NGỪA BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ
Sau gần bốn năm tham gia giao dịch hợp đồng tương lai, công ty đã đạt được những thành công đó là doanh thu tăng hơn so với thời kỳ thực hiện uỷ thác xuất khẩu, lợi ích từ tham gia giao dịch hợp đồng tương lai mang lại đó là bảo hộ được hàng hoá của mình, kiểm soát giá cả thị trường tương lai, hạn chế rủi ro do biến động giá, bảo vệ lợi nhuận, tạo khả năng linh hoạt trong đặt giá, gắn hoạt động kinh doanh của công ty gần với thị trường quốc tế, phòng ngừa rủi ro cho hàng tồn kho và hàng đã fix giá và có thể kiếm lời do dự đoán đúng về tình hình biến động giá, đưa ra những quyết định đúng đắn mang lại lợi nhuận cho công ty, tuy nhiên do ảnh hưởng của giá thị trường thế giới biến động thất thường trong giai đoạn hiện nay cũng có những khoản lỗ đã ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty.
Việc sử dụng hợp đồng tương lai được xem một công cụ phòng ngừa rủi ro một cách có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay tuy vậy công ty chỉ mới tham gia vào sân chơi lớn chỉ trong thời gian ngắn, kinh nghiệm còn ít, yêu cầu đặt ra là cần phải hết sức thận trọng, nhận định một cách sáng suốt, toàn diện toàn bộ bối cảnh của thị trường để đưa ra lệnh chốt giá đúng lúc mang lại hiệu quả cho công ty.
CHƯƠNG III – ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG VIỆC SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO DO BIẾN
ĐỘNG GIÁ CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY FONEXIM HCM. I. DỰ BÁO NHU CẦU CÀ PHÊ CỦA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI VÀ KHẢ
NĂNG CUNG CẤP CỦA VIỆT NAM 1. Nhu cầu cà phê của thị trường thế giới:
Dường như có một sự đối lập giữa các quốc gia mới nổi và các nước đang phát triển như Brazil, Mexico, Colombia, và Indonesia, nơi mà tiêu thụ cà phê vẫn đang tăng lên.
Có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy việc kinh doanh cà phê đang trải qua những biến động lớn ở nhiều quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ. Người tiêu dùng dường như đang thay đổi thói quen dùng cà phê, đôi khi họ chọn cách ít tốn kém hơn như dùng cà phê của các hãng tư nhân, nhà bán lẻ như Costco, Wal Mart, Carrefour, hoặc hàng tuần đi đến quán cà phê ít lại.
Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), giai đoạn từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012, nhập khẩu cà phê của các thị trường như Tây Ban Nha, Ý, và Pháp đã giảm so với giai đoạn 2010/11. Hiện cà phê Arabica có chứng nhận của ICE đã đạt đến mức cao kỉ lục trong khi cà phê Robusta có chứng nhận của Liffe giảm rất mạnh. Điều này cho thấy nhu cầu về cà phê Arabica đang suy yếu và việc phối trộn của các nhà rang xay lớn làm cho cà phê Robusta tăng trưởng.
Một bức tranh khác được tô vẽ tại các quốc gia sản xuất cà phê truyền thống khắp Trung Mỹ, Nam Mỹ và châu Á, nơi lượng tiêu thụ cà phê bùng nổ không chỉ xét về số liệu gia tăng mà cả xu hướng sôi nổi và năng động. Việc tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển nhanh chóng tại các quốc gia như Brazil, Mexico, và Ấn Độ đã đưa hàng triệu người đến với cà phê trong số các sản phẩm tiêu dùng. Ngày càng có nhiều người thu nhập cao sẵn lòng mua và thử nếm những trải nghiệm mới. Những trải nghiệm này khiến họ thích thú hoặc giúp họ cảm thấy cuộc sống tốt đẹp hơn. Mọi người đều hướng đến việc đòi hỏi hàng hóa và những dịch vụ nói chung tốt hơn, và cà phê không là ngoại lệ.
Người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm cung cấp cho họ những lợi ích, kỹ thuật, chức năng, hoặc cảm xúc. Với cà phê, người tiêu dùng muốn tìm kiếm một trải nghiệm thú vị, có thể ở tại quán cà phê hay ở nhà. Các quán cà phê đang nhanh chóng mọc lên khắp Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico, El Salvador, và mọi
người cảm thấy những nơi này rất thú vị, đặc biệt là những người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu. Trong bầu không khí hấp dẫn của các quán, thanh niên và người lớn có thể tùy chọn những thứ đắt tiền hơn như cà phê espresso, lattes, và machiattos chất lượng cao. Đối với người dùng ở nhà hay văn phòng, máy pha cà phê uống liền như Senseo, Nespresso, Dolce Gusto hiện đang là những thứ đáng mơ ước. Quả cà phê và viên nang cà phê mang lại cho người dùng một cách trải nghiệm cà phê hoàn toàn mới: chất lượng, tiện lợi, và hiện đại, có thể chia sẻ với bạn bè và gia đình. Những sản phẩm này đại diện cho một làn sóng mới trong việc tiêu dùng cà phê, đó là cuộc sống sang trọng có thể vươn tới được.
Ngày càng nhiều người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu có khả năng và ước muốn mua được hàng hóa cao cấp. Cái gọi là người tiêu dùng “sang trọng” muốn có sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao với một mức giá vừa phải. Nhưng họ chỉ mua chúng một khi họ nhận ra lợi ích của hàng giá cao. Điều đó có thể thấy được trong các loại sản phẩm từ sữa chua cho đến bia, từ điện thoại di động cho đến tủ lạnh. Đối với người tiêu dùng, họ luôn có một hay nhiều lý do để cảm thấy sản phẩm họ muốn mua đáng phải trả nhiều tiền hơn. Còn với một số người, có thể đó là đồ dùng công nghệ cao như máy giặt, đối với những người khác có thể đó là một chuyến du lịch nước ngoài, và đối với một số khác nữa thì đó là một cái máy pha cà phê có kiểu dáng hiện đại.
Ở hầu hết các quốc gia sản xuất cà phê, uống cà phê đã trở thành một thói quen truyền thống, một hình thức sinh hoạt gia đình thoải mái. Phong trào “sang trọng” mới mang lại nhiều khả năng cho các doanh nghiệp. Khả năng về một loại hình được xem là phổ biến, có giá cả chênh lệch ít và sự cạnh tranh khốc liệt, có thể mang lại giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp tiêu dùng, sự hấp dẫn đối với người tiêu dùng cũng như lợi ích từ các chuỗi cửa hàng cà phê.
2. Khả năng cung cấp cà phê của Việt Nam
Theo số liệu thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 968.390 tấn, trị giá 2.077.852.831 USD, giảm 23,7% về lượng và giảm 22,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Đức vẫn là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2013, với trị giá 269.015.063 USD, với lượng nhập 130.558 tấn, chiếm 12,9% thị phần. Hoa Kỳ là thị trường lớn thứ hai, trị giá 227.837.356 USD, chiếm 10,9% thị phần. Thị trường lớn thứ ba là Tây Ban Nha, trị giá 149.954.833 USD, với lượng nhập 74.149 tấn cà phê. Ba thị trường lớn trên chiếm 31,1% tổng trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Giá xuất khẩu cà phê 8 tháng đầu năm 2013 đạt 2.145,68 USD/tấn, tăng khoảng 1,19% so với cùng kỳ năm 2012. Giá trị xuất khẩu sang các thị trường như Nga, Anh, Tây Ban Nha có mức tăng so với năm 2012 tương ứng đạt 12,9%, 6,7% và 2,1%.
Số liệu xuất khẩu cà phê tháng 8 và 8 tháng năm 2013
Thị trường ĐVT Tháng 8/2013 8Tháng/2013
Lượng Trị giá (USD) Lượng Trị giá (USD)
Tổng Tấn 83.661 179.016.498 968.390 2.077.852.831
Đức Tấn 9.711 19.490.330 130.558 269.015.063
Hoa Kỳ Tấn 5.671 13.656.221 104.266 227.837.356
Tây Ban Nha Tấn 5.762 10.598.284 74.149 149.954.833
Italia Tấn 6.246 12.332.434 62.186 127.573.885 Nhật Bản Tấn 8.198 17.327.782 57.964 126.954.425 Bỉ Tấn 2.876 6.496.213 33.229 71.069.236 Trung Quốc Tấn 3.802 9.385.308 24.922 65.115.827 Anh Tấn 3.209 6.494.733 29.177 64.181.889 Nga Tấn 2.707 6.813.324 25.146 60.156.112 Philippin Tấn 2.588 6.851.782 24.837 58.820.515 Pháp Tấn 3.071 6.125.583 26.344 55.129.480 Mêhicô Tấn 6.820 14.144.140 26.438 54.910.528 Ấn Độ Tấn 2.486 4.716.417 23.609 47.637.046 Hàn Quốc Tấn 3.432 7.180.772 21.311 46.299.736 Angiêri Tấn 1722 3.597.970 16.831 34.755.163 Malaysia Tấn 787 1.930.459 1.296 29.875.599 Indonesia Tấn 10.600 23.164.288 Ôxtraylia Tấn 1013 2.160.394 10.800 22.898.785 Hà Lan Tấn 871 1.860.278 9.890 21.872.039 Ixraen Tấn 962 1.949.018 8.101 17.003.153 Thái Lan Tấn 993 2.178.414 7.905 16.945.858 Ba Lan Tấn 119 235.143 7.742 16.499.061 Bồ Đào Nha Tấn 939 2.038.262 7.169 15.305.296 Canađa Tấn 351 785.447 3.747 8.018.309 Hy Lạp Tấn 326 652.911 3.758 7.771.841 Nam Phi Tấn 557 1.090.300 3.623 7.175.088 Ai Cập Tấn 40 88.000 2.326 4.750.831 Đan Mạch Tấn 168 342.684 1.246 2.584.579 Singapore Tấn 44 156.367 614 1.822.251 Thụy Sỹ Tấn 130 276.048 640 1.411.527
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê của cả nước giảm 23%, còn 1,04 triệu tấn.
II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI NÓI CHUNG VÀ THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI CÀ PHÊ NÓI RIÊNG TẠI VIỆT NAM TRƯỜNG TƯƠNG LAI CÀ PHÊ NÓI RIÊNG TẠI VIỆT NAM 1. Thị trường tương lai tại Việt Nam
Thị trường giao sau ở Việt Nam chưa phát triển, chỉ có một số hàng hoá như ngoại tệ, vàng được các Ngân hàng thực hiện. Các giao dịch về café, gạo cũng được 1 số nhà kinh doanh thực hiện trên thị trường quốc tế.
Luật chứng khoán Việt Nam cũng đã có quy định về các hình thức giao dịch giao sau, tuy nhiên trên thực tế thì vẫn chưa thể áp dụng vì chưa được hướng dẫn thực hiện cụ thể. Những phương thức này chỉ có thể áp dụng khi thị trường chứng khoán Việt Nam đảm bảo các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật, pháp lý và phát triển đến một trình độ cao hơn nhiều so với hiện nay.
Một số ngân hàng như HSBC, Standard Charter,ABN, Citi …đã có những giao dịch hoán đổi lãi suất lớn, ngoại tệ trên thị trường Việt Nam tuy nhiên về các giao dịch giao sau thì vẫn chưa thực hiện được. Ví dụ: HSBC đã cung cấp gói Swaps tiền Đồng cho một công ty đa quốc gia với số vốn lên tới 15 triệu USD trên tại trường Việt Nam. Theo đó, HSBC sẽ đưa VND và nhận USD từ khách hàng, tới tháng 12/2007, HSBC sẽ đưa USD và nhận lại VND từ khách hàng. Với giao dịch này, khách đã đạt được mức lãi suất cạnh tranh nhất trên thị trường nội địa cho việc vay vốn tiền Đồng kỳ hạn 3 năm mà không chịu bất cứ một rủi ro nào về tỷ giá USD/VND
2. Thị trường tương lai cà phê
Trong những năm gần đây, giao dịch hợp đồng tương lai cũng được Nhà Nước nghiên cứu và cho áp dụng thí điểm. Năm 2004, Ngân hàng Nhà Nước lần đầu tiên đã cấp cho ngân hàng Việt Nam là Ngân Hàng Techcombank được quyền giao dịch hợp đồng tương lai (Futures Contract) trên thị trường trực tiếp với các sàn giao dịch nước ngoài.
Luật Thương Mại ra ngày 14/6/2005, có hiệu lực vào đầu năm 2006, đã cho phép “mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa”, bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. Theo luật: “thương nhân VN được quyền hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ”. Nghị định của Chính phủ về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa sẽ được ban hành. Đây là hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn tham gia giao dịch trên LIFFE.
Lần đầu tiên ở nước ta, loại giao dịch hợp đồng tương lai đối với mua bán cà phê được thực hiện vào ngày 6/11/2004 giữa Công ty Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Đắk Lắk (Inexim Dak Lak) với sàn giao dịch LIFFE (London Internationnal Financial
Futures & Options Exchange) thông qua nhà môi giới Techcombank. Từ đó đến nay, đã có nhiều doanh nghiệp thực hiện phương thức mua bán này đạt hiệu quả khá cao. Số lượng doanh nghiệp tham gia LIFFE chủ yếu tập trung ở Đắk Lắk, Gia Lai, Bình Dương, TP.HCM và Hà Nội. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp chiếm 40%, còn lại là đại lý thu mua, chế biến cà phê. Tổng số lượng giao dịch tính đến nay trên 70.000 lot (5 tấn/lot), tức 350.000 tấn cà phê nhân, từ tháng 3 năm 2012, 1 lot = 10 tấn.
Với mục tiêu sử dụng hợp đồng tương lai (Futures Contract) làm công cụ phòng chống rủi ro (Hedging) để tránh thua thiệt về giá cho thị trường hàng thật, khoảng một nửa sản lượng cà phê nhân Robusta xuất khẩu trong nước đang được xuất khẩu thông qua thị trường giao dịch LIFFE. Có thể nói, đây là thành công bước đầu của các doanh nghiệp Việt Nam trên đường hội nhập.
Sau thời gian tham gia giao dịch tương lai kết quả đạt được là làm cho thị trường trong nước gần hơn với thị trường quốc tế về giá xuất khẩu, tạo khả năng linh hoạt trong đặt giá, phòng ngừa rủi ro cho hàng tồn kho hay hàng đã chốt giá và tận dụng đòn bẩy tài chính, để kiếm lời.
II. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ HẠN CHẾ KHI THAM GIA GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CỦA CÔNG TY.
Tham gia vào thị trường giao dịch tương lai từ đầu năm 2011, kết quả đạt được đó là bảo hộ được hàng hoá của mình, tuy nhiên đang trong thời gian dò dẫm thực hiện cũng gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế như:
1. Khó khăn
a. Thời gian giao dịch theo giờ Luân Đôn có giờ mở cửa từ 16h chiều Việt Nam và kết thúc vào nửa đêm. Việc thức đêm giao dịch là một bất lợi cho các nhà kinh doanh cà phê nói chung và công ty nói riêng.
b. Giao dịch hàng hóa trên thị trường giao sau và sử dụng hợp đồng tương lai để thực hiện giao dịch là một vấn đề hết sức phức tạp và còn rất mới mẻ ở Việt Nam nên cần có trình độ chuyên môn vững vàng để tham gia giao dịch.
c. Giá cà phê thế giới giảm là do hoạt động giao dịch trên thị trường thế giới khá trầm lắng vì không còn hàng, việc thu mua hàng hết sức khó khăn. Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta đứng thứ hai thế giới nhưng trong những tháng qua, hầu hết các nhà xuất khẩu cà phê của Việt Nam cố thu gom cà phê hạt để hoàn thành hợp đồng xuất khẩu đã ký chứ không còn hàng để ký thêm các hợp đồng mới.
d. Hiện nay Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam có 146 doanh nghiệp nhưng việc liên kết với nhau còn rất kém, doanh nghiệp nào cũng chỉ chọn phương thức bán hàng có lợi nhất cho công ty mình, không có sự phối hợp để điều tiết lượng hàng bán ra, điều tiết thị trường. Thậm chí có doanh nghiệp cố tình bán phá giá thị trường, làm ảnh hưởng tới việc kinh doanh của doanh nghiệp khác, điều này góp phần tạo điều kiện cho giới đầu cơ thừa cơ hội thao túng thị trường.
e. Từ đầu năm đến nay, giá cà phê trên thị trường London liên tục giảm, doanh nghiệp đã ký hợp đồng giao xa rồi chờ chốt giá không còn cơ hội. Nhiều hợp đồng treo hết thời gian phải chuyển tháng, có hợp đồng từ tháng 3 chuyển sang tháng 5, giờ lại sang tháng 7, tháng 9, thậm chí tháng 11.
Tại thời điểm này, áp lực chốt giá, chuyển thời gian hợp đồng rất lớn. Một số hợp đồng chuyển từ tháng 7 sang tháng 9 mất phí 35 USD/tấn, chuyển sang tháng 11 mất tới 50 USD/tấn.
Thậm chí, có khi ký hợp đồng giao xa được nhà nhập khẩu ứng trước 70% hợp đồng, giá giao dịch xuống mạnh dưới cả giá đã ứng trước, hợp đồng tự động thanh lý, chỉ trong một ngày mà số lượng cà phê Việt Nam được hốt giá rẻ tới 5.000 lot (tương ứng 50.000 tấn). Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là doanh nghiệp Việt Nam dự báo sai diễn biến giá cả thị trường
2. Hạn chế
a. Việc nắm bắt thời cơ là rất quan trọng đối với việc kinh doanh cà phê bởi nếu bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào cũng có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty, mà điều này phụ thuộc chủ quan vào người giao dịch, người đó phải thật sự nhạy bén theo dõi từng diễn biến của thị trường, biến động giá, phán đoán kịp thời