Tiến trình khai phá dữ liệu

Một phần của tài liệu Kỹ thuật phân cụm dữ liệu ứng dụng trong GIS Nguyễn Thị Sinh. (Trang 26 - 28)

Một số nhà khoa học xem khai phá dữ liệu là một cách gọi khác của một thuật ngữ rất thông dụng: Khám phá tri thức từ cơ sở dữ liệu (Knowledge Discovery in Database- KDD). Mặt khác, khi chia các bước trong quá trình khám phá tri thức, một số nhà nghiên cứu lại cho rằng, KPDL chỉ là một bước trong quá trình khám phá tri thức [5].

Như vậy, khi xét ở mức tổng quan thì hai thuật ngữ này là tương đương nhau, nhưng khi xét cụ thể thì KPDL được xem là một bước trong quá trình khám phá tri thức.

Nhìn chung, khai phá dữ liệu hay khám phá tri thức từ cơ sở dữ liệu bao gồm các bước sau [7]:

Hình 2.1: Tiến trình khám phá tri thức từ cơ sở dữ liệu

Trích chọn dữ liệu: Là quá trình trích lọc một lượng dữ liệu phù hợp, cần thiết từ tập dữ liệu lớn (cơ sở dữ liệu tác nghiệp, kho dữ liệu)…

Tiền xử lý dữ liệu: Là bước làm sạch dữ liệu (xử lý dữ liệu không đầy đủ, dữ liệu nhiễu, ngoại lai, dữ liệu không nhất quán…), rút gọn dữ liệu (lấy mẫu dữ liệu, lượng tử hóa…), rời rạc hóa dữ liệu. Kết quả sau bước này là dữ liệu có tính nhất quán, đầy đủ, được rút gọn và được rời rạc hóa.

Chuyển đổi dữ liệu: Là bước chuẩn hóa khuôn dạng và làm mịn dữ liệu, nhằm đưa dữ liệu về dạng thuận lợi nhất để phục vụ cho việc áp dụng các giải thuật khai phá dữ liệu ở bước sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khai phá dữ liệu: Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật, các thuật toán để trích lọc ra mẫu có ý nghĩa cùng với các tri thức, quy luật, biểu thức mô tả mối quan hệ của dữ liệu trong một khía cạnh nào đó. Đây là bước quan trọng và tốn nhiều thời gian nhất của toàn bộ tiến trình KDD.

Đánh giá và biểu diễn tri thức: Trình bày các tri thức, quy luật, biểu thức có ý nghĩa đã tìm được ở bước trước dưới các dạng thức gần gũi, dễ hiểu đối với người sử dụng như đồ thị, biểu đồ, cây, bảng biểu, luật…Đồng thời đưa ra những đánh giá về tri thức khám phá được theo những tiêu chí nhất định.

Trong giai đoạn khai phá dữ liệu, có thể cần sự tương tác của con người để điều chỉnh cách thức và kỹ thuật sử dụng trong khai phá, nhằm thu được tri thức phù hợp nhất.

Dựa trên các bước của quá trình khai phá dữ liệu như trên, kiến trúc điển hình của một hệ khai phá dữ liệu có thể bao gồm các thành phần như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Kỹ thuật phân cụm dữ liệu ứng dụng trong GIS Nguyễn Thị Sinh. (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)