1 Máy Công nghiệp 2 Điện tử - Điện Lạnh 3 Đồ gia dụng 4 Nội thất, thiết bị nhà tắm - Đèn trang trí Tổng

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu hoa nam (Trang 41 - 45)

4.560 4.010 5.486 Tổng 23.728 21.509 33.193

Qua bảng số liệu trên ta thấy sự biến động lớn về kim ngạch nhập khẩu MMTB chủ lực của Công ty CP XNK Hoa Nam trong những năm qua. Nổi bật lên là năm 2008, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 23.728 triệu USD vượt kế hoạch đề ra và bằng 140% kế hoạch. Năm 2008, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Việc gia nhập WTO đã mở ra cơ hội lớn để hội nhập và phát triển. Khi đó, dòng chảy của luồng vốn FDI ồ ạt vào Việt Nam đã tạo điều kiện cho một loạt dự án các công trình phục vụ cơ sở hạ tầng cho sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Điều đó kéo theo sự gia tăng nhu cầu MMTB. Và đây chính là nguyên nhân khiến cho kim ngạch nhập khẩu của năm 2008 tăng cao.

Đến năm 2009, chịu ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, làm cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và giá cả quốc tế giảm sút mạnh. Chính phủ đã dùng nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập khẩu. Tình hình đó khiến cho kim ngạch nhập khẩu của Công ty năm 2009 giảm so với năm 2008. Cụ thể tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 đạt 21.509 triệu đồng, giảm 9,35% so với năm 2008.

Tình hình nhập khẩu năm 2010 diễn biến theo chiều hướng tích cực. Kim ngạch nhập khẩu năm 2010 đạt 33.193 triệu đồng, tăng 54,3% so với

năm 2009.

2.2. Thực trạng nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoa Nam.

2.2.1. Phân tích khả năng cạnh tranh của công ty. 2.2.1.1. Trình độ tổ chức quản lý của Công ty.

Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty CP XNK Hoa Nam tương đối hợp lý và phù hợp với quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty. Công ty có 5 phòng ban bao gồm: phòng tài chính- kế toán, phòng tổng hợp, phòng kho vận, phòng kinh doanh XNK, phòng tổ chức nhân sự. Số lượng cán bộ nhân viên giữa các phòng ban phân bố khá đồng đều và được phân công, phân nhiệm rõ

ràng. Quá trình tổ chức, quản lý, điều khiển, kiểm soát được thực hiện từ cao xuống thấp, từ ban lãnh đạo, trưởng phòng đến nhân viên.

Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý trợ giúp tác nghiệp (MIS). Đó là hệ thống thông tin quản lý trợ giúp điều hành tác nghiệp xây dựng trên giải pháp cổng thông tin điện tử (Portal). Tiện ích mà MIS đem lại cho Công ty:

- Toàn bộ việc quản lý thông tin như trao đổi văn bản, giao việc, nhắc việc, báo cáo công việc, lịch làm việc, bản tin, thông báo nội bộ, đăng ký lịch tuần, vật tư công cụ,… đều diễn ra trên một cổng duy nhất và ứng với mỗi người dùng sẽ có một tài khoản duy nhất để đăng nhập hệ thống.

- Xây dựng kho công văn điện tử tập trung, khắc phục tình trạng tản mạn, thất lạc, sai lệch thông tin. Cung cấp thông tin về các nghiệp vụ hằng ngày cho lãnh đạo, cán bộ phụ trách, cán bộ chuyên môn nhanh chóng, chính xác, đầy đủ.

- Giúp quản lý, phân phối và xử lý văn bản, công việc, theo dõi luồng xử lý của văn bản trên toàn trình.

- Việc cập nhật, tra cứu danh bạ nội bộ trên hệ thống thông qua tìm kiếm thay thế cho việc tra cứu quyển danh bạ truyền thống giúp tiết kiệm thời gian của nhân viên và độ chính xác, cập nhật cao.

- Xây dựng văn phòng không giấy tờ làm tăng hiệu quả công tác trao đổi, điều hành đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí đáng kể cho việc tìm kiếm và lưu trữ văn bản.

- Nâng cao trình độ ứng dụng và sử dụng Công nghệ thông tin, tạo tác phong làm việc hiện đại, hiệu quả cho cán bộ nhân viên trong Công ty.

Nhờ hệ thống thông tin hiện đại của Công ty đã giúp cho việc liên lạc, trao đổi giữa các phòng ban trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn. Qua đó, Ban lãnh đạo có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình của Công ty và các quyết định quản trị, các kế hoạch kinh doanh và các mục tiêu sẽ được nhanh chóng truyền đạt đến toàn thể cán bộ nhân viên. Từ đó góp phần tăng hiệu quả công việc, tạo ra sức mạnh cho Công ty.

Tuy nhiên, trình độ tổ chức quản lý của Công ty CP XNK Hoa Nam cũng chưa hiệu quả khi mà các công tác như: lập kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu thị trường,… chưa thực sự được Ban lãnh đạo và nhân viên quan tâm và thực hiện. Đây có thể nhận xét là một điểm yếu của Công ty và nó làm giảm đi sức mạnh của bộ máy tổ chức quản lý của Công ty.

Như vậy, muốn nâng cao khả năng cạnh tranh thì trước hết Công ty phải nâng cao trình độ tổ chức quản lý. Điều đó đòi hỏi Ban lãnh đạo phải được nâng cao trình độ quản lý, có các quyết định kinh doanh hợp lý và bố trí nhân viên thực hiện các công tác như: lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức và thực hiện công tác Marketing,…một cách tốt nhất, cần đảm bảo cơ cấu tổ chức của Công ty luôn phù hợp với các mục tiêu và phương hướng kinh doanh của Công ty.

2.2.1.2. Nguồn lực của Công ty

Nguồn lực tài chính: Vốn là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để

Công ty tiến hành hoạt động kinh doanh.

Nguồn vốn của Công ty hình thành chủ yếu từ vốn tự có. Ngoài ra, Công ty còn huy động vốn từ khách hàng bằng cách trả chậm, từ Ngân hàng và các tổ chức tài chính khác bằng cách vay ngắn hạn hoặc dài hạn. Vì là một công ty trẻ nên quy mô vốn của Công ty tương đối nhỏ, hạn chế.

Bảng 6: Cơ cấu vốn của Công ty giai đoạn 2008- 2010 Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

I. Tổng tài sản 51.030 265.000 611.220 1. 1 1. Tài sản cố định 9.540 26.830 65.480 2. 2 2. Tài sản lưu động 41.490 238.170 545.740 II. Tổng nguồn vốn 51.030 265.000 611.220 1. V 1. Vốn chủ sở hữu 45.000 85.000 154.890 2. V 2. Vốn vay 6.030 180.000 456.330

(Nguồn: Phòng tài chính- kế toán – Công ty CP XNK Hoa Nam)

Về quy mô tài sản: Nhìn chung, quy mô tài sản của Công ty CP

XNK Hoa Nam tăng mạnh theo từng năm. Cụ thể:

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu hoa nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w