Thiết kế thực nghiệm

Một phần của tài liệu dạy học thơ hồ chí minh ở lớp 7 và 8 trung học cơ sở (miền núi) theo đặc trưng thơ trữ tình (Trang 65 - 99)

6. Cấu trúc luận văn

3.1 Thiết kế thực nghiệm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm tra tính khả thi của định hƣớng mà đề tài đã nêu ra và có vị trí đặc biệt quan trọng của khoa học giáo dục nói chung và phƣơng pháp dạy học văn nói riêng. Đây là một phƣơng diện rất khó khăn và phức tạp cả về lý thuyết lẫn tổ chức và tiến hành thực nghiệm. Tuy nhiên, với yêu cầu khoa học và với sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô và các em học sinh nơi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã thu đƣợc những kết quả nhất định, để từ đó khẳng định ban đầu về tính khả thi của việc dạy học thơ Hồ Chí Minh ở THCS miền núi theo đặc trƣng thơ trữ tình.

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sƣ phạm nhằm mục đích:

- Kiểm tra, đánh giá tính khả thi của phƣơng pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc học thơ Hồ Chí Minh ở THCS miền núi. Trên cơ sở đó, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện tiến trình dạy học trong quá trình thực nghiệm.

- Bƣớc đầu đánh giá hiệu quả của việc định hƣớng dạy học thơ chiến khu của Hồ Chí Minh ở trƣờng THCS miền núi theo đặc trƣng thơ trữ tình.

- Thông qua thực nghiệm, rút ra những kết luận sƣ phạm bổ ích đối với việc lựa chọn giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học thơ chiến khu của Hồ Chí Minh ở trƣờng THCS miền núi theo đặc trƣng thể loại.

3.1.2. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi triển khai, vận dụng vào việc xây dựng thiết kế dạy học ba bài thơ của Hồ Chí Minh. Cụ thể là:

- Tiết 45. Bài 12: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh), Ngữ Văn 7, tập 1.

3.1.3. Đối tượng thực nghiệm

Do điều kiện thời gian và nhiều nguyên nhân khách quan nên việc tiến hành thực nghiệm rộng rãi trên nhiều địa bàn với nhiều đối tƣợng chƣa thể thực hiện đƣợc nên chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm ở lớp khối lớp 8 trƣờng THCS Đông Khê với hai lớp:

- Lớp 8B trƣờng THCS Đông Khê: 28 HS.

- Lớp đối chứng: Lớp 8A trƣờng THCS Đông Khê: 26 HS.

3.1.4. Điểm mới của bài soạn thực nghiệm.

- Điểm mới lớn nhất cũng là mục đích chính của thiết kế bài soạn là không những tổ chức các thao tác để học sinh tự thân vận động, chiếm lĩnh nội dung bài học mà qua đó ngƣời thiết kế cần phải gắn với các nội dung bài học, làm rõ thêm tri thức loại thể thơ trữ tình nói chung và thơ trữ tình Hồ Chí Minh nói riêng. Để từ đó các em có cái gốc đọc - hiểu thơ trữ tình của Hồ Chí Minh.

- Thiết kế dạy học trên tinh thần đổi mới không dừng lại ở mức độ học sinh nắm đƣợc nội dung bài học, mà còn hƣớng tới mục đích cao hơn, giúp học sinh có cái nhìn khái quát về các yếu tố làm nên nét đặc trƣng thơ trữ tình nói chung và thơ trữ tình của Hồ Chí Minh nói riêng

- Thiết kế đặt vấn đề giúp học sinh phải làm việc tích cực không chỉ ở trên lớp mà cả trong quá trình tự học ở nhà.

- Thiết kế cũng vận dụng thích hợp nhiều phƣơng pháp, biện pháp dạy học nhƣ: đọc sáng tạo, gợi tìm, phân tích, giảng bình,… với hệ thống câu hỏi giúp học sinh nắm chắc và sâu đặc trƣng cơ bản của thơ trữ tình Hồ Chí Minh. Tất cả những việc làm đó đều nhằm đạt đƣợc mục đích chính là định

hƣớng, khêu gợi, dẫn dắt học sinh để các em tự khám phá và chiếm lĩnh bài học.

3.1.5. Những khó khăn khi dạy học thơ Hồ Chí Minh ở trường THCS miền núi theo đặc trưng thơ trữ tình

- Dạy học theo đặc trƣng thể loại là một vấn đề còn nhiều hạn chế đối với cả giáo viên và học sinh THCS miền núi. Bởi phƣơng pháp này đặt ra yêu cầu rất cao đối với ngƣời dạy và ngƣời học. Đặc biệt, đây là các bài thơ đƣợc sáng tác theo thể tứ tuyệt - một thể thơ cổ “kiệm lời, đa nghĩa”. Do đó, dạy đúng đã khó, dạy hay càng khó hơn. Hơn nữa, với bài Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) phải dạy thông qua bản dịch thơ nên vấn đề càng trở nên phức tạp. Làm thế nào để HS trên cơ sở nắm đƣợc đặc trƣng thể loại thơ tứ tuyệt mà đi sâu vào phân tích tìm hiểu ba bài thơ trữ tình chiến khu của Bác trong chƣơng trình THCS là điều trăn trở của các GV miền núi.

- Các tài liệu tham khảo, tài liệu hƣớng dẫn về dạy học theo đặc trƣng thể loại còn ít và phần lớn giáo viên THCS miền núi hiểu về hƣớng dạy học này chƣa kỹ, chƣa sâu. Đây cũng là điều gây nhiều khó khăn cho giáo viên trong việc hƣớng dẫn học sinh đọc - hiểu những bài thơ trữ tình của Hồ Chí Minh theo đặc trƣng thể loại.

- Thiết kế bài học theo hƣớng dạy nói trên đòi hỏi lƣợng kiến thức vừa phong phú, vừa tổng hợp. Nếu bài học không có phƣơng tiện dạy học hỗ trợ thì giáo viên có thể sẽ gặp khó khăn khi tái hiện cho học sinh về một thời gian lao nhƣng hào hùng của lịch sử dân tộc.

- Dạy học theo hƣớng này đặt ra yêu cầu học sinh phải chuẩn bị bài kỹ trƣớc khi đến lớp, phải có tinh thần học tập cao. Vì thế, khi dạy thực nghiệm, giáo viên có thể gặp phải khó khăn, nếu học sinh chuẩn bị bài chƣa kỹ và chƣa có tinh thần chủ động, tích cực trong việc học. Đây cũng là khó khăn lớn

nhất mà giáo viên miền núi gặp phải khi áp dụng những phƣơng pháp dạy học mới.

3.1.6. Thiết kế thực nghiệm

3.1.6.1. Thiết kế giáo án bài “Tức cảnh Pác Bó”, SGK Ngữ Văn 8, tập hai.

Bài 20: TỨC CẢNH PÁC BÓ Hồ Chí Minh I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: Cảm nhận đƣợc niềm vui của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Bó. Qua đó, thấy đƣợc vẻ đẹp tâm hồn của Bác vừa là một chiến sĩ cách mạng, vừa nhƣ một “khách lâm tuyền” ung dung sống hoà nhịp với thiên nhiên.

- Hiểu đƣợc giá trị đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. 2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng cảm nhận và phân tích thơ tứ tuyệt.

3. Tƣ tƣởng: Giáo dục lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc. Dạy và học thơ Hồ Chí Minh tốt cũng là một hành động đẹp hƣởng ứng phong trào “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” mà Đảng, Nhà nƣớc đã và đang phát động.

II. Phƣơng pháp: đọc hiểu, gợi tìm kết hợp đàm thoại, phân tích, giảng bình, thảo luận.

III. Đồ dùng dạy học: SGK, thiết kế giáo án, chân dung tác giả, băng đĩa, hình ảnh với nội dung “Bác Hồ ở Pác Bó”…

IV. Tiến trình bài dạy: - Bƣớc 1: Ổn định tổ chức. - Bƣớc 2: Kiểm tra bài cũ:

- GV: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chi Minh (đã

- Bƣớc 3: Vào bài mới:

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh – Bác Hồ…là cái tên thân thƣơng, gần gũi với toàn thể dân tộc Việt Nam. Thơ chỉ là một phần trong thành tựu sáng tác của Bác nhƣng cũng đủ để cho các thế hệ sau khám phá mãi không cùng. Hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu một bài thơ đƣợc Bác sáng tác trong những ngày sống và làm việc ở Pác Bó – Cao Bằng - nơi ngọn nguồn của cách mạng Việt Nam. Đó là bài thơ Tức cảnh Pác Bó.

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt

-GV: Các em đã đƣợc tìm hiểu về tác gia Hồ Chí Minh. Hãy nêu những nét chính về thân thế, sự nghiệp của Ngƣời.

(HS dựa vào phần chú thích SGK để trả lời)

- GV: Bài thơ Tức cảnh Pác Bó

đƣợc viết trong hoàn cảnh nào?

(GV kể những câu chuyện về thời kỳ Bác Hồ ở Pác Bó, hoặc cho các em xem tranh ảnh Bác Hồ ở Cao Bằng.)

GV: Chú ý ngắt nhịp, đúng giọng đọc, thoải mái thể hiện tâm trạng sảng

I. Đọc – Tìm hiểu chú thích 1. Tác giả:

- Hồ Chí Minh (1890 – 1969), quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Ngƣời đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc. Ngƣời còn là danh nhân văn hoá thế giới, một nhà thơ lớn.

2. Tác phẩm.

- Bài thơ đƣợc viết tại Pác Bó vào tháng 2.1941 sau ba mƣơi năm bôn ba tìm đƣờng cứu nƣớc, Ngƣời trở về nƣớc trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.

3. Tiếp xúc bƣớc đầu với văn bản: a) Đọc văn bản

khoái, nhẹ nhàng, vui tƣơi.(GV đọc mẫu, HS đọc, Gv nhận xét)

(GV có thể ngâm thơ hoặc mở đĩa then dân tộc phổ nhạc bài thơ này của Hồ Chí Minh và đƣa ra câu hỏi)

-GV: Bài thơ này đƣợc viết theo thể thơ nào?

(HS quan sát văn bản, trả lời)

- GV: Hãy xác định chủ đề của bài thơ?

(HS nhận định và trả lời)

- GV: Theo em bài thơ này có thể chia thành mấy ý?

- GV: Nhịp thơ 4/3 trở thành hai vế sóng đôi. Tác dụng của phép nghệ thuật này?

- Bài thơ đã tuân thủ khá chặt chẽ cấu trúc của một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt và đƣợc viết bằng tiếng Việt.

b) Chủ đề:

- Cuộc sống sinh hoạt khó khăn, gian khổ ở Pác Bó và tinh thần lạc quan của ngƣời chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.

c) Bố cục:

Có thể chia bài thơ thành hai ý: - Câu 1, 2, 3: Cuộc sống sinh hoạt gian khổ của Bác tại Pác Bó.

- Câu 4: Cảm nghĩ của Bác về cuộc sống thiếu thốn ở Pác Bó.

II. Đọc - hiểu văn bản:

1) Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó:

Sáng ra bờ suối tối vào hang

Tác giả sử dụng phép đối: không gian (suối>< hang), thời gian (sáng><tối), hành động (ra><vào).

GV: Ở câu thơ thứ hai vẫn theo mạch cảm xúc đó, tác giả diễn ta điều gì?

- GV: “Sẵn sàng” có thể hiểu theo hai nghĩa:

+ Sẵn sàng chấp nhận khó khăn, gian khổ.

+ Sẵn sàng vƣợt qua khó khăn gian khổ nhƣ là đi theo con đƣờng cách mạng.

- GV: Câu thơ thứ 2 tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

GV giảng: Bởi vì hoàn cảnh đất nƣớc lúc đó còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn (GV kể câu chuyện về bữa

ăn của Bác trong cuốn Con đường

theo Bác của Hoàng Quốc Việt). - GV: Bác cùng đồng chí anh em chịu khổ cực nhƣ vậy để làm gì?

(HS suy nghĩ, trả lời)

GV: Điều kiện ăn ở của Bác thì nhƣ vậy, còn nơi làm việc của Bác đƣợc thể hiện qua câu thơ nào?

hài hoà và ý thức làm chỉ của Hồ Chí Minh.

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

- Diễn tả cuộc sống thiếu thốn, khó khăn, thanh đạm nhƣng tinh thần vẫn luôn sẵn sàng.

- Câu thơ sử dụng biện pháp tả thực, liệt kê: bữa ăn đạm bạc chỉ có cháo bẹmăng (cháo ngô và rau măng). Những thứ đó lấy từ thiên nhiên, thiên nhiên dân dã phục vụ con ngƣời.

- Hoạt động cách mạng.

- Nơi làm việc của Bác đƣợc thể hiện qua câu thơ thứ 3:

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

- Chỗ Bác ở là hang đá, nơi Bác làm việc là một cái bàn đá “chông chênh”

-GV: Trên phiến đá chông chênh

đƣợc dùng để làm bàn viết ấy, Bác làm công việc gì?

(HS suy nghĩ, trả lời)

- GV: Em có nhận xét gì về sự đối lập đầy ý nghĩa ấy?

(HS phát hiện, trả lời)

- GV: Qua ba câu thơ đầu, em có suy nghĩ gì về con ngƣời cách mạng Hồ Chí Minh?

(HS suy nghĩ, trả lời)

- GV: Em có suy nghĩ gì về từ “sang” trong câu thơ cuối?

(HS phát hiện, trả lời.)

đƣợc hình thành từ những phiến đã tự nhiên bên bờ suối. một vị lãnh tụ chỉ làm bằng đá.

-Trên bàn đá chông chênh ấy, Hồ Chí Minh làm một việc lớn lao đó là: dịch sử Đảng. Ở thời kỳ này Bác dịch lịch sử ĐCS Liên Xô từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Việt và Bác còn viết lịch sử nƣớc ta bằng thơ.

- Sự đối lập giữa chông chênh (bàn đá) >< vững chắc, lâu dài (dịch sử Đảng) vốn là giọng điệu vui đùa của Bác thƣờng ngày. Sự đối lập ấy đầy ý nghĩa, ý thơ nói lên sự coi thƣờng khó khăn của con ngƣời luôn làm chủ cuộc sống.

- Con ngƣời có ý chí kiên cƣờng, tâm hồn thanh thản, không ngại khó khăn gian khổ, sống hoà mình với thiên nhiên.

2) Suy nghĩ của Bác về cuộc sống làm việc ở Pác Bó:

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

- Sang là sự sang giàu, đủ đầy, sung sƣớng. Sang ở đây còn là sự kết tinh toả sáng của tinh thần lạc quan cách mạng. Tuy nhiên, căn cứ vào tình

-GV: Chỉ ra chất cổ điển và hiện đại trong bài thơ?

(HS thảo luận nhóm, cử đại diện trinh bày)

hình lịch sử lúc bấy giờ có thể thấy niềm lạc quan của Bác là rất lớn: cách mạng tháng Tám 1945 đang đến gần. Sự kiện lịch sử ấy dƣờng nhƣ Bác linh cảm đƣợc và nhận định nhƣ vậy. Tinh thần cách mạng tràn ngập trong tâm hồn Bác, vì thế cuộc sống tuy thiếu thốn nhƣng Bác coi là đủ đầy, là

sang.

- Cổ điển:

+ Nội dung: tả cảnh thiên nhiên để tâm tình. Con ngƣời nhỏ bé trƣớc thiên nhiên rộng lớn. hình tƣợng khách lâm tuyền ẩn hiện trong tác phẩm với những thức ăn đạm bạc, sống giữa thiên nhiên, ung dung, tự tại nhƣ một bậc hiền triết xƣa.

+ Nghệ thuật: Sử dụng thể thơ Đƣờng luật thất ngôn tứ tuyệt. Đặc biệt là những hình ảnh thiên nhiên có trong thơ cổ: suối, hang, măng,…

- Hiện đại:

+ Nội dung: thiên nhiên trong thơ Bác không mang vẻ buồn trầm mặc mà luôn vận động hƣớng về phía ánh sáng. Nhân vật trữ tình không về với thiên nhiên để thƣởng ngoạn, để lánh

đời mà luôn gắn với thực tế cuộc sống, gắn với hoạt động cách mạng.

+ Nghệ thuật: Bác sử dụng thể thơ cổ một cách linh hoạt, sáng tạo, không khiên cƣỡng. Thơ Đƣờng luật của Bác bình dị, gần gũi nhƣng không kém phần trang trọng. Dù là viết bằng tiếng Việt.

III. Tổng kết:

Ghi nhớ: SGK trang 30:

Tức cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng điệu vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Ngƣời, làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.

IV. Củng cố, dặn dò:

-GV hƣớng dẫn học sinh cách tập làm thơ thất ngôn tứ tuyệt Đƣờng luật bằng tiếng Việt. Hoặc yêu cầu các em

về nhà tập dịch bài thơ Tức cảnh Pác

sang tiếng dân tộc.

- Dặn dò học sinh chuẩn bị soạn bài mới

3.2.6.2. Giáo án bài Cảnh khuyaRằm tháng giêng (SGK Ngữ Văn 7 tập một):

Bài 12: CẢNH KHUYA, RẰM THÁNG GIÊNG Hồ Chí Minh

I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức:

- Cảm nhận và phân tích đƣợc tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nƣớc, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ.

- Chỉ ra đƣợc những nét đặc sắc nghệ thuật của hai bài thơ.

2. Kỹ năng: phân tích thơ Đƣờng luật theo đặc trƣng thể loại, biết đối chiếu bản dịch với nguyên tác của bài thơ Nguyên tiêu.

3. Tƣ tƣởng: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu nƣớc. II. Phƣơng pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, đàm thoại, phân tích kết hợp với giảng bình…

III. Đồ dùng dạy học: bảng phụ, tranh ảnh Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc.

Một phần của tài liệu dạy học thơ hồ chí minh ở lớp 7 và 8 trung học cơ sở (miền núi) theo đặc trưng thơ trữ tình (Trang 65 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)