* Cặp cắt khối nang không tháo xoắn:
Đối với các tr−ờng hợp buồng trứng hoại tử tím đen vì tháo xoắn có nguy cơ giải phóng các sản phẩm chuyển hoá trung gian do thiếu oxy từ các mô bị tổn th−ơng và các cục huyết khối từ các tĩnh mạch bị tắc vào tuần hoàn gây tắc mạch và choáng [7],[8],[14],[11].
* Tháo xoắn và điều trị bảo tồn buồng trứng:
+ Năm 1946, Way S là ng−ời đầu tiên thực hiện tháo xoắn và điều trị bảo tồn trên 15 bệnh nhân bị xoắn phần phụ [59]. Kết quả điều trị bảo tồn đ−ợc trên cả 15 bệnh nhân, không có biến chứng nào lớn xảy ra sau phẫu thuật ngoại trừ 1 tr−ờng hợp viêm phổi và 1 tr−ờng hợp sảy thai sau khi cắt bỏ nang hoàng thể bị xoắn, theo dõi sau đó cho thấy 14/15 bệnh nhân không có biểu hiện gì đặc biệt. Way S cho rằng việc điều trị bảo tồn phụ thuộc vào 2 yếu tố là chẩn đoán sớm và mổ sớm.
+ Mặc dù kết quả trên cho thấy có nhiều triển vọng nh−ng đã không đ−ợc ủng hộ rộng rãị Tới năm 1964, McGowen báo cáo 11 tr−ờng hợp đ−ợc tháo xoắn và điều trị bảo tồn thành công trong số 78 bệnh nhân bị xoắn phần phụ. Trong nghiên cứu của mình, McGowen chỉ điều trị bảo tồn cho những bệnh nhân d−ới 35 tuổị Từ đó cho đến nay đã có rất nhiều báo các ghi nhận các tr−ờng hợp tháo xoắn và điều trị bảo tồn thành công [20],[34],[66].
+ Pody A và Cs nhận thấy trên động vật thực nghiệm gây xoắn phần phụ, buồng trứng có thể phục hồi sau 36 tiếng bị gián đoạn cấp máu cả động mạch và tĩnh mạch [60].
Phần lớn các tác giả đều thừa nhận: tháo xoắn có nguy cơ giải phóng các cục huyết khối từ các tĩnh mạch bị tắc vào tuần hoàn gây tắc mạch, tuy nhiên, trên y văn thế giới ch−a ghi nhận một tr−ờng hợp tắc mạch nào sau điều trị tháo xoắn và bảo tồn.