Đẩy mạnh công tác khuếch trương sản phẩm và kích thích tiêu thụ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam (Trang 43 - 46)

2. Phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

2.3. Đẩy mạnh công tác khuếch trương sản phẩm và kích thích tiêu thụ

Nền kinh tế hàng hoá càng phát triển thì mức đọ cạnh tranh càng diễn ra gay gắt, quyết liệt kéo theo đó là nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được không còn cách nào khác là phải biết năng động sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tìm ra mọi biện pháp nhằm giới thiệu doanh nghiệp sản phẩm của mình đến khách hàng từ đó kích thích nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng.Mặc dù trong những năm gần đây hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp dệt may rất có hiệu quả song hoạt động khuếch trương sản phẩm còn hạn chế đặc biệt là hoạt động quảng cáo và kích thích tiêu thụ. Đứng trên góc độ tiêu thụ, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp nên sử dụng các hoạt động sau:

. Hoạt động quảng cáo

Hiện nay hoạt động quảng cáo được coi là một trong các hoạt động kích thích tiêu thụ có hiệu quả. Với sự phát triển của công nghệ thông tin và phương tiện truyền thông ở mọi lúc mọi nơi chúng ta có thể nghe thấy nhìn thấy các hình ảnh quảng cáo, các thông điệp quảng cáo. Đối với sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể sử dụng các hình thức quảng cáo qua truyền hình và báo chí.

Để xây dựng một chương trình quảng cáo các doanh nghiệp cần thực hiện trình tự các bước sau:

Xác định đối tượng____Xác định mục đích____Xác định ngân sách____Nội dung quảng cáo_____Xác định phương tiện_____Dự tính chi phí___Đánh giá hoạt động

Xác định đối tượng nhân tin: Đối với sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thì người tiêu dùng cuối cùng là các cá nhân mà họ sử dụng để thoả mãn nhu cầu may mặc của mình.Vì vậy đối tượng nhận tin là người tiêu dùng cuối cùng ở tất cả các khu vực thị trường. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp sử dụng chiến lược lôi kéo.

Xác định mục tiêu quảng cáo: Các doanh nghiệp quảng cáo nhằm mục đích mở rộng thị trường ,tăng khối lượng tiêu thụ, nâng cao năng lực cạnh tranh và giới thiệu sản phẩm.

Nội dung quảng cáo: Phải hấp dẫn và đáng tin cậy thể hiện được tính ưu việt của sản phẩm sovới các đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp có thể thuê các trung tâm thiết kế quảng cáo để xây dựng cho mình một chương trình quảng cáo hấp dẫn và ấn tượng.

Dự tính chi phi quảng cáo trên truyền hình và báo chí Quảng cáo trên truyền hình

Đây là một trong những hình thức quảng cáo gây ấn tượng và hiệu quả nhất, các doanh nghiệp nên dùng hình thức quảng cáo này tại thị trường miền Trung và miền Nam.

2.4.Hoàn thiện sản phẩm

2.4.1Nâng cao chất lượng sản phẩm

Xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao thì yêu cầu của mỗi người dân đói với sản phẩm mà họ tiêu dùng cũng ngày càng cao hơn.Trên thực tế nhu cầu của xã hội hết sức phong phú và đa dạng, sự hiểu biếtỏ về sản phẩm của họ ngày càng sâu rộng. Chính vì lẽ đó mà các khách hàng đã bỏ sẵn sàng bỏ nhiều tiền đển để mua được sản phẩm chất lượng cao ơhù hợp với nhu cầu và thị hiếu của mình. Để nâng cao chất lượng sản phẩm các doanh nghiệp dệt may cần quan tâm đến các vấn đề sau:

Nâng cao chất lượng ở khâu thiết kế:

Giai đoạn thiết kế sản phẩm là khâu đầu tiên quy định chất lượng sản phẩm. Những thông số thiết kế đã được phê chuẩn chất lượng quan trọng mà sản phẩm sản xuất ra phải tuân thủ. Để các thông số kỹ thuật thiết kế có thể áp dụng vào sản xuất cần phải thoả mãn các yêu cầu sau:

-Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng: -Thích hợp với khả năng của công ty -Đảm bảo tính cạnh tranh

Trong giai đoạn hiện nay công tác nghiên cứu các đặc điển về nhu cầu tiêu dung, đặc điểm tâm lý và thi hiếu của thị trường là hết sức cần thiết.

Thiết kế đặc điểm kinh tế kỹ thuậy của sản phẩm cần đưa rácc thông số rõ ràng để các phân xưởng dễ dàng thực hiện đồng thời thuận lợi trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được sản xuất ra duạu vào các thông số đó.

Vói những sản phẩm truyền thông mặc dù đã có thị trường nhưng công tác thiết kế lại các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng cần được thực hiện nhằm hoàn thiện hơn nữa sản phẩm của doanh nghiệp mình tạo uy tín cho công ty. Đối với sản phẩm quần áo cần đựơc thiết kế về hình thức, màu sắc, hoa văn phù hợp với truyền thống văn hoá nhưng cưng đảm bảo thuận tiện và lịch sự.

Vói những cải tiến trong khâu thiết kế, chắc chắn sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được nâng cao và đáp ứng được nhu cầu của thị trường từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng ở khâu cung ứng

Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra chúng và chất lượng của công tác cung ứng các yếu tố đầu vào. Mục tiêu của nâng cao chất lượng trong khâu cung ứng là đáp ứng đúng chủng loại chất lượng, thời gian, và các đặc tính kinh tế kỹ thuật của nguyên liệu đảm bảo quá trình sản xuất được tiến hành thường xuyên liên tục với chi phí tối ưu.

Các doanh nghiệp cần tính toán chu kỳ mua sắm để có định mức về thời gian dự trữ nguyên liệu không bị giảm về chất lượng.

Nâng cao chất lượng trong khâu sản xuất

Quá trình sản xuất là quá trình dễ hư hỏng nhất bởi nó gồm nhiều công đoạn, công đoạn nào cũng ảnh hưởng đên chất lượng sản phẩm.Thục chất của các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế. Trong quá trình sản xuất , cán bộ kỹ thuật phải thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất ở các công đoạn, quản lý chất lượng sản phẩm sản xuất ra trong ca.Nhanh chóng phát hiện nhưng chỗ thực hiện chưa tốt đồng thời đi tìm nguyên nhân và giải pháp để kịp thời sửa chữa khắcphục. Công tác kiểm tra phải được tiến hành một cách thường xuyên trong suốt công đoạn sản xuất.

Kiểm tra thành phẩm là công đoạn cuối cùng để đi đến quyết định cho sản phẩm nhập kho, bán cho khách hàng, ngăn ngừa việc đưa sản phẩm hỏng phế phẩm ra thị trường làm giảm uy tín cho doanh nghiệp.

Kiểm tra chất lượng phải có đội ngũ cán bộ đội ngũ cao có chuyên môn giỏi, tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công việc, đội ngũ công nhân có ý thức tốt trong lao động. Việc phân công trách nhiệm phải rõ ràng và không chồng chéolên nhau.

2.4.2. Đa dạng hoá sản phẩm

Đa dạng hoá sản phẩm thực chất là sự mở rộng danh mục sản phẩm của doanh nghiệp qua đó gắn liền với quá trình đổi mới và hoàn thiện cơ cấu sản phẩm, thích ứng với sự biến động của thị trường và cũng phù hợpvới trình dọ phát triển của lực lượng sản xuất. Đa dạng hoá sản phẩm phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Đa dạng hoá cần kết hợp với chuyên môn hoá. Trong phương án sản xuất nên có lựa chọn nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm của riêng mình. Không nên và không nhất thiết chạy theo sản phẩm của đối thủ cạnh tranh,nhất lànhững sản phẩm mà họ có thế mạnh. Để phục vụ định hướng đa dạng hoá sản phẩm phải tăng cưòng hơn nữa các phương tiện tạo điều kiện phục vụ công tác nghiên cứu, tăng cường công tác thu nhập thông tin thị trường kịp thời, có đọ tin cậy cao và mở rộng hợp tác với các cơ quan tổ chức trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w