Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Thực tế nhập CIF xuất FOB của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 25 - 28)

3.1. Nâng cao trình độ của đội ngũ của cán bộ nhân viên.

Các doanh nghiệp nên nâng cao việc đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ, ngoại ngữ trong kinh doanh XNK, vận tải, bảo hiểm cho các nhân viên. Cần nhận thức rõ việc giao hàng theo điều kiện nhóm C vẫn là giao hàng tại cảng bốc hàng hay gửi hàng. Bên canh đó trong thời gian đầu có thể thuê chuyên viên có kinh nghiệm và chuyên môn về xuất nhập khẩu, vận tải, mua bảo hiểm để hướng dẫn cho nhân viên một cách cụ thể .

3.2. Từng bước làm quen với việc thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm .

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu bước đầu nên chuyển sang các điều kiện để có thể giành quyền mua bảo hiểm hoặc thuê phương tiện vận tải sau một thời gian sẽ chuyển dần sang điều kiện có cả hai nghiệp vụ trên. Ví dụ chuyển từ nhập khẩu theo điều kiện CIF sang điều kiện CFR sau đó chuyển dàn sang điều kiện FOB. Hay xuất khẩu từ điều kiện FOB sang điều kiện CFR rồi sang điều kiện CIF.

Các doanh nghiệp nên chủ động mua bán XNK theo điều kiện theo mà mình được giành quyền mua bảo hiểm và thuê phương tiện vận tải Đặc biệt trong những trường hợp mà doanh nghiệp có lợi thế như bán những mặt hàng đang khan hiếm trên thị trường hoặc đang mua những mặt hàng khó bán.

Khi hàng hóa được vận chuyển trên tuyến đường có tàu chợ kinh doanh cố gắng giành quyền thuê phương tiện vận tải. Vì thủ tục lưu kho tàu chợ khá đơn giản (mức cước phí định sẵn, hợp đồng không phải đàm phán) chúng ta không phải lo lắng nhiều thủ tục cũng như rủi ro như thuê tàu chuyến.

Trong những giao dịch như buôn bán đối ứng hay gia công chúng ta nên cố gắng thuê phương tiện vận tải ít nhất là trong lượt nhập khẩu. Muốn giảm phí vận tải và phí bảo hiểm các công ty nên kí hợp đồng bảo hiểm với các công ty trong nước vì sẽ hưởng được hưởng mức phí bảo hiểm thấp, cố gắng kết hợp thuê tàu chuyến khứ hồi , thuê tàu của một hãng vận tải sẽ được giảm cước phí .

Cần phải tìm hiểu thêm các hãng tàu chợ, các hãng bảo hiểu uy tín trên thế giới, xây dựng tốt mối quan hệ với các công ty này. Cùng với đó là phải thường xuyên cập nhật, nghiên cứu tình hình cước phí bảo hiểm, phí vận tải để định giá hàng xuất nhập khẩu chính xác tránh rủi ro do thị trường biến động.

Điều mà chúng em nhấn mạnh ở đây là, đến thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp không phải không nhận thức được những khó khăn mà mình gặp phải khi thực hiện các giao dịch mua bán quốc tế mà không giành được quyền vận tải; cũng không phải vì nhà nước hay các tổ chức chưa có các biện pháp nhằm cải thiện tình hình trên; hơn thế nữa, ngành hàng hải và bảo hiểm Việt Nam đang trên đà phát triển và gây dựng được uy tín của mọi người, nhưng tại sao thực tế nhập CIF, xuất FOB của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn đang tiếp diễn và chưa có dấu hiệu của sự chuyển đổi. Chúng em nghĩ rằng các doanh nghiệp Việt Nam trong tư tưởng vẫn ngại phải đi thuê tàu, họ nghĩ đó là trách nhiệm và nghĩa vụ chứ không biết rằng giành được quyền thuê tàu và bảo hiểm là quyền lợi của họ, giúp cho doanh nghiệp VIệt Nam chủ động về mọi mặt, và có thế lực trên bàn

đàm phán và cả trên thị trường buôn bán quốc tế. Các doanh nghiệp vẫn có tư tưởng ăn sẵn chờ hàng đến rồi xếp hàng đi để tránh phải những rủi ro liên quan đến vận tải và bảo hiểm. Tóm lại, nguyên nhân về nhận thức và tự giác, tư tưởng ngại khó của các doanh nghiệp vẫn là nguyên nhân trọng yếu dẫn đến việc hình thành tập quán ngược này ở Việt Nam, không thể một sớm một chiều thay đổi . Điều này lại càng đặt ra nhu cầu bức thiết cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa từ phía Nhà nước, các Bộ ngành, Doanh nghiệp, tất cả vì mục tiêu chung phát triển toàn diện đất nước .

KẾT LUẬN

ận tải và bảo hiểm là hai mắt xích quan trọng trong buôn bán ngoại thương của mỗi quốc gia. Đó cũng là hai ngành chiếm một tỉ trọng giá trị lớn trong thu nhập quốc dân. Nhưng vận tải và bảo hiểm có thể phát triển mạnh mẽ một phần cũng phải có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, là động lực thúc đẩy các ngành nghề cùng phát triển. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được rõ tầm quan trọng của vận tải và bảo hiểm thì đồng thời với việc giành được các hợp đồng ngoại thương, xuất nhập khẩu với nước ngoài thì chúng ta nên giành thêm quyền vận tải, có như thế mới phát triển ngành vận tải nước nhà, nhờ đó chúng ta có thêm uy tín và thế lực trong cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nắm được quyền vận tải, chúng ta sẽ có sự chủ động trong mọi mặt. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của vận tải và bảo hiểm thì với những giải pháp nêu trên, thì dự kiến mà vận tải biển Việt Nam đề ra là đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đến năm 2010 là 25%, đến năm 2020 là 35% và vận tải biển nội địa là 100% sẽ không phải là không thực hiện được. Chúng ta mong chờ ở sự phát triển đồng bộ của các doanh nghiệp

xuất nhập khẩu, ngành vận tải và bảo hiểm của Việt Nam để đưa các doanh nghiệp bước trên xu hướng chung của thế giới là nhập FOB bán CIF như các nước phát triển vẫn đang làm.

Một phần của tài liệu Thực tế nhập CIF xuất FOB của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w