Giữ vững hoà bình phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh với xu hướng đoàn kết, hợp tác khu vực đông nam á và sự vận dụng của đảng trong thời kỳ đổi mới (Trang 48 - 49)

…ở Đông Nam Á, sau 9 năm đấu tranh quyết liệt, vượt qua nhiều khó khăn, cách mạng Campuchia đứng vững và ngày càng trưởng thành. Lực lượng của bọn Pôn Pốt và các lực lượng Khơme phản động khác, không đảo ngược được tình hình Campuchia. Các thoả thuận Việt Nam - Inđônêxia ngày 29 - 7 - 1987 và hai vòng đàm phán Hunxen - Xihanúc đã bắt đầu mở ra khả năng đàm phán giải quyết vấn đề Campuchia, tuy còn phức tạp và kéo dài. Trong các nước ASEAN, xu thế muốn giải quyết bằng chính trị vấn đề Campuchia, xây dựng Đông Nam á thành khu vực hoà bình, ổn định, hợp tác nhằm phát triển kinh tế ngày càng tăng.

Lợi Ých cao nhất của Đảng và nhân dân ta sau khi giải phóng miền Nam, cả nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội là phải củng cố và giữ vững hoà bình để tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế. Đó là nhân tố quyết định củng cố và giữ vững an ninh và độc lập.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng, chúng ta kiên quyết thực hiện nhiệm vụ chiến lược giữ vững hoà bình, tranh thủ điều kiện bên ngoài thuận lợi và tranh thủ thời gian tập trung những cố gắng đến mức cao nhất nhằm từng bước ổn định và tạo cơ sở cho bước phát triển về kinh tế trong vòng 20 - 25 năm tới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ độc lập của Tổ quốc, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung cho hoà bình, độc lập dân téc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Đó là mục tiêu chiến lược và lợi Ých cao nhất của toàn Đảng và toàn dân ta.

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh với xu hướng đoàn kết, hợp tác khu vực đông nam á và sự vận dụng của đảng trong thời kỳ đổi mới (Trang 48 - 49)