Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP VPBank.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (vpbank) chi nhánh thanh hóa (Trang 31 - 34)

Với vai trò là cơ quan là chỉ đạo trực tiếp hoạt động của Ngân hàng VPBank Thanh Hoá, ngân hàng VPBank cần có những hớng dẫn cụ thể các hoạt động của Ngân hàng VPBank Thanh Hoá, đồng thời tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống là những biện pháp gián tiếp giúp Ngân hàng VPBank Thanh Hoá thực hiện tốt công tác hạn chế rủi ro tín dụng.

4.1.3.1. Chỉ đạo, hớng dẫn cụ thể, kịp thời các chủ trơng, chính sách của Chính phủ và của ngành.

Hiện nay, các điều kiện về môi trờng cho hoạt động ngân hàng còn nhiều thiếu sót, bất cập, chính vì vậy việc Chính phủ thờng xuyên đa ra những Nghị định để chỉ đạo hoạt động của ngành ngân hàng là sự cố gắng rất lớn của Nhà nớc nhằm từng bớc hoàn thiện môi trờng pháp lý cho sự phát triển của ngành. Khi các Nghị định này ra đời, việc ngân hàng VPBank nhanh chóng đ- a ra các hớng dẫn cụ thể cho các phòng giao dịch thực thi là điều cần thiết giúp họ giải toả kịp thời những vớng mắc để nâng cao hiệu quả hoạt động.

4.1.3.2. Chuẩn hoá cán bộ ngân hàng và đặc biệt là cán bộ tín dụng.

Giải pháp về con ngời không chỉ là giải pháp của riêng từng chi nhánh mà còn phải có sự phối hợp của ngân hàng VPBank. Ngân hàng VPBank cần có quy định những tiêu chuẩn của cán bộ ngân hàng ở các mặt hoạt động nghiệp vụ khác nhau cũng nh ở các vị trí cấp bậc khác nhau, đồng thời tổ chức các lớp đào tạo cán bộ chuyên sâu trong từng lĩnh vực mà đặc biệt là lĩnh vực tín dụng. Các lớp đào tạo này cần đợc mở thờng xuyên, nội dung giảng dạy phải không ngừng đợc nâng cao để phù hợp với sự phát triển nghiệp vụ ngân hàng tiến tới những tiêu chuẩn quốc tế. Có thể, ngân hàng VPBank Thanh Hoá nên tổ chức những kỳ thi sát hạch đối với những cán bộ ngân hàng để chọn lọc đợc những cán bộ có đủ năng lực, đồng thời khuyến khích họ không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức nghiệp vụ.

Ngoài ra, ngân hàng VPBank Thanh Hoá cần chỉ định những ngời có năng lực thực sự, phẩm chất đạo đức tốt để bố trí vào những vị trí lãnh đạo chủ chốt của chi nhánh. Một đội ngũ lãnh đạo giỏi về nghiệp vụ, tốt về đạo đức là điều kiện rất cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động, hạn chế tối đa những rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ nói chung cũng nh hoạt động tín dụng nói riêng.

Sự phát triển kinh tế - xã hội của môt quốc gia không thể tách rời với thành tựu của hoạt động toàn ngành ngân hàng. Các ngân hàng thơng mại nớc ta đã có nỗ lực phấn đấu vợt qua nhiều khó khăn thử thách trong nền kinh tế thị trờng, để vơn lên tự khẳng định vai trò, vị trí của mình là các ngân hàng th- ơng mại quốc doanh. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của ngân hàng luôn gắn liền với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội. Trong cơ chế thị trờng các NHTM là các doanh nghiệp đặc biệt vì tài sản trong kinh doanh của các NHTM đều là của khách hàng hiện hữu trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Rủi ro của khách hàng vay vốn sẽ dẫn đến rủi ro của ngân hàng, điều đó có ảnh hởng sâu sác đến nền kinh tế - chính trị của quốc gia.

Đề tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trờng, các ngân hàng thơng mại phải tìm cách đề phòng, né tránh và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro. Đặc biệt là rủi ro tín dụng, bởi vì các ngân hàng thơng mại hiện nay hoạt động tín dụng vẫn là chủ yếu, ở lĩnh vực này rủi ro vẫn chiếm tỷ trọng lớn và có nguy cơ ảnh hởng đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng lớn nhất. Nó có thể thu hẹp hoạt động ngân hàng hay mở rộng phạm vi kinh doanh, thậm chí tạo tiền đề cho sự phá sản của các ngân hàng. Do vậy ngân hàng cần chú ý quan tâm đúng mức việc nghiên cứu, phân tích đánh giá rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng. Đây là vấn đề mà nhiều nhà lãnh đạo ngân hàng hay các quan chức Chính phủ quan tâm, nó có ý nghĩa nhiều mặt và lâu dài đối với kinh doanh ngân hàng và sự ổn định hay biến động nền kinh tế chính trị xã hội đất nớc.

Nh đã phân tích trong bài, có nhiều giải pháp có thể giúp ngân hàng hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh tín dụng ngân hàng. Các ngân hàng thơng mại đã quan tâm đến vấn đề này, song trên thực tế vẫn còn nhiều tồn tại làm cho hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cha cao. Để đáp ứng đợc yêu cầu kinh doanh trong nền kinh tế thì việc sử dụng tổng hợp và linh hoạt các biện pháp phòng chống rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là cách tốt nhất để hạn chế rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng thơng mại.

Rủi ro trong kinh doanh tín dụng đã đợc đề cập trong bản chuyên đề này chỉ là một khía cạnh của toàn cảnh rủi ro trong nghề ngân hàng. Mong rằng với một vài suy nghĩ về các giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh tín dụng của NHTM, có thể góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện các giải pháp giúp các ngân hàng có thể sử dụng nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Tạo điều kiện mở rộng mối quan hệ ngân hàng và khách hàng từ đó tăng cờng chất lợng tín dụng, góp phần tích cực vào công cuộc CNH - HĐH đất nớc.

Do trình độ nhận thức và nguồn thông tin thu thập còn có giới hạn nên bản chuyên đề này còn nhiều hạn chế, song với tâm huyết của một sinh viên của học ngành ngân hàng em thấy vấn đề phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng thực sự là vấn đề bức xúc rất cần đợc quan tâm hiện nay. Để góp phần mình trong việc học tập nghiên cứu, rất mong sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô, các bạn để bài viết đợc hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Hoàng Thị Thanh Huyền, các cô chú trong Ngân hàng VPBank Thanh Hoá đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (vpbank) chi nhánh thanh hóa (Trang 31 - 34)