Dưới góc độ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ (Trang 38 - 39)

Rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT có nguyên nhân từ chính những yếu kém trong nghiệp vụ của các doanh nghiệp XNK và chính họ là người gánh chịu những thiệt hại nặng nề từ những rủi ro đó. Theo số liệu của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, có tới 70% giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được đào tạo về nghiệp vụ ngoại thương và TTQT. Trong khi đó 80-85% số doanh nghiệp đó tham gia kinh doanh XNK hoặc uỷ thác XNK. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp XNK là cần phải có kế hoạch chiến lược đào tạo các cán bộ vững vàng về chuyên môn, dày dạn về kinh nghiệm, am hiểu thương mại, pháp luật quốc tế bằng cách cử cán bộ đi học các lớp nâng cao trình độ nhằm cập nhật các kiến thức mới một cách thường xuyên về cả lĩnh vực ngoại thương và TTQT, đặc biệt là thanh toán bằng L/C để có thể trực tiếp thực hiện hoạt động XNK. Có các chính sách đãi ngộ đối với các cán bộ có năng lực. Đồng thời, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh nhằm giữ các cán bộ giỏi, khuyến khích họ trau dồi kiến thức, hoàn thành trách nhiệm, trung thành với lợi ích của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong quan hệ thanh toán với NH, các doanh nghiệp cần giữ chữ tín, thực hiện đúng các cam kết, chỉ dẫn về thực hiện các điều khoản của L/C với NH. Khi có xảy ra tranh chấp, doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với NH để tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục triệt để chứ không nên "khoán trắng", quy toàn bộ trách nhiệm cho NH. Nếu thực hiện được điều đó, hoạt động XNK của các đơn vị sẽ có hiệu quả cao, công tác thanh toán TDCT cũng sẽ được nhanh chóng, thuận tiện và an toàn.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w