Huy động vốn theo thời gian

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hai Bà Trưng – Hà Nội (Trang 38 - 43)

IV. Tiền lãi cộng dồn dự thu 1.09

88. Chi phí dự phòng, bảo toàn 1.636.946 5.0459 3.781

2.3.1 Huy động vốn theo thời gian

Trong quá trình huy động vốn, Agribank chia thời gian huy động vốn theo 3 loại kỳ hạn:

- Huy động vốn không kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn, Tiền gửi thanh toán - Huy động vốn có kỳ hạn < 12 tháng: Những loại tiền gửi cò kỳ hạn từ

dưới 12 tháng, các loại giấy tờ có giá khác

- Huy động vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: Những loại tiền gửi có kỳ hạn lớn hơn 12 tháng, các loại giấy tờ có giá, giấy nợ nhiều hơn 12 tháng Sau đây là bảng thống kê tình hình huy động vốn theo kỳ hạn trong 3 năm gần đây:

Bảng 2.5: Cơ cấu huy động vốn theo thời gian ( Đơn vị : triệu VNĐ) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Vốn HĐ không KH 119.313 195.223 309.112 Tỷ trọng 21,57% 37,99% 39,91% Vốn HĐ có KH<12tháng 343.327 256.323 379.902 Tỷ trọng 62,06% 49,88% 49,05% Vồn HĐ có KH>12tháng 90.595 62.334 85.506 Tỷ trọng 16,37% 12,13% 11,04% Tổng vốn HĐ 553.235 513.880 774.520

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy, Lượng vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng chiêm tỷ lệ cao, Năm 2005 chiếm tới 62,06% . Đây là hình thức huy động theo các kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng…hay cũng có thể là các sổ tiết kiệm tính theo 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần. Hình thức huy động này luôn chiếm ưu thế bởi tính hợp lý và thuận lợi của nó đối với khách hàng.

Tuy nhiên trong các năm gần đây, một phần tiền gửi ngắn hạn đã nhường chỗ cho tiền gửi không kỳ hạn. Xu hướng sử dụng tiền gửi thanh toán đang được đặc biệt chú ý, các doanh nghiệp hay tổ chức gửi tiền vào để thực hiện thánh toán tiền hàng hoá, trả lương cho công nhân viên…Chính vì vậy sang đến Năm 2006 và năm 2007 lượng tiền gửi không kỳ hạn đã tăng lên tương ứng là 37,99% và 42,21% so với tổng nguồn vốn huy động. Việc huy động này mang lại cho ngân hàng nguồn vốn lớn tuy nhiên không ổn định và ngân hàng gặp khó khăn cho việc chuyển đổi kỳ hạn của nguồn vốn.

Mặt khác có thể nói đến lợi thế của ngân hàng đối với hoạt động nhận tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Đây là nguồn vốn huy đông chiếm tỷ trọng cao nhất trong ngân hàng và có xu hướng biến động thường xuyên, phức tạp qua các năm. Năm 2005 trên một nửa (62,06%) tổng nguồn vốn là tiền gửi cò kỳ hạn dưới 12 tháng, nhưng sang đến năm 2006 con số này chỉ còn 49,88% và sang năm 2007 là 41,75%. . Trong đó số lượng tiền gửi từ 9 tháng đến 12 tháng chiêm tỷ lệ cao nhất. Đây luôn là nguồn vốn mang tính ổn định và mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng.

Lượng vốn huy động dài hạn không cao do đặc tính khó huy động của nó song ngân hàng cũng đã duy trì được ở mức hợp lý luôn là trên 10% trên tổng nguồn huy động.

Nhìn chung, cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn của Agribank HBT là tương đối hợp lý: nguồn vốn ngắn hạn luôn là chủ yếu, nguồn có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trong lớn. Về mặt tài chính thuận lợi cho ngân hàng vì mức chi phí huy động thấp. Tuy nhiên chính nó cũng mang lại cho họ những khó khăn khi nhu cầu cho vay và đầu tư trung và dài hạn tăng lên, sự nhạy cảm của thị trường tiền gửi các tác động không lường trước được của cơ chế thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hai Bà Trưng – Hà Nội (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w