đến nay, cùng với công cuộc đổi mới đất nước với sự nỗ lực và quyết tâm của Đảng, chính quyền, nhân dân tỉnh Sơn La đã phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái đã làm cho Sơn La có những sự thay đổi hết sức quan trọng: sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc tiếp tục

được củng cố và phát huy; sự nghiệp đổi mới được thực hiện trên nhiều lĩnh vực; chính trị, xã hội và kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao; an sinh xã hội được chăm lo nhiều hơn…

Ghi nhận những thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc, lao động sản xuất của nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La, Đảng và Nhà nước đã trao tặng cho tỉnh Sơn La nhiều phần thưởng cao quý: danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp cho 21 tập thể, 6 cá nhân; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cho 9 tập thể, 5 cá nhân; 5 tập thể và 8 cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng lao động… Tỉnh Sơn La vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương sao vàng. Những thành tích và phần thưởng cao quý trên mãi mãi là niềm tự hào, là sự động viên to lớn đối với đồng bào các dân tộc ở tỉnh Sơn La trong sự nghiệp cách mạng hôm nay.

Những thành tựu đạt được trong quá trình đổi mới rất to lớn và đáng tự hào cho thấy khối đại đoàn kết dân tộc cộng đồng các dân tộc tỉnh Sơn La đã có tầm cao mới và chiều sâu mới, là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển, làm cho thế và lực của cách mạng tỉnh Sơn La hiện nay được tăng cường. Có thể nói, đoàn kết trong lao động và trong chiến đấu là một trong những nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng ở tỉnh Sơn La hiện nay.

1.2.3. Các dân tộc cư trú phân tán và xen kẽ nhau

Các dân tộc ở tỉnh Sơn La không có lãnh thổ riêng rõ rệt, họ sống xen kẽ với nhau. Xu hướng sống xen kẽ giữa các dân tộc ngày càng có chiều hướng gia tăng, điều đó tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc cùng nhau thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Các dân tộc cư trú phân tán và xen kẽ nhau được thể hiện rất rõ, địa bàn cư trú của người Kinh chủ yếu tập trung ở phố xá, ở ven đường quốc lộ và ở các nông trường. Song cũng có một số bộ phận đến sinh sống ở vùng

cao, rẻo giữa các vùng dân tộc thiểu số của người Thái, Mông, Mường… Đồng bào Kinh có bộ phận lên lập nghiệp ở Sơn La từ xa xưa. Bộ phận thứ hai, từ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, nghe theo tiếng gọi của Đảng lên Sơn La và các tỉnh miền núi Tây Bắc xây dựng kinh tế mới từ sau chiến dịch Điện Biên Phủ. Đồng bào Kinh ở Sơn La sinh sống xen kẽ với các dân tộc bản địa Sơn La, đã nhanh chóng hòa nhập trong lao động sản xuất, giao lưu văn hóa, đoàn kết tạo ra sự gắn bó, hòa đồng, hòa nhập cùng xây dựng cộng đồng các dân tộc ở Sơn La.

Người Thái có mặt ở Sơn La từ rất sớm, bao gồm hai nhánh là Thái đen (Tay đăm) và Thái trắng (Tay đón), người Thái cư trú ở ven sông vùng trung lưu sông, suối và chiếm cứ các các thung lũng tương đối rộng, thuận tiện việc trồng lúa nước và chăn nuôi. Bên cạnh đó còn có một số nghề thủ công như trồng bông dệt vải, làm mộc, rèn,… Người Mông có tập quán du canh du cư, nguồn sống chính là làm nương rẫy, trồng ngô, lúa, lúa mạch, có nơi làm ruộng bậc thang. Ngoài ra, họ còn trồng lanh để lấy sợi dệt vải, nghề thủ công khá đa dạng như rèn đúc dụng cụ, làm giấy bản, làm đồ đựng bằng gỗ, thợ bạc làm đồ trang sức. Dân tộc Mường thường định cư ở nơi có nhiều đất canh tác, dọc theo sông, suối, gắn với nghề trồng lúa nước. Nghề thủ công mĩ nghệ của người Mường cũng khá phát triển như nghề dệt vải thổ cẩm, dệt tơ lụa, đan lát mây tre. Ngoài ra các dân tộc La Ha, Khơ Mú, Lào, Dao, Xinh Mun,… thường sống đan xen với nhau ở khắp các huyện, xã. Mặc dù sống xen kẽ hay biệt lập, ở thị trấn đông người hay ở vùng cao, vùng sâu xa xôi mối quan hệ về dân tộc vẫn giữ được khá chặt chẽ. Cách đây chưa lâu (khoảng năm, sáu chục năm), ở Sơn La hầu hết cư dân vẫn là người tại chỗ, mỗi dân tộc đều có khu vực cư trú riêng, ranh giới giữa các tộc người, giữa các bản còn rõ ràng thì hiện nay ở Sơn La hầu như không có huyện nào chỉ có một dân tộc cư trú. Nhiều huyện có tới 9 dân tộc cư trú như Mai Sơn,

Mộc Châu, Yên Châu, Phù Yên... Phần lớn các huyện có từ 5 dân tộc trở lên cư trú. Nhiều xã, bản có tới 2 - 3 dân tộc cùng sinh sống.

Mặt khác, cộng đồng các dân tộc Sơn La cư trú phân tán và xen kẽ nhau nhưng luôn có ý thức tương trợ, hợp tác phát triển với tinh thần đề cao vai trò tập thể, mọi công việc chung do cả bản hay cả tổ bàn bạc và quyết định. Chính tư tưởng tốt đẹp này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng tinh thần đoàn kết với lẽ sống “mọi người vì mỗi người, mỗi người vì mọi người”.

Cư trú xen kẽ giữa các dân tộc ở Sơn La, đã tạo điều kiện mở rộng giao lưu, tăng cường hiểu biết lẫn nhau cùng tiến bộ và tăng cường quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc, làm cho các dân tộc hiểu nhau, hòa hợp và xích lại gần nhau trong lao động sáng tạo, trong đời sống vật chất, sinh hoạt văn hóa và hôn nhân gia đình. Do sống gần nhau, việc kết hôn giữa thanh niên nam nữ thuộc các dân tộc khác nhau ngày càng phổ biến, càng có thêm điều kiện đoàn kết và hoà hợp giữa các dân tộc anh em. Thực tế đó không làm lu mờ, xóa bỏ ý thức dân tộc, đồng tộc của mỗi cá nhân, không làm tan biến sắc thái riêng biệt, những đặc thù về văn hóa, tâm lý dân tộc. Đoàn kết, thống nhất, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau trong từng dân tộc và trong các dân tộc Sơn La đặc điểm nổi bật, là giá trị văn hóa đặc sắc và đây luôn là quy luật tồn tại của từng dân tộc trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, phát triển kinh tế - xã hội và đấu tranh chống kẻ thù xâm lược qua các giai đoạn lịch sử.

Như vậy, hình thái cư trú, xen kẽ làm cho quan hệ xã hội, hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa… của các dân tộc ở Sơn La được tăng cường, đồng thời củng cố bản sắc văn hóa của từng dân tộc. Nhưng cư trú phân tán và xen kẽ nhau cũng rất dễ tạo ra mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân giữa các dân tộc do thiếu hiểu biết và thiếu tôn trọng phong tục tập quán văn hóa giữa dân tộc này với dân tộc khác nên xuất hiện mâu thuẫn, tranh chấp về lợi ích, nhất là

lợi ích kinh tế, dẫn đến va chạm giữa những người thuộc các dân tộc cùng sống trên một địa bàn.

1.2.4. Bản sắc văn hóa của các dân tộc phong phú, đa dạng trong thống nhất

Từ xưa tới nay, các dân tộc anh em ở Sơn La cùng với cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã chiến đấu bất khuất không chỉ bảo vệ cuộc sống vật chất, mà còn chống lại sự đồng hóa, để bảo tồn lối sống và bản sắc tộc người của mình trước các thế lực ngoại xâm. Văn hóa các dân tộc Sơn La luôn mang trong mình nó nội dung thống nhất, được cố kết trong quá trình chung sống và được thể hiện đa dạng trong nền văn hóa Việt Nam muôn màu muôn vẻ, tạo nên sức mạnh thần kỳ để xây dựng nên nền văn hóa chung của dân tộc ta và không bị đồng hóa bởi văn hóa ngoại lai. Ở Sơn La, việc coi bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc là sức mạnh nội tại của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là hạt nhân năng động nhất trong toàn bộ tinh thần sáng tạo truyền từ đời này qua đời khác. Bản sắc văn hóa làm cho một dân tộc của sống trong trên mảnh đất Sơn La luôn là chính mình. Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc còn là mối liên hệ thường xuyên, có định hướng của cái riêng (văn hóa mỗi dân tộc) và cái chung (văn hóa toàn thể dân tộc). Mỗi dân tộc trong quá trình giao lưu văn hóa, sẽ cống hiến những gì đặc sắc của mình vào kho tàng văn hóa chung của toàn thể dân tộc Vệt Nam. “Văn hóa Sơn La đã có một quá trình lịch sử kéo dài và nối liền từ tiền – sơ sử cho đến ngày nay. Các đặc điểm địa lý tự nhiên và lịch sử xã hội của vùng đất này đã tạo nên một vị thế và đặc điểm văn hóa riêng, có những đóng góp quan trọng vào tiến trình văn hóa dân tộc [47, tr. 423].

Nói đến Sơn La là nói đến một vùng văn hóa đa dạng, phong phú, giàu

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc ở tỉnh sơn la hiện nay (Trang 32 - 117)